Giới thiệu khái quát thành phố Chí Linh – Tỉnh Hải Dương – vansudia.net

Giới thiệu khái quát thành phố Chí Linh

– Diện tích: 281   km2

– Dân số: 164.837 người (+ khách vãng lai trên 32 vạn người)

– Đơn vị hành chính: Thị xã Chí Linh có 20 đơn vị hành chính gồm

+ 12 xã:  An Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Văn Đức.

+ Và 8 phường: Phả lại; Văn An, Chí Minh; Sao Đỏ, Thái Học, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Bến Tắm

Trong đó có 13 xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thị xã. Ngoài ra còn có Trường ĐH Sao Đỏ, trên 120 cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn

Giới thiệu chung

Thành phố Chí Linh là vùng đất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, bởi vị trí địa lý đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thủy, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội. Địa danh này gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi.

Vị trí địa lý

Thành phố Chí Linh nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh 40 km. Phía đông giáp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh. Phía nam giáp huyện Nam Sách. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

Phía bắc và đông bắc của Thành phố Chí Linh là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thày, sông Thái Bình và sông Đông Mai.

Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nó có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm huyện nối liền Hà Nội – Quảng Ninh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm huyện đi tỉnh Bắc Giang. Đường thuỷ có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của huyện thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh).

Đơn vị hành chính nổi bật

Chí Linh trước đây có 3 thị trấn, trong đó, Thị trấn Sao Đỏ là huyện lỵ của huyện Chí Linh cũ. Nay 3 thị trấn trở thành 3 phường tiêu biểu của thị xã.

• Phường Sao Đỏ (Thị trấn Sao Đỏ cũ): Có một số lý giải khác nhau về cái tên của thị trấn, song lý giải phổ biến nhất và được chấp nhận nhiều nhất là Sao Đỏ là nơi hoạt động cách mạng của ông Nguyễn Lương Bằng và Sao Đỏ chính là bí danh của ông, sau này được đem đặt tên cho thị trấn.

Sao Đó khá đông dân so với một thị trấn thông thường do khi xây dựng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, người ta đã tạm xóa sổ Thị trấn Phả Lại vốn rất sầm uất ở ven sông và đưa toàn bộ dân về sinh sống ở vùng đồi núi tiếp giáp Thị trấn Sao Đỏ. Toàn bộ thị trấn nằm trải dài trên nhiều ngọn đồi thấp, trong đó có khu vực được gọi là Ba Đèo, nơi có đường vào Sân golf Ngôi Sao Chí Linh.

Những năm từ 2000 trở đi, có nhiều dự án phát triển đô thị đã được triển khai ở đây[4]. Tuy nhiên, cũng giống như các thị trấn khác của cả nước, Sao Đỏ chưa có bản sắc đô thị.

Tại Sao Đỏ có nhiều cơ quan, trường học và doanh trại quân đội.

Ngày27 Tháng 9 2009, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 941/QĐ-BXD về việc công nhận Thị trấn Sao Đỏ là đô thị loại IV, huyện lỵ của huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

• Phường  Phả Lại (Thị trấn Phả Lại cũ): vốn là một thị trấn lâu đời, nằm ven Lục Đầu Giang. Năm 1979 – 1980, để khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thị trấn đã bị giải tỏa. Sau khi nhà máy xây dựng xong, thị trấn đã được hình thành ngay xung quanh nhà máy với hình thái rất lộn xộn. Từ Phả Lại, thị trấn này đã phát triển khá lan man và lan tới Bình Giang.

Về địa lý, Thị trấn Phả Lại nằm ở phía Tây của huyện Chí Linh. Thị trấn có diện tích tự nhiên 1.382 ha; trong đó, diện tích đất đồi núi, lâm nghiệp là 362 ha; diện tích đất nông nghiệp là 506,15 ha; phần còn lại là đất của các cơ quan đơn vị, xí nghiệp, các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn; tạo nên một hình thái kinh tế đa dạng và phong phú. Tổng số nhân khẩu của thị trấn là 21.147 khẩu[5].

•  Phường Bến Tắm (Thị trấn Bến Tắm cũ): Thành lập ngày 14/1/2002, trên cơ sở 412,88 ha diện tích tự nhiên và 5.703 nhân khẩu của xã Bắc An, huyện Chí Linh. Địa giới hành chính của thị trấn Bến Tắm là: Đông, Tây và Bắc giáp xã Bắc An; Nam giáp xã Hoàng Tân.

Lịch sử

Chí Linh được hình thành từ lâu đời, năm 891 vua Đại Hành đã chọn An Lạc là cơ sở chỉ huy chống quân xâm lược Tống. Trải qua các thời kỳ phong kiến Chí Linh đã được nhiều triều đại chọn là nơi xây dựng cung thành, tỉnh lỵ như thành Phao (Phả Lại) – đời nhà Mạc, thành Vạn (Tân Dân) Chí Linh còn có tên gọ là Bằng Châu hay Bằng Hà sau đó đổi tên là Phượng Hoàng và sau này là Chí Linh. Tháng 6 năm 1886 thực dân Pháp thành lập Nha Chí Linh thuộc phủ Nam Sách; tháng 4 năm 1947 Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Hồng; tháng 11 năm 1948 Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Yên; tháng 2 năm 1955 Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương

Du lịch

Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Trong đó có thể kể đến:

• Chùa Côn Sơn có phong cảnh tuyệt đẹp với rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và bàn cờ tiên nổi tiếng trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây còn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi.

• Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu của sáu con sông (ngã sáu sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn gọi là Đức Ông nổi tiếng về sự linh thiêng

• Đền Cao thuộc xã An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981.
• Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng mà quý khách có thể đến thăm, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.

• Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Chùa Thanh Mai là ngôi chùa rất cổ, được xây dựng năm 1329 do Thiền sư Pháp Loa – Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập. Chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992.

• Đền bà Chúa Sao sa thờ nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ. Đền cũng thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5 km.

• Đền Mẫu Sinh thờ Mẫu, rất đặc biệt bởi được xây dựng trên lưng chừng núi Ngũ Nhạc với Hậu cung nằm trên một tảng đá lớn hình người phụ nữ đang nằm sinh con. Tương truyền Đền Mẫu Sinh là nơi sinh ra Đức Thánh hài nhi. Đền được tin là rất thiêng và là nơi khắp nơi về cầu tự.

Các di tích danh thắng và cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời như núi Nam Tào, Bắc Đẩu, sông Lục Đầu Giang, … tạo thành cụm du lịch lớn của tỉnh, bên cạnh các di tích lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên còn có sân Golf Ngôi Sao Chí Linh. Hàng năm có nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch.

• Sân golf Chí Linh

Nằm ở phường Sao Đỏ, Thành phố Chí Linh. Sân golf này cách Hà Nội 86km, trên đường tới vịnh Hạ Long.

Nằm ngay vị trí trung tâm tam giác kinh tế du lịch phía Bắc, sân golf Chí Linh được đánh giá là một trong những sân golf hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á. Câu lạc bộ golf Ngôi Sao Chí Linh đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng du lịch, trung tâm thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng, xúc tiến đầu tư… cao cấp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

“Trải rộng trên diện tích 325 ha trong lòng một thung lũng tuyệt đẹp, với một hồ nước tự nhiên nép mình bên những dải đồi thông xanh hùng vĩ bao quanh, sân golf Ngôi Sao Chí Linh được xây dựng 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế AAA. Những thảm cỏ xanh được chăm sóc, xén tỉa mỗi ngày, những con đường nhỏ uốn mình vòng quanh mép hồ, các rặng cây, các dốc thoải ven đồi, là điểm dừng chân với những quán nhỏ đơn sơ nép mình trong tán cây thơ mộng

Địa linh nhân kiệt

Địa danh Chí Linh gắn với tên tuổi của các nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc sau:
Thiền sư Pháp Loa: ông có tục danh là Đồng Kiên Cương, là người thuộc hương Cửu La, huyện Nam Sách. Năm 1304 ông xuất gia theo Điều Ngự Trần Nhân Tông tu hành tại chùa Yên Tử và trở thành người kế thừa của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1329, ông cho xây dựng hai ngôi chùa là Thanh Mai và Côn Sơn. Ngày 03/3/1330, ông viên tịch tại chùa Quỳnh Lâm, sau theo di chúc của ông, các phật tử đã đưa pháp thể của ông về nhập tháp tại chùa Thanh Mai, Chí Linh. Cảm mến công đức của ông, vua Anh Tông sắc phong danh hiệu Đại Tuệ Tịnh Tri Đức thiền sư, tên tháp là Viên Thông bảo tháp.
Trần Hưng Đạo: Đóng đại bản doanh tại Vạn Kiếp. Những năm cuối đời ông sống ở Vạn Kiếp và mất tại đây.
Nguyễn Thị Duệ: nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

Trần Nguyên Đán: Là ông ngoại của Nguyễn Trãi. Ông ở ẩn tại Chi Ngái, Chí Linh.

Nguyễn Trãi: thuở nhỏ sinh sống ở Chí Linh. Sau này, nhiều năm ông ở ẩn tại chùa Côn Sơn, Chí Linh.

Chu Văn An: mở trường dạy học trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (ngày nay), huyện Chí Linh

Rate this post

Viết một bình luận