Trẻ em như búp trên cành, trẻ em cần phải được nâng niu, chăm sóc nhưng trong thời gian vừa qua hàng loạt vụ bạo hành trẻ em diễn ra liên tiếp khiến xã hội hoang mang.
Chính vì vậy ngành sư phạm mầm non đã đang được xã hội ngày càng quan tâm. Với mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ: Con trẻ được dạy dỗ bởi những giáo viên mầm non có chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực.
Để đáp ứng được nguyện vọng đó của các bậc cha mẹ. Giáo viên thuộc ngành sư phạm mầm non cần phải được học tập và rèn luyện những kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp để có chuyên môn sư phạm tốt nhất phù hợp với thực tiễn.
Với hệ, ngành học Trung cấp Sư phạm mầm non tại trường trung cấp Hà Nội, các học sinh được học tập và rèn luyện với rất nhiều kiến thức. Ngoài các môn thuộc về năng khiếu như: vẽ, đàn, hát, múa, để trở thành giáo viên mầm non các bạn học sinh phải học các môn chuyên ngành: Tâm lý học trẻ em, Giáo dục học mầm non, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn và hệ thống các môn phương pháp, đại cương phục vụ cho việc giảng dạy khi các em trở thành giáo viên mầm non.
Ngoài ra cũng cần quan tâm hơn nữa đến các môn: ngoại ngữ, tin học vì đây là môn bổ trợ đắc lực cho việc giảng dạy.
Như vậy, sau một quá trình học tập chậm nhất là hai năm, các bạn sẽ được nhận tấm bằng trung cấp sư phạm mầm non. Trở thành cô giáo mầm non các bạn không chỉ biết hát, múa mà còn được trang bị một khối lượng kiến thức phong phú về thế giới trẻ thơ cũng như vốn tri thức nhân loại. Nếu để so sánh với các ngành học khác thì không thể nói: “Mầm non chỉ học hát múa, hay mầm non học ít hơn các ngành khác”.
Để có thể trở thành những giáo viên mầm non giỏi, các bạn học sinh cũng phải hiểu một cách căn bản nhất về các bệnh thường gặp của trẻ em, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào.
Giáo viên bậc mầm non là một họa sĩ. Có đúng vậy không? Câu trả lời của chúng tôi là đúng đến 99%. Nếu được quan sát những giáo sinh Mầm non chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ chơi cho các bé chúng ta mới cảm nhận được sự vất vả và khéo léo của các cô biết chừng nào. Những bức tranh vẽ, xé dán, những câu chuyện được truyền tải qua những bức họa, trang trí lớp sinh động thì đúng thật nói các cô giáo là họa sĩ quả không sai.
Giáo viên mầm non cũng còn là nghệ sĩ múa, ca sĩ…Không chỉ biết hát hay, múa đẹp mà các cô còn là những nhà biên đạo múa tài ba khi biên đạo các bản nhạc bài hát thành những điệu mua uyển chuyển và tổ chức các lễ hội cho bé.
Bên cạnh đó, cô giáo còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ em. Không biết nắm bắt được đặc điểm tâm lý của từng trẻ thì không thể nào cô đưa ra phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn được.
Để trở thành giáo viên mầm non thực thụ học sinh mầm non ngoài việc học tập, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức còn phải có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực cao. Thích nghi với áp lực, coi áp lực là động lực để phấn đấu, vượt qua những khó khăn thách thức là những kỹ năng tuyệt vời của một giáo viên mầm non tương lai có tâm, nghị lực và bản lĩnh nghề nghiệp. Và trên hết giáo viên mầm non là những người đầy nhiệt huyết và tình yêu trẻ.
Để soạn được một giáo án, lên kế hoạch cho một hoạt động trong một ngày ở trường, đòi hỏi người giáo viên phải tư duy và sử dụng chất xám, sự linh động và vốn kiến thức phong phú về mọi mặt, phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, sinh lý và tư duy của trẻ, đây là một điều không phải bất cứ ai cũng làm được.
Xã hội trong xu thế hiện nay đã có cái nhìn khá tươi mới và đúng đắn hơn về nghề giáo viên mầm non. Nhiều bậc phụ huynh hiểu biết đã có đánh giá, nhận xét khá tích cực về nghề dạy học mầm non, đây là một nghề không chỉ có “trông, dỗ dành con trẻ” mà cao hơn đó là sự tìm hiểu định hướng tư duy để con trẻ có thể phát triển tốt nhất theo khả năng của bản thân.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bậc phụ huynh có cái nhìn chưa thực sự tích cực về nghề nghiệp này. Trong một tương lai rất gần bằng những hành động thiết thực những cô giáo mầm non tương lai trên cả nước và những cô giáo mầm non tương lai của trường Trung cấp Hà Nội sẽ nỗ lực hết mình vì sự yêu nghề, yêu trẻ sẽ làm thay đổi cách nhìn, suy nghĩ, đánh giá của một số người có cái nhìn không mấy thiện cảm do chứng kiến những hành vi bạo hành trẻ của một số cô giáo tha hóa đạo đức.
Nhưng đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, còn rất nhiều các cô giáo tận tâm, tận lực, tận tình yêu thương con trẻ. Có những cô giáo lội bộ gần chục cây số đường rừng để đến được những điểm trường học vùng cao. Có nhiều có nhiều lắm những tấm gương cần được ghi nhận, động viên vì trong mỗi bước đi của họ mỗi ngày là chứa chan rất rất nhiều chữ “tình” trong đó. Chúng ta không thể vì một số ít những “con sâu” mà đánh giá sai về nghề nghiệp mầm non, các cô giáo rất cần những lời động viên, sự chia sẻ để có động lực làm việc và cống hiến.
Trường Trung Cấp Hà Nội chúng tôi không ca ngợi, tôn vinh người giáo viên mầm non, nhưng mong muốn xã hội có cái nhìn đúng, đánh giá đúng về người giáo viên mầm non. Những người đang góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, dạy dỗ mầm non hôm nay là góp phần đào tạo nhân tài cho xã hội mai sau.