Giờ mới biết sao bài: “Nu na nu nống” lại có câu: “củ khoai chấm mật”:) [Archive] – Diễn Đàn Tin Học

View Full Version : Giờ mới biết sao bài: “Nu na nu nống” lại có câu: “củ khoai chấm mật”:)

Osama Binladen

NU NA NU NỐNG

Ta cũng thường nghe trẻ em hát bài đồng dao:

Nu na nu nống,

Cái bống nằm trong,

Con ong nằm ngoài. . .

Như đã giải nghĩa ở chương Dịch Học trong Tiếng Việt Huyền Diệu, na là một tiếng cổ Việt có nghĩa là nà (ná, nạ là mẹ), nàng, nang, nường như nõn nà = nõn nường (cái nà, cái nường trắng nõn). Cổ Việt nống là cái nọc để chống, để nâng vật gì lên. Na và nống là nường nõ, nòng nọc. Na là nà, là nàng, là nường là nòng là dòng là nước nên đi với câu hát thứ nhì có con cá bống, còn nống là cọc là nọc nên đi với câu thứ ba có con ong là loài có nọc (“ong non ngứa nọc”). Hai câu sau giải thích nghĩa của hai từ cổ ‘na” và nống”. Còn từ “nu” nghĩa là gì? Nu biến âm với neo, néo, đeo, đéo với đu, đụ. Nu na nu nống hiển nhiên là “đu na đu nống” là làm tình. Ông đồ nào làm ra bài đồng dao này cũng là loại đồ thâm.
Nguồn: Ý NGHĨA NHỮNG TỪ THÔ TỤC TRONG VIỆT NGỮ. (http://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2011/07/29/y-nghia-nh%E1%BB%AFng-t%E1%BB%AB-tho-t%E1%BB%A5c-trong-vi%E1%BB%87t-ng%E1%BB%AF/)

Rate this post

Viết một bình luận