Tổng quan
Sửa đổi
Một con trâu nội
Các giống trâu có nguồn gốc ở Việt Nam còn được gọi chung là Trâu nội hay trâu ta. Dưới đây liệt kê một số giống trâu nội thường gặp ở Việt Nam.
Trâu nộiSửa đổi
Trâu nội thuộc nhóm trâu đầm lầy châu Á. Kết cấu ngoại hình với mục đích kéo cày là chủ yếu. Màu đặc trưng màu tro sẫm, lông thưa, da dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V thấp hơn chạy ngang qua phía trên ngực. Ít khi có trâu màu trắng. Đầu to ngắn, sừng dài, đen, nhọn và cong về phía sau, cổ dài thẳng, có nhiều nếp nhăn; vai vạm vỡ khỏe mạnh; ngực lép; bụng to tròn; lưng dốc về phía sau. Mông thường phát triển tốt.
Trâu NgốSửa đổi
Là một giống trâu nội có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, có tầm vóc to, khỏe. Những con trâu ốm yếu thì được gọi là trâu Dé.
Trâu Bảo YênSửa đổi
Trâu Bảo Yên là những giống trâu được nuôi tại huyện Bảo Yên thuộc tỉnh Lào Cai, nơi được coi là vùng trâu giống Quốc gia của Việt Nam. Trâu Bảo Yên đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Trâu Bảo Yên có từ xa xưa, chủ yếu là trâu nội. Đến 1960, Bộ Nông nghiệp Việt Nam nhập trâu Murah từ Ấn Độ nhằm cải tạo, nâng cao năng suất, sức kéo đàn trâu địa phương, trâu ở Bảo Yên là trâu lai (Murah – Nội).
Trâu LangbiangSửa đổi
Trâu Lang Biang hay còn gọi là trâu Lạc Dương được nuôi tại huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Trâu có sừng, chân to, ngắn, mông nở, cổ dài và nhỏ với 2-3 vòng trắng dưới cổ rất dễ nhìn, mặt và mắt cũng có nhiều điểm trắng. Đây là loài trâu đầm to nhất so với đồng loại ở các vùng miền khác của Việt Nam. Khối lượng trung bình của trâu đực Lang Biang là 669 kg và con cái là 500 kg, cá biệt, một số trâu cái nặng tới 874 kg (vòng ngực 223 cm, chiều cao thân 139 cm), Trong khi đó, trâu đầm to nhất ở Việt Nam chỉ nặng 450–500 kg.
Dê nội
Các giống dê của Việt Nam gọi chung là dê nội, hiện nay ở Việt Nam có giống dê cỏ là giống bản địa và được nuôi rộng rãi, ngoài ra còn có giống dê Bách Thảo là giống nội địa hóa các giống dê nhập ngoại.
Dưới đây liệt kê một số giống dê nội địa của Việt Nam hiện nay:
Dê cỏSửa đổi
Dê Cỏ được nuôi ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam theo phương thức chăn thả quảng canh, với mục đích lấy thịt. Chúng dễ nuôi, khả năng thích ứng rộng và có khả năng chống chịu với bệnh tật rất tốt. Thịt dê Cỏ thơm ngon, được ưa chuộng (Dê núi Ninh Bình). Đa số lông có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng, chúng nhỏ con, thành thục sớm.
Dê Bách ThảoSửa đổi
Là giống dê do lai tạo mà có ở Việt Nam, chúng là giống kiêm dụng sữa – thịt được hình thành từ việc lai giống giữa dê Alpine, dê British-Alpine của Pháp với dê Ấn Độ, đây là giống dê to con, có lông đen, tai cụp và là giống dê kiêm dụng sữa và thịt dê. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả ở các vùng.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ nuôi một giống cừu nội địa duy nhất.
Cừu Phan RangSửa đổi
Cừu Phan Rang là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay, chúng được du nhập vào bởi các giáo sĩ Công giáo. Giống cừu này được hình thành hơn 100 năm, trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, giữa cái nắng như đổ lửa đàn cừu vẫn tha thẩn gặm cỏ khô trên những gò cát trơ trụi, nóng bỏng.
Các giống ngan nhà ở Việt Nam được gọi chung là ngan nội hay vịt Xiêm.
Ngan nộiSửa đổi
Ngan nội hay còn gọi là vịt Xiêm là các giống ngan nội địa của Việt Nam. Chúng cũng có nguồn gốc xa xưa từ Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam từ lâu, được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng. Có ba loại màu lông: trắng (ngan Ré), loang trắng đen (ngan Sen) và màu đen (ngan Trâu).
- Ngan trắng hay ngan Ré hay ngan Dé, là loại nuôi khá phổ biến ở Việt Nam, chúng có đặc điểm lông màu trắng tuyền, tầm vóc trung bình. Đây là giống ngan chịu kham khổ, kiếm mồi tốt, đẻ trứng khá, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, thường hay nuôi thành từng vùng như Gia Lâm (Hà Nội), Châu Giang (Hải Dương).
- Ngan loang đen trắng hay còn gọi là ngan Sen có bộ lông màu loang đen trắng, tầm vóc to; tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở cao, ngan mái ấp và nuôi con khéo. Ngan loang nuôi rộng rãi khắp nơi. Chúng có khối lượng lúc 4 tháng tuổi, con mái 1,7 – 1,8 kg/con, con đực 2,9 – 3,0 kg/con.
- Ngan đen hay gọi là ngan trâu. Ngan đen còn rất ít, không được nuôi rộng rãi, vì hầu hết đã bị pha tạp. Giống ngan này toàn thân màu đen tuyền, có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề, tỷ lệ phôi thấp, nuôi con vụng. Chúng có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề.
Ngỗng Việt Nam ở Mũi Né
Giống ngỗng cỏ của Việt Nam là giống nội địa phân bố rộng rãi, bên cạnh đó giống ngỗng Sư Tử là giống được nội địa hóa từ giống của Trung Quốc.
Ngỗng cỏSửa đổi
Ngỗng cỏ hay ngỗng sen là giống ngỗng nội của Việt Nam. Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có hai loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp giữa hai loại trên. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao hơn các giống ngỗng ngoại.
Ngỗng XámSửa đổi
Ngỗng xám là con lai giữa ngỗng cỏ/ngỗng sen với các giống ngỗng khác như ngỗng sư tử Trung Quốc, ngỗng Rheinland, được nuôi nhiều ở Đồng bằng Sông Hồng, nhiều nhất là ở Hà Tây. Có ba loại màu: lông màu xám có loang trắng từ cổ tới bụng, chân, mỏ màu xám chiếm 60%; lông xám hoàn toàn, mỏ có đốm trắng, ống chân vàng, bàn chân xám chiếm 20%; lông xám có loang trắng, da chân màu vàng hoặc xám chiếm 20%.
Ngỗng sư tửSửa đổi
Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to nhưng thịt màu hơi trắng. Ngỗng có sức đề kháng tốt. Ngỗng sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới. Ở Việt Nam được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Sông Hồng và tập trung ở Hà Tây.
Giống chim đang được nuôi ở Việt Nam hiện nay gồm chim bồ câu và chim cút.
Bồ câu taSửa đổi
Bồ câu Việt Nam hay còn gọi là bồ câu ta, bồ câu nội phân bố rãi rác khắp Việt Nam. Hiên nay, giống bồ câu ta (bồ câu VN1) được công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh rộng rãi. Bồ câu ta năng suất thịt còn thấp, nhưng thịt bồ câu ta ngon và bổ, thịt chắc, thơm ngon. Chim sinh trưởng khỏe, khá mắn đẻ, không kén ăn. Hiện nay chúng đang bị cạnh tranh bởi giống bồ câu Pháp có năng suất cao hơn.
Chim cút
Sửa đổi
Nuôi ong ở Bến Tre
Nghề nuôi ong mật cũng tương đối phát triển ở Việt Nam hiện nay, Việt Nam từng trở thành nước đứng thứ hai ở châu Á về xuất khẩu mật ong[29]. Năm 2013 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mật ong vào Mỹ vượt mốc 30.000 tấn, lượng mật xuất sang Trung Đông, Nhật bản, EU và một số nước châu Á khác Việt Nam đạt khoảng 34.000 tấn kim ngạch xuất khẩu[30]. Trong số các giống đó có giống ong nội
Ong nộiSửa đổi
Ở Việt Nam, vùng trung du miền núi là quê hương của loài ong mật nội địa. Hiện nay giống ong này đang bị giống ong Ý cạnh tranh quyết liệt vì chúng có năng suất cao hơn và thị trường lại chuộng mật ngoại hơn. Ong nội năng suất mật rất thấp, tuy vậy đàn ong nội địa rất chăm chỉ, có thể tận dụng hết thức ăn ở gần. Mật ong Cát Bà là một đặc sản.
Tham khảo
Sửa đổi
Chú thích
Sửa đổi
Xem thêm
Sửa đổi