Hà thủ ô trắng – Cây thuốc bổ huyết, đen tóc đỏ da, dài tuổi thọ

Hà thủ ô trắng có nhiều công dụng chữa các bệnh quan trọng như đau khớp, rắn cắn, phụ nữ sau sinh ít sữa, cảm nắng, sốt rét, táo bón, suy nhược cơ thể…

Tuy không được ưa chuộng bằng hà thủ ô đỏ, nhưng hà thủ ô trắng so với nhiều thảo dược khác thì vẫn là cây thuốc quý góp phần quan trọng làm phong phú thêm trong đông y.

Trong bài viết này, Cây Thuốc Dân Gian sẽ cùng bạn tìm hiểu toàn bộ về đặc điểm, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng cây hà thủ ô trắng nhé.

Hà thủ ô trắng là cây gì?

  • Tên gọi khác: Bạch hà thủ ô, Dây sữ bò, Vú bò, Cây sừng bò đa lông, Dây mốc, Khâu nước, Khâu cần cà, Mã lìn ón, Khua khao, Hà thủ ô nam
  • Tên khoa học: Streptocaulon juvetas (Lour) Merr hoặc Apocynum juventas Lour, tylophora juventas Woodf
  • Họ: Thiên lý Asclepiadaceae.

Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng là loại dây leo dài khoảng 2 mét cho đến 5 mét. Cành và thân có màu nâu đỏ hoặc hơi đỏ, xung quanh có nhiều lông, đến khi già thì sẽ bớt dần đi và trở lên nhẵn hơn.

Lá cây mọc đối xứng qua viền gân giữa, đầu nhọn hình mác dài, đáy có hình nón cụt hoặc đáy tròn. Lá có nhiều lông ở mặt dưới, mịn, mặt trên cũng có lông nhưng ngắng hơn.

Lá dài khoảng 14cm, cuống là dài khoảng 5cm đến 8 cm và cũng có lông, chiều rộng lá khoảng 2cm đến 9cm.

Hoa hà thủ ô trắng

Hoa của Hà thủ ô trắng có màu vàng tía hoặc màu nâu nhạt có nhiều lông và được mọc thành xim.

Quả được tách ra làm đôi ngang ra như sừng bò nên cây cũng có tên là sừng bò. Quả hình thoi, nhiều lông, màu xám, có chiều rộng khoảng 8mm và chiều dài khoảng 7cm đến 11cm.

Hạt của cây có hình dạng dẹt, phồng ở lưng, chiều dài khoảng 5mm đến 7mm, chiều rộng 2mm. Có chùm lông dài khoảng 2cm và mịn, vì cây có rất nhiều lông, màu mốc nên có nơi gọi là dây mốc.

Quả hà thủ ô trắng

Toàn bộ phận của cây thân, quả non, lá bấm đều ra thứ nhựa màu trắng như màu của sữa nên còn được gọi là Cây sữa bò.

Còn tên Mã liên an nghĩa là yên và ngựa liền nhau do lịch sử có kể rằng có một ông tướng cưỡi ngựa bị cảm chết sau được người dân dùng cây này chữa sống lại nên biếu ngựa và yên để cảm tạ.

Từ trước Mã liên an và Hà thủ ô trắng được coi đều là cùng một loại có tên khoa học là Streptocaulon juvenias.

Tuy nhiên gần đây chúng tôi đã tìm hiểu các loại sách cổ, tài liệu quý về thuốc của Trung Quốc thì Mã liên an có tên khoa học là Streptocaulon griffithii Hook, f. .

Còn Streptocaulon juventas (Lour) Merr thì được gọi là ám tiêu đằng. Việt Nam gọi là Hà thủ ô trắng.

Trong cuốn Thực vật chí Đông dương thời kháng chiến chông Pháp viết lại thì có cây Streptocaulon griffithii nhưng không có tên gọi tiếng việt.

Tên là Mã liên an được chia sẻ là người dân tộc vùng Tuyên Quang cho tên. Có thời gian Bác Hồ bị sốt, cảm nặng đã được người dân tộc dùng cây Hà thủ ô trắng chữa khỏi.

Do đó Bác luôn căn dặn các chiến sĩ, khi chiến đấu gặp cây này nên hái để trị các bệnh cảm, sốt nếu gặp phải.

Phân bố, thu hái & chế biến hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là các tỉnh vùng núi. Nơi có đất khô, cứng như các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Hà Tây, Vĩnh Phú.

Rễ củ màu trắng dài, mẫm ở giữa, có lõi trắng dây giống như củ sắn nhưng có vị đắng.

Được thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất nên thu hoạch củ vào đầu xuân hoặc mùa đông. Đào củ nên thì rửa sạch thái mỏng và phơi khôi.

Thành phần của hà thủ ô trắng

Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể về các thành phần hóa học, nhưng về sơ bộ khi nghiên cứu Hà thủ ô mới đào về ở Vĩnh Phú chúng tôi thấy có các chất có phản ứng ancaboit có tinh thể chưa xác định và rất nhiều tính bột (theo Đỗ Tất Lợi).

Công dụng của hà thủ ô trắng

Tác dụng của Hà thủ ô trắng

1. Trị các bệnh đau khớp

Hà thủ ô trắng uống với liều 15g một ngày. Uống liền trong vòng một tháng bệnh khớp sẽ giảm đi rõ rệt.

(Nguồn mạng)

2. Lá và rễ tươi của Hà thủ ô trắng chữa rắn cắn

Khi người bị nạn bị rắn cắn, hút nọc độc trước tiên. Cho người bệnh nhai và nuốt nước của lá và rễ tươi của cây hà thủ ô trắng. Sau đó lấy bã đắp vào vết thương nơi bị rắn cắn đã hút độc.

(Nguồn mạng)

3. Tác dụng tốt cho tim mạch

Hà thủ ô trắng có thể kích thích hô hấp, không làm thay đổi huyết áp.

Kích thích nhỏ co bóp của tim, co mạch ngoại vi. Kích thích nhỏ nhu động ruột, an thần nhẹ, tăng cân, tăng sức, lực lợi tiểu, hạ nhiệt cơ thể.

Đem chế với Đậu đen mặc dù có vị đắng tuy nhiên các tác dụng tốt vẫn không hề thay đổi.

(Nguồn mạng)

4. Kéo dài tuổi thọ, đen tóc đỏ da

Kết hợp với Hà thủ ô đỏ, trộn mỗi loại một nửa uống hàng ngày (liều lượng chưa rõ).

(Nguồn mạng)

5.  Chữa Đau lưng mỏi gối, giúp ăn ngủ được, bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực

Bài thuốc:

  • Hà thủ ô trắng: 50g;
  • Đậu đen: 50g;
  • Sâm bố chính: 15g;
  • Đỗ trọng dây: 50g;
  • Đậu đỏ: 10g;
  • Củ sen: 50g;
  • Phục linh: 15g;
  • Ráng bay: 15g.

Cách dùng:

  • Các vị cho chung, tán và viên thành viên mỗi lần uống khoảng 3 gam.
  • Mỗi ngày uống 3 lần.

(Nguồn mạng)

6. Chữa tiểu đường thể vị tiêu ( trung tiêu), chữa suy nhược cơ thể, yếu sức, ăn nhiều vẫn gầy

Bài thuốc:

  • Hà thủ ô trắng (sao vàng hạ thổ): 500g;
  • Sâm voi: 500g;
  • Liên nhục: 1000g;
  • Đinh lăng (củ): 500g;
  • Hoài sơn: 1000g.

Cách dùng:

  • Các vị thuốc trên sao vàng, giã nhỏ mịn, quấy đều với mật ong làm hoàn.
  • Ngày dùng từ 6 đến 8g uống là 2 lần trên ngày với nước sắc cây cối xay nước khoảng 200ml cối xay 20g.

(Nguồn mạng)

7. Chữa sốt rét ngã nước do muỗi truyền

Bài thuốc:

  • Hà thủ ô trắng (tẩm rượu sao vàng): 250g;
  • Dây thần thông: 100g;
  • Thường sơn (bỏ gân lá tẩm rượu sao vàng): 40g;
  • Thảo quả (đập bỏ vỏ lấy nhân hạt sao thơm): 40g;
  • Miết giáp (tẩm giấm sao vàng): 50g;
  • Mã tiền (chế): 10g.

Cách dùng:

  • Tất cả sắc uống.

(Nguồn mạng)

8. Trị táo bón

Dùng dung dịch Hà thủ ô trắng 20% tiêm bắp khoảng mỗi lần 4ml.

Ngày 1 lần tiêm liên tục trong 20-30 ngày là một liệu trình.

Đối với mỗi trường hợp bệnh nặng nhé khác nhau thì sẽ có các liệu trình khác nhau.

(Nguồn mạng)

9. Trị ho gà

Bài thuốc:

  • Hà thủ ô trắng: 6-12g;
  • Cam thảo: 1.5-3g.

Cách dùng:

  • Sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 4-6 lần uống.

(Nguồn mạng)

10. Bổ khí huyết, mạnh gân cốt

Dùng hà thủ ô đỏ và trắng lượng bằng nhau, ngâm 3 đêm với nước vo gạo, mang sao khô tán nhỏ, trộn với mật làm thành viên cỡ hạt đậu xanh.

Mỗi ngày lấy 50 viên uống với rượu lúc đói.

(Nam dược thần hiệu)

11. Đổ mồ hôi

Dùng lá sắc uống.

(Hải Thượng Lãn Ông)

Chú ý khi dùng hà thủ ô trắng

Tránh nhầm Hà thủ ô trắng với dây căng cua (cryptolepis buchanani Roem et Schelt) loại cây có họ Thiên lý, đó là cây có đọc tố và giống hình dạng cây Hà thủ ô trắng.

Tuy nhiên điểm phân biệt giữa 2 loại này là: Thân Dây càn cua nhẵn bóng, không có lông.

Không dùng Hà thủ ô trắng cho những người tạng lạnh.

Nếu uống hà thủ ô thì phải kiêng ăn tiết lợn, cá lươn, hành tỏi, rau cải.

Rate this post

Viết một bình luận