Simon Sinek, tác giả của thuyết Vòng tròn vàng – Golden Cycle. “Start With Why” – Bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO?
Simon lý giải cho câu hỏi “Tại sao có những Công ty hay những cá nhân rất thành công?” bằng mô hình Golden Circle – Thuyết “Vòng tròn vàng”.
Bạn đang xem: Golden circle là gì
Thuyết Vòng tròn vàng – Golden Cycle truyền cảm hứng cho rất nhiều DN và cá nhân
Thuyết Vòng tròn vàng – Golden Cycle truyền cảm hứng cho rất nhiều DN và cá nhân
Goden Circle của Simon đưa ra đã tạo cảm hứng cho rất nhiều CEO, các Leaders và được áp dụng rộng rãi hơn 10 năm qua trên toàn thế giới.
Mô hình gồm 3 vòng tròn từ trong ra ngoài bắt đầu từ WHY–>HOW–>WHAT giải thích về sự thành công của các doanh nghiệp & cá nhân.
Golden Cycle – Start with WHY?
Họ biết cách dùng sự “sáng tạo” (Innovation) cũng như cách họ truyền cảm hứng (Inspiration) cho các sản phẩm của mình để tạo sự thành công vượt bậc. Golden Circle giải thích lí do Tại sao trong hàng triệu doanh nghiệp hiện nay, chỉ có rất ít doanh nghiệp sử dụng thành công sự sáng tạo để tồn tại và phát triển vượt bậc như ngày nay.
Không chỉ áp dụng trong kinh doanh, marketing. Ta có thể áp dụng thuyết vòng tròn vàng trong cuộc sống, trong sự nghiệp của mỗi cá nhân.
Ông Simon cho rằng, tất cả mọi người đều biết mình đang làm gì (What), một số người biết mình làm việc đó như thế nào (How), nhưng rất ít người biết Vì sao họ phải làm những việc họ đang làm? (Why). Và những người hiểu được vì sao họ làm một việc nào đó, sẽ là người thành công.
Khi trả lời cho câu hỏi “Tại sao”, Simon không nói đến “lợi nhuận” hay “thu nhập”, vì đó là kết quả của một hoạt động kinh doanh hay một công việc. “Tại sao” ở đây có nghĩa là “mục đích sống”, là “niềm tin”, là “đam mê”.
Xem thêm: Iphone Bị Icloud Là Gì ?Iphone Bị Dính Icloud Có Sửa Được Không?
Chính niềm đam mê, niềm tin về những giá trị tốt đẹp sẽ thúc đẩy chúng ta hành động.
Việc xác định Mục đích sống – Niềm tin- Đam mê là vô cùng quan trọng
Suy nghĩ về Thuyết Vòng tròn vàng của Simon, ta sẽ lý giải được vì sao trong cuộc sống, chúng ta dễ từ bỏ. Khi ta chưa tìm được gốc rễ của “niềm tin”, của “đam mê”, của “mục đích sống”, thì những quyết định đó (How & What), khi gặp khó khăn, cản trở sẽ dễ dàng khiến ta thoái lui. Hoặc thực hiện thiếu sự quyết liệt, trách nhiệm cao nhất. 1 kiểu Zombie.
Golden Circle của Simon Sinek đã thuyết phục tôi về niềm tin và mục tiêu cuộc sống và công việc. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn ba bước cơ bản để có thể thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
1. Xác định Mục tiêu & Đam mê?
Đầu tiên, trả lời cho câu hỏi “TẠI SAO?”. Bạn phải biết mình muốn gì. Và vì sao mình muốn điều này?
Khi đã có mục tiêu, bạn sẽ nhìn thấy hướng đi cụ thể và sẽ có động lực để vượt qua trở ngại và khó khăn. Cộng với niềm đam mê, bạn sẽ cảm nhận được hết ý nghĩa của công việc cũng như hương vị của cuộc sống khi đạt được mục tiêu đặt ra.
Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu và đam mê? Bạn hãy trả lời những câu hỏi này: 1. Tôi tin vào điều gì? 2. Tôi muốn đem lại giá trị gì cho những người xung quanh tôi? 3. Tôi thích làm những việc gì nhất? Vì sao? 4. Khoảnh khắc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất, nhiều năng lượng nhất?
Xác định mục tiêu cuộc đời của bạn quan trọng hơn tất cả những công việc khác
Trả lời được những câu hỏi này, bạn thấy rõ hơn mục tiêu của mình trong phát triển nghề nghiệp.
Ví dụ, “Tôi tin rằng một giáo dục con người là nền tảng cho cuộc sống thành công của mỗi cá nhân và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tham gia hoạt động giáo dục, không chỉ là giúp cho công việc của tôi, cho gia đình và các con của tôi. Đó còn là đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội nơi tôi sinh sống. Và tôi thực sự hạnh phúc & yêu thích công việc làm về giáo dục”.
2. Xác định Thế manh? Tính cách nổi trội?
Tương tự, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau: 1. Tính cách nổi trội của tôi là gì? 2. Điểm mạnh của tôi là gì? Tôi có khả năng gì đặc biệt? Tôi có làm việc gì trong thời gian dài mà không chán? Tôi có thể thực hiện công việc gì một cách dễ dàng trong khi người khác vất vả hơn? 3. Mọi người xung quanh nói tôi làm tốt việc gì?
Xác định thế mạnh, khả năng nổi trội của bản thân
Từ đây bạn có thể xác định những tính cách nổi trội của mình. Bạn đã biết mục đích sống, niềm tin, ý nghĩa cuộc sống, xác định được đam mê, hiểu được tính cách và thế mạnh của mình. Giờ là lúc bạn phải lên kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu.
3. Kế hoạch thực hiện & Hành động!
Brian Tracy nói “điều tạo nên sự khác biệt giữa một người thành công và một người bình thường chính là HÀNH ĐỘNG.” Vậy bạn phải có một kế hoạch hành động để có thể thực hiện mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.
Hành động quyết định bạn có đạt được mục tiêu hay không!
Trước hết, vẽ ra một sơ đồ bao gồm: vị trí của bạn hiện tại, mục tiêu của bạn, và những cột mốc để đạt được mục tiêu:
Ví dụ: Tôi yêu thích công việc chia sẻ cho mọi người, tôi sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đưa ra giải pháp giúp mọi người giải quyết khó khăn. Tôi tin rằng khi giúp người khác giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải, tôi góp phần giúp họ thành công hơn.
1. Tôi biết rằng, một công việc chuyên viên đào tạo là một công việc lý tưởng với tôi. 2. Mục tiêu của bạn: 1 vị trí chuyên viên đào tạo trong vòng 1 năm tới 3. Vị trí hiện tại: nhân viên tư vấn bán hàng. 4. Những điều tôi cần tìm hiểu và thực hiện: – Một công việc chuyên viên đào tạo (Trainer) đòi hỏi những gì? – Tôi đang có những kiến thức, kỹ năng gì? Tôi cần bổ sung những kiến thức và kỹ năng nào trong vòng 6 tháng, 1 năm? – Tôi có thể tìm công việc chuyên viên đào tạo ở đâu? – Tôi phải chuẩn bị những gì để có thể tìm việc thành công?
Biết vì sao mình muốn đạt được một mục tiêu. Xác định được công việc yêu thích. Hiểu những điểm mạnh của mình. Bạn đã đạt được một nửa thành công. Nửa thành công còn lại tùy thuộc vào bạn thực hiện kế hoạch của mình như thế nào.