Giới thiệu về đất nước Malaysia xinh đẹp

Malaysia là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng và độc đáo nhất trên thế giới. Văn hóa Malaysia chịu ảnh hưởng nhiều của phương Tây sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng cũng đậm đà những nét văn hóa phương Đông thuần túy do ảnh hưởng của các nước nước láng giềng như Trung Quốc và Ấn Độ… Tất cả những luồng văn hóa Đông, Tây thổi vào đất nước hiền hòa này kết hợp với những nét đẹp văn hóa bản địa truyền thống đã tạo nên một bản nhạc văn hóa đa âm điệu, một bức tranh với nhiều gam màu đủ sức chinh phục những vị “giám khảo” khó tính nhất.

Một xã hội đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa gồm trên 50% người Malay, 30% người Trung Quốc, khoảng 8% người Ấn Độ và số phần trăn còn lại thuộc về một số dân tộc di cư qua đây sinh sống như Campuchia, Việt Nam… Mỗi dân tộc một tiếng nói và một nền văn hóa khác nhau nhưng khi gặp nhau trên mảnh “đất lành chim đậu” này nó đã hòa quyện và thăng hoa tạo nên một nền văn hóa chung độc nhất vô nhị gọi là “văn hóa Malaysia”.

Văn hóa Đạo Hồi

Đa dân tộc và văn hóa đồng nghĩa với việc có nhiều những tín ngưỡng về tôn giáo khác nhau và Malaysia cũng không nằm ngoài quy luật đó. Phương Tây mang đến cho 9,2% dân số Malaysia Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo đến từ phương Đông và cũng có đến 19,2% Phật tử trên toàn lãnh thổ Malaysia. Nhưng trên hết Đạo hồi đến từ đất nước láng giềng Ấn Độ đã chiếm được tình yêu và sự tín ngưỡng hơn cả với trên 60% dân số và là quốc giáo của Malaysia hiện nay. Ở Malaysia, Đạo hồi chiếm một vị trí rất quan trọng và có thể chi phối cũng như tham gia vào mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị, giáo dục và có riêng Bộ luật Hồi giáo, Tòa án Hồi giáo và một số cơ quan quan trọng khác.

Đạo hồi ở Malaysia

Lễ hội ở Malaysia

Những ngày lễ, ngày hội ở Malaysia nhiều không kể hết, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo, mỗi khu vực ngoài những ngày lễ chung toàn liên bang như: Hari Merdeka (Ngày độc lập) diễn ra vào ngày 31 tháng 8 hàng năm kỷ niệm nền độc lập Liên bang Malaysia, ngày “Sinh nhật Nhà Vua” diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của tháng 6, lễ hội này kéo dài mấy ngày liền với những bữa tiệc ẩm thực, văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Bên cạnh đó những ngày lễ Hồi giáo cũng được tổ chức rất long trọng và hoành tráng như: Hari Raya Puasa (Lễ hội của tất cả người Hồi giáo trên thế giới đánh dấu sụ kết thúc của “tháng chay Ramadan”), lễ hội Awal Muharram (Năm mới Hồi giáo); bên đạo Phật của đa số người Trung Quốc cũng có ngày Lễ Phật Đản, Tết Cổ Truyền, Tết Thanh Minh, Rằm Trung Thu; Thiên Chúa Giáo có lễ Noel… Nói chung lễ hội ở Malaysia diễn ra thường xuyên, tháng nào trong năm cũng có những ngày lễ hội khác nhau.

Lễ hội độc lập của người Malaysia

Nghệ thuật truyền thống Malaysia

Du khách quốc tế tìm đến Malaysia không chỉ bởi những địa điểm du lịch nổi tiếng và những thắng cảnh đẹp mê hồn mà còn bởi những môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Du khách chắc chắn sẽ bị chinh phục bởi tác phẩm nghệ thuật lụa Batik nổi tiếng thế giới, những tấm lụa này được may thành những trang phục chuyên mặc vào những dịp thật đặc biệt biệt và trang trọng như đám cưới, lễ mừng thọ hoặc trong những dịp lễ hội lớn. Nghệ thuật vẽ tay Henna độc đáo đã chinh phục và trở thành sở thích của những người nổi tiếng như Beckham, Angelina Jolie… Và còn rất nhiều những môn nghệ thuật truyền thống khác như các điệu nhảy, múa… chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc.

Nhìn chung Malaysia cũng mang đậm bản sắc văn hóa của người phương Đông vì vậy không khác lắm với cách sinh hoạt của người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, vì Maylaysia theo đạo Hồi nên có một số vấn đề mà người du lịch cần biết và nên tránh như : cởi bỏ giày dép, nón trước khi vào đền thờ, thánh điện hay vào nhà của người Malaysia và khi ngồi không được ngồi vắt chéo chân (theo người Malaysia thì hành động này rất mất lịch sự).

Người Malaysia theo đạo Hồi thì không ăn thịt lợn và uống rượu, người theo đạo Hindu thì không ăn thịt bò; vì vậy không nên ăn hoặc mời người ở đạo này ăn thịt. Không nên mặc quần ngắn đến những nơi thờ cúng hoặc những nơi thiêng liêng. Ngoài những vấn đề này thì nhìn chung người Mã Lai cũng rất hòa hợp với văn hóa Việt trong vấn đề sinh hoạt và giao tiếp.

Nghệ thuật vẽ tay Henna của Malaysia

Rate this post

Viết một bình luận