NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI
1. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
-
Mã ngành xét tuyển
:
784010401
(Hệ đại trà)
– 784010401H
(Hệ chất lượng cao)
-
Tổ hợp môn xét tuyển:
A00, A01, D01
2. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
-
Mã ngành xét tuyển
:
784010402
(Hệ đại trà)
– 784010402H
(Hệ chất lượng cao)
-
Tổ hợp môn xét tuyển:
A00, A01, D01
__________________________________
1. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN (784010401 – 784010401H)
Giới thiệu ngành
Kinh tế vận tải biển là lĩnh vực kinh tế nghiên cứu tối ưu hóa công tác đầu tư, quản lí và tổ chức khai thác đội tàu vận tải biển, cảng biển; cung ứng dịch vụ hậu cần vận tải biển. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế vận tải biển có khả năng tham gia thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, kinh tế vận tải biển. Cụ thể như:
-
Lập kế hoạch sản xuất
cho các doanh nghiệp cảng biển, vận tải biển, dịch vụ vận tải; lập kế hoạch khai thác đội tàu, khai thác cầu bến, kho bãi, thiết bị xếp dỡ…
-
Tổ chức và điều hành
các công tác xếp dỡ, giao nhận hàng hóa tại cảng biển; khai thác, điều độ tàu tại các công ty vận tải. -
Tham gia tính toán, phân tích kinh tế – kỹ thuật
đầu tư xây dựng cảng, mua sắm trang thiết bị xếp dỡ, mua sắm tàu biển; Khai thác cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của cảng biển; tàu biển và các phương tiện vận chuyển khác.
-
Nghiệp vụ chuyên môn
: Đại lý tàu biển, giao nhận vận tải, hợp đồng vận chuyển, ngoại thương; kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành vận tải và thương mại.
Đánh giá chung về nhu cầu
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 4.000 công ty Vận tải và Logistics cung cấp dịch vụ đa dạng và toàn diện từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán… Trong đó có 88% là doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 2% là doanh nghiệp nước ngoài, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực Vận tải và Logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới.
Với tiềm năng phát triển và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực vận tải biển là rất lớn, trong khi đó hàng năm số lượng sinh viên kinh tế vận tải biển được đào tạo tại trường Đại học GTVT TP.HCM là khoảng 200 sinh viên; không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau tốt nghiệp là rất lớn.
Năng lực đào tạo
Trường với đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu nhiệt huyết với nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tự hào là một trong những Trường đại học hàng đầu ở khu vực Phía Nam trong đào tạo chuyên ngành kinh tế vận tải biển, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Trường đề cao mục tiêu đào tạo sinh viên theo hướng phát triển toàn diện, vững về cơ bản, tiếp cận tri thức hiện đại, thuần thục kỹ năng. Sinh viên có khả năng tự chủ trong học tập và làm việc thông qua các trải nghiệm nghiên cứu khoa học, các cuộc thi chuyên môn học thuật trong thời gian theo học tại Trường cũng như kết hợp chặt chẽ với thực tế sản xuất.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại các cảng biển, công ty vận tải biển, các doanh nghiệp dịch vụ vận tải hoặc logistics hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ các bậc học sau đại học ở các lĩnh vực: tổ chức và quản lý vận tải, quản trị kinh doanh.
Nhiều năm qua, nhà trường, khoa, bộ môn và giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm cho sinh viên từ 1-2 lần/năm; mời cán bộ và lãnh đạo tại các doanh nghiệp chuyên ngành báo cáo ngoại khóa để sinh viên tiếp xúc, trao đổi với các nhà tuyển dụng tương lai, nắm bắt cơ hội việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp; giới thiệu sinh viên tới thực tại doanh nghiệp của các cựu sinh viên KTVTB; tạo cơ hội cho sinh viên vừa thực tập vừa tìm kiếm việc làm; kết quả có khoảng 20% sinh viên được nhận vào làm việc ngay sau khi kết thúc thực tập tốt nghiệp…
2. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG (784010402 – 784010402H)
Học cử nhân KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG – đón đầu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không thế giới, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, môi trường làm việc chuyên nghiệp, đa văn hóa.
Cử nhân KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG được trang bị những gì?
Ngành hàng không bao gồm chuỗi dịch vụ từ vận tải hàng không, cảng hàng không đến các dịch vụ phụ trợ hàng không. Trong đó, vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành; vận tải hàng không phát triển thì cảng hàng không và các dịch vụ phụ trợ sẽ phát triển theo. Đồng thời vận tải hàng không là sự tập trung các yếu tố về mặt kinh tế hay kỹ thuật nhằm mục đích khai thác tối đa và hiệu quả nhất việc chuyên chở bằng máy bay.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế vận tải hàng không được trang bị các kiến thức và kỹ năng:
Khái quát về ngành hàng không, nắm vững pháp luật hàng không và các quy định quốc tế về vận chuyển hàng không, những nguyên tắc về an toàn hàng không, chứng chỉ và cấp phép trong hoạt động hàng không.
Hiểu và biết vận dụng các kiến thức về hoạt động kinh tế – thương mại hàng không như kinh tế vận tải hàng không, marketing hàng không, vận tải hành khách và hàng hóa hàng không, hoạt động quản trị kinh doanh hãng hàng không, quản trị cảng hàng không,…vào thực tiễn hoạt động quản trị của doanh nghiệp và tổ chức trong ngành hàng không.
Khả năng đánh giá về hoạt động khai thác hàng không như tổ chức khai thác hàng không, hoạt động khai thác mặt đất, khai thác cảng hàng không sân bay…đối với các doanh nghiệp hành không.
Có kỹ năng phân tích, hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định các hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động khai thác và kinh tế – thương mại hàng không nói riêng. Kỹ năng giao tiếp, thương lượng và quan hệ khách hàng trong hoạt động của doanh nghiệp hàng không, kỹ năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đa văn hóa.
Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG trong các năm tới
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều này thể hiện nhu cầu vận tải hàng không rất cao của thị trường nội địa cũng như quốc tế đến Việt Nam. Mạng đường bay của các hãng hàng không trong nước đã mở rộng rất nhanh với sự tham gia của các hãng gồm: Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar, Vasco, Bamboo Airways, Viettravel Airlines, Vietstar Ailine… Tại thị trường quốc tế, hơn 70 hãng hàng không nước ngoài và các hãng hàng không trong nước đang khai thác 140 đường bay, kết nối Việt Nam tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch thì vận tải hàng hóa bằng đường hàng không sẽ có xu hướng phát triển, một số tập đoàn lớn tại Việt Nam đang có chiến lược đầu tư vào lĩnh vực khai thác hàng không. Chính phủ cũng đã xem xét cấp phép thành lập một số hãng hàng không vận chuyển hàng hóa như IPP Air Cargo và một số dự án thành lập hàng hàng không khác. Sự ra đời của các hãng hàng không mới và sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp được xem là minh chứng cho thấy tiềm năng phát triển.
Cùng với sự phát triển của hãng hàng không, các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam cũng đã và đang được nâng cấp, xây mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không giữa Việt Nam với các nước như: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Vân Đồn, Vinh, Thọ Xuân (Thanh Hóa), Chu Lai…, đặc biệt là Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I đã chính thức khởi công vào tháng 01/2021 và dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2025. Theo quy hoạch, đến năm 2030 cả nước sẽ có 28 sân bay (trong đó có 14 sân bay quốc tế và có 14 sân bay quốc nội). Bên cạnh đó cũng quy hoạch các trung tâm Logistics chuyên dụng hàng không tại các cảng hàng không (CHK) gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai, Vân Đồn, Cần Thơ và một số CHK khác. Hình thành trung tâm Logistics hàng hóa lớn, trung chuyển quốc tế tại CHK quốc tế Chu Lai.
Chính vì sự tăng trưởng nhanh suốt những năm qua và dự báo tăng trưởng mạnh trong những năm sắp tới dẫn đến nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo và tuyển dụng nhân sự ngày càng tăng. Theo thống kê, tổng quan nguồn nhân lực ngành hàng không hiện khoảng 44.000 người, dự kiến từ năm 2021-2025, ngành cần trên 60.000 nhân lực. Chỉ tính riêng sân bay quốc tế Long Thành đang khẩn trương thi công nếu đi vào hoạt động thì nhu cầu nhân lực cần khoảng 14 ngàn người (tương đương với sân bay quốc tế Nội Bài hiện nay).
Sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng của ngành hàng không mang đến cơ hội việc làm rất đa dạng trong lĩnh vực này. Bên cạnh những vị trí công việc liên quan trực tiếp như phi công, nhân viên kỹ thuật, kiểm soát không lưu, tiếp viên thì có rất nhiều vị trí việc làm khác như: Nhân viên phục vụ hành khách và hàng hóa, Nhân viên an ninh hàng không, Nhân viên quản lý khai thác cảng hàng không tại các sân bay, Nhân viên thực thi các nhiệm vụ marketing và tiếp thị tại các hãng Hàng không… Ngoài ra, lĩnh vực này còn liên quan đến rất nhiều hoạt động phụ trợ khác trong chuỗi giá trị ngành hàng không đặc biệt lĩnh vực Logistics hàng không, du lịch hàng không và các lĩnh vực khác. Mặt khác, hàng không là lĩnh vực yêu cầu chuẩn hóa quốc tế và tính hệ thống, tính an toàn rất cao, liên quan đến an ninh quốc gia nên cần có nhân lực có trình độ chuyên môn tốt để quản lý về mặt nhà nước trong lĩnh vực này. Điều đó cho thất nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực kinh tế vận tải hàng không rất cao của thị trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế
Cơ hội việc làm
Tốt nghiệp chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế vận tải hàng không, người học có thể làm việc ở các vị trí sau:
-
Các bộ phận quản lý, tham mưu, nghiệp vụ của các hãng hàng không và các doanh nghiệp trong chuổi giá trị kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không: kỹ thuật máy bay, dịch vụ thương mại mặt đất, dịch vụ hàng hóa, suất ăn, dịch vụ Logistics hàng không, kho cảng hàng không, đại lý vé máy bay, vận chuyển, du lịch hàng không…
-
Các bộ phận của hãng hàng không, tổng công ty cảng hàng không, Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay và các đơn vị thành viên của Tổng công ty cảng hàng không và Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay.
-
Các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng về các lĩnh vực kế hoạch đầu tư, tài chính, nhân lực… cũng như các quản lý nhà nước chuyên ngành về vận tải hàng không, cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, khoa học công nghệ…
-
Có khả năng trở thành cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, điều hành trong lĩnh vực hàng không cũng như các lĩnh vực khác trong nền kinh tế; có khả năng tự thành lập và quản lý các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng không…
-
Có khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, dịch vụ… để trở thành những cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, giảng viên trong các trường đại học.. đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế vận tải hàng không tại UTH
Chương trình đào tạo bao gồm 120 tín chỉ được bố trí thành 8 học kỳ (01 học kỳ thực tập và làm Luận văn tốt nghiệp). CTĐT có sự tham khảo và đối sánh với các Trường Đại học trên thế giới. Đặc biệt chương trình đào tạo của Trường Đại học GTVT TP.HCM xây dựng sẽ có điểm mới: sinh viên cũng sẽ được tiếp cận thực tế nhiều hơn, tăng các môn học có tính thực hành, cập nhật kiến thức mới nhất về ngành theo chuẩn quốc tế; bên cạnh những học phần chuyên môn sâu thì chương trình đào tạo cũng đưa vào các học phần tự chọn có tính ứng dụng cao, đồng thời lồng ghép, đưa một số học phần thuộc chuyên ngành Logistics là thế mạnh của nhà trường để bổ trợ cho lĩnh vực khai thác hàng không nhằm mở ra cơ hội việc làm rộng hơn cho sinh viên khi tốt nghiệp có thể tham gia làm việc đa dạng trong chuỗi giá trị hàng không và Logistics hàng không.
Ngoài các môn học cơ sở ngành sinh viên sẽ được học các môn chuyên sâu:
-
Quản lý kinh doanh vận tải hàng không
-
An toàn và an ninh hàng không
-
Dịch vụ quản lý hành khách mặt đất
-
Logistics hàng không
-
Tổ chức xếp dỡ
-
Hệ thống thông tin trong vận tải hàng không
-
Quản lý hệ thống phân phối vé và đặt chỗ
-
Chiến lược kinh doanh và kế hoạch trong DN vận tải
-
Vận tải hàng hóa hàng không
-
Lập và thẩm định dự án đầu tư GTVT
-
Quản lý và khai thác cảng hàng không
-
Quản lý và khai thác hãng hàng không
-
Phân tích hoạt động KD
-
Quản lý dịch vụ trên chuyến bay
-
Quản lý du lịch hàng không
Video giới thiệu:
Website KHOA KINH TẾ VẬN TẢI: https://kinhte.ut.edu.vn/