Trong mỗi một lĩnh vực đều có những thuật ngữ riêng và có lẽ đối với những người trong cuộc sẽ nắm rõ hơn ai hết. Điển hình như đối với một fan Kpop chân chính thì OTP lại quá đỗi quen thuộc, nhưng với người ngoại đạo thì đây lại là một khái niệm hoàn toàn xa lạ. Vậy OTP là gì trong Kpop? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Kpop được viết viết tắt từ Korean Pop hay Korean Popular dùng để chỉ nền văn hóa âm nhạc của Hàn Quốc. Giống với nhiều dòng nhạc khác, Kpop cũng sở hữu các thể loại nhạc như: pop, ballad, RnB, hiphop…
Từ sau những năm 2000, làn sóng Hallyu bắt đầu phát triển mạnh mẽ và trở thành hiện tượng trên toàn cầu. Hàng loạt ca sĩ, nhóm nhạc xứ Kim Chi đã trở thành xu hướng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến khán giả trong và ngoài nước. Không chỉ mang âm nhạc đi khắp năm châu, giới idol cũng tác động đến phong cách ăn mặc, kiểu tóc hay thậm chí là cách ứng xử của người hâm mộ.
Sự phát triển của Kpop đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều từ ngữ đặc trưng mà chỉ những ai đu idol hay mê Kpop mới có thể hiểu được và trong đó là thuật ngữ OTP. Vậy OTP là gì trong Kpop?
OTP được viết tắt từ One True Pairing, có nghĩa là “một và chỉ một cặp đôi”. OTP dùng để chỉ mối quan hệ lãng mạn hư cấu do fan “vẽ” nên về cặp nhân vật, thần tượng hay người nổi tiếng nào đó. OTP có mặt trong phim ảnh, truyện tranh hay cả ngoài đời thực…
Đối với fan hâm mộ Kpop, OTP thường dùng để chỉ những cặp thần tượng mà họ ghép đôi với nhau. Thông thường, những người được ghép cặp sẽ là hai thành viên trong cùng một nhóm nhạc hay hai thành viên của hai nhóm khác nhau.
Gần giống với từ “ship”, OTP cũng là một cách ghép cặp và “đẩy thuyền” hai idol với hi vọng họ sẽ có tình cảm với nhau dù cho đó là câu chuyện hư cấu đi chăng nữa. Theo đó, NOTP sẽ có nghĩa trái ngược với OT là nhất quyết không ship.
Khi bắt đầu ghép cặp một đôi thần tượng nào đó, người hâm mộ sẽ luôn theo dõi sự phát triển của họ cũng như từng hành động, cử chỉ mà cả hai dành cho nhau. Nếu như bắt gặp OTP của mình có những động thái thân thiết hay có tí hint nào thì các fan sẽ vô cùng phấn khích. Thậm chí, cặp đôi đó còn biết cách chiều lòng fan để có những moment thật ngọt khi xuất hiện cùng nhau. Như thế sẽ được gọi là OTP real, nghĩa là cặp đôi mà họ thích là vô cùng chân thật.
Trong mỗi nhóm nhạc sẽ có ít nhất một cặp đôi được fan ghép cặp với nhau kể cả nam lẫn nữa. Đây cũng được xem là một nét truyền thống đối với người hâm mộ Kpop. Qua nhiều năm, giữa rừng idol Kpop mọc lên như nấm, chắc chắn sẽ luôn có những cặp thần tượng được fan đẩy thuyền nhiệt tình. Dưới đây là một số ví dụ về các OTP trong Kpop:
Có lẽ đã xuất hiện từ lâu nhưng ngày nay nhiều người mới bắt đầu để ý đến sự xuất hiện của OTP trên Facebook. Bên cạnh việc chỉ hai thần tượng mình yêu thích, OTP còn được mở rộng phạm vi ở hai diễn viên trong một bộ phim hay hai nhân vật trong một chương trình được ghép đôi với nhau.
Ngoài những cảnh trong phim hay trong show thì lúc ngoài đời nếu OTP có những khoảnh khắc tình bể bình cũng khiến cho người hâm mộ bấn loạn không ngừng. Điển hình như dạo gần đây, các mọt phim cũng như dân cư mạng đang chèo nhiệt tình couple nam-nữ thứ của bộ phim Hẹn Hò Chốn Công Sở là Kim Min Kyu và Seol In Ah. Hay anh chàng Moon Se Hoon và Shin Ji Yeon của Địa Ngục Độc Thân cũng khiến dân tình ship điên đảo.
Trên mạng xã hội như Facebook luôn xuất hiện những topic nói về những cặp đôi được yêu thích thế này. Mỗi khi thấy cả hai sóng đôi cùng nhau thì nỗi lòng “shipper” lại phấn khích trào dâng.
Bên cạnh OTP thì OT cũng là thuật ngữ quen thuộc đối với người thuộc hệ mê Kpop. OT tức là One True, dùng để chỉ số lượng thành viên mà họ yêu thích trong nhóm. Ví dụ như một người yêu thích cả 5 thành viên của BLACKPINK thì họ sẽ là OT5, còn nếu không thích một người trong nhóm thì sẽ là OT4. Một ví dụ khác như SHINee có hiện tại có 4 thành viên, nhưng các fan lại luôn là OT5 vì cố thần tượng Jonghyun vẫn mãi tồn tại trong tim họ.
Hardship OTP dùng để chỉ việc ghép đôi hai thần tượng một cách nhiệt tình. Đồng thời, đó cũng là một couple được nhiều người ủng hộ.
Stan là phép cộng giữa stalker – người theo dõi và fan – người hâm mộ. Theo đó, stan dùng để chỉ những người hâm mộ cuồng nhiệt, luôn dành sự quan tâm và theo dõi đến nhóm nhạc hay thần tượng mà mình yêu thích.
Bias cũng là một thuật ngữ trong Kpop để nói về việc chọn ra một người mà mình thích nhất trong một nhóm. Tất nhiên, đối với những thành viên còn lại bạn vẫn dành tình cảm và sự tôn trọng cho họ. Tuy nhiên, đối với bạn thì người mình bias vẫn là nhất.
Fandom hay còn được biết đến là fanclub dùng để chỉ một cộng đồng người hâm mộ. Trong Kpop, mỗi một nhóm nhạc hay nghệ sĩ sẽ có một fandom cho riêng mình. Đặc biệt, các fandom này còn có tên gọi riêng để phân biệt với các “nhà” khác.
Fan boy và Fan girl dùng để nói đến những bạn nam hay bạn nữ yêu thích một nhóm nhạc, nghệ sĩ trong Kpop. Họ có thể là những người bình thường hay người nổi tiếng thích một người nổi tiếng khác.
Netizen được kết hợp từ Internet và Citizen có nghĩa là cộng đồng mạng hay cư dân mạng. Họ là những người hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội, tích cực bình luận và bàn tán về một vấn đề nào đó. Đối với idol Kpop thì netizen có tác động rất lớn, bởi những bình luận tiêu cực của họ có thể khiến nghệ sĩ chịu nhiều áp lực và trầm cảm.
Lời kết