Hàn Quốc – Wikivoyage

Hàn Quốc, Đại Hàn Dân Quốc, giản xưng là Hàn Quốc (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國 (Đại Hàn Dân Quốc)/ Daehan Minguk), còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên. Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul (서울), một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trên thế giới (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.

Tổng quan

[

sửa

]

Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ đầy đủ và theo chế độ cộng hòa tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở Châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở Châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.

Lịch sử

[

sửa

]

Lịch sử Triều Tiên kéo dài từ thời kỳ đồ đá cũ đến ngày nay. Đồ gốm Triều Tiên được biết đến sớm nhất có niên đại khoảng 8000 năm trước công nguyên (TCN) và thời kỳ đồ đá mới bắt đầu trước năm 6000 TCN, tiếp theo là thời kỳ bạc khoảng 2500 năm TCN. Theo Tam quốc di sự (Samguk Yusa, 삼국유사, 三國遺事) và một số tư liệu thời trung cổ Triều Tiên, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Triều Tiên, trãi dài từ bán đảo Triều Tiên đến phần lớn miền Nam Mãn Châu, bắt đầu từ năm 2333 TCN dưới thời Cổ Triều Tiên (2333–108 TCN). Những dấu tích của loài người trên vùng đất này thì có từ sớm hơn nữa, cách đây hơn 70 vạn năm.

Sau sự tan rã của Cổ Triều Tiên, Triều Tiên bước vào thời kỳ phân tranh quyền lực mà đỉnh điểm là thời Tam quốc phân tranh gồm 3 nước Cao Câu Ly (Goguryeo), Bách Tế (Baekje) và Tân La (Silla) kéo dài từ năm 57 TCN đến năm 668 sau công nguyên (SCN). Đến năm 676, Tân La thống nhất hầu hết bán đảo Triều tiên. Trong khi đó, bộ hạ của nhà Cao Câu Ly thành lập vương quốc Bột Hải ở bắc bán đảo Triều Tiên vào năm 698. Năm 926, Bột Hải bị người Khiết Đan thôn tính; Triều Tiên lại rơi vào thời kỳ phân tranh Hậu Tam Quốc (892–935) với 3 nhà nước Hậu Cao Câu Ly, Tân La, Hậu Bách Tế

Nhà Cao Ly (918-1392) chấm dứt sự phân chia bán đảo Triều Tiên kéo dài gần 1000 năm sau công cuộc giành vương quyền Hậu Cao Câu Ly và thôn tính Tân La, Hậu Bách Tế. Năm 1392, Cao Ly sụp đổ và được thay thế bởi nhà Triều Tiên (1392–1897) và sau đó là Đế quốc Đại Hàn (1897–1910) trước khi bị người Nhật thôn tính vào năm 1910.

Sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt làm hai với ranh giới là vĩ tuyến 38: Miền Bắc – CHDCND Triều Tiên theo chính thể cộng sản và Miền Nam – Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể tư bản. Hai bên đã đối đầu trực tiếp với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 và vẫn duy trì tình trạng chiến tranh đến ngày nay.

Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 chấm dứt cùng với Thế chiến thứ hai. Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. Liên bang Xô viết chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên.

Vào tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề ra một giải pháp tiến hành tổng bầu cử tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của một Ủy ban Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Liên bang Xô viết đã khước từ việc tuân theo giải pháp này và từ chối những ảnh hưởng của Ủy ban Liên Hiệp Quốc đối với nửa phía nam của bán đảo.

Hội đồng Liên Hiệp Quốc sau đó đã đưa ra một giải pháp khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương với sự giúp đỡ của Ủy ban Liên Hiệp Quốc. Những cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành vào ngày 10 tháng 5 năm 1948, tại những tỉnh nằm ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền nam và bắc Triều Tiên.

Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.

Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6 năm 1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, buộc tội miền nam đã vượt qua trước, và tấn công—Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn Đại Hàn Dân Quốc, còn đứng đằng sau Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên Hiệp Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên phân chia hai nước, và bán đảo Triều Tiên bị chia cắt cho đến ngày nay.

Gần 3 triệu người thiệt mạng hoặc bị thương và hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc chia lìa những người thân trong gia đình trong cuộc chiến tranh này.

Sau đó Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở lập luận “một Triều Tiên”, không công nhận chính phủ ở miền nam và chọn con đường thống nhất đất nước bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa còn Hàn Quốc coi chính phủ của mình là thực thể hợp pháp trên bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất là sự mở rộng chủ quyền quốc gia. Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng này khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận thập niên 1960. Đến thập niên 1970 quan hệ hai bên dần được cải thiện. Hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991 cả hai nước được cả hai phe công nhận để chính thức gia nhập Liên hiệp quốc cùng một lúc. Hàn Quốc đã đầu tư kinh tế và là nước chủ yếu viện trợ lương thực giúp người dân Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vượt qua nạn đói thập niên 1990 làm chết 2 triệu người thông qua chương trình lương thực Thế giới WEP của Liên hiệp quốc.

Park Geun-hye con của Tổng thống Park Chung-hee và là nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Năm 1948, Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở khu vực nam bán đảo Triều Tiên và trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Ông giữ cương vị này cho tới năm 1960. Chính phủ kế nhiệm của Trương Miễn (Chang-Myon) bị tướng Phác Chính Hy (Park Chung-hee) lật đổ vào năm 1961. 1963 Phác Chính Hy trở thành tổng thống. Năm 1979 Tổng thống Phác Chính Hy bị ám sát, một chính phủ tạm thời được thành lập, đất nước bị thiết quân luật.

Năm 1980 Chun Doo-hwan được một hội đồng bầu cử bầu lên làm tổng thống. Tới năm 1987 hiến pháp được sửa đổi, theo đó nhân dân Hàn Quốc lại được quyền trực tiếp bầu ra tổng thống. Các tổng thống tiếp theo là tướng Roh Tae-woo (1987) và Kim Young-sam (1992). Năm 1997, Tổng thống Kim Dae-jung được trao giải Nobel hoà bình vì những nỗ lực của ông trong việc bình thường hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Năm 2003 học trò của ông, Roh Moo-hyun kế nhiệm chức Tổng thống Hàn Quốc.

Hằng ngày vẫn có công dân biểu tình chính trị trước Nhà Xanh sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ phi thường, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hóa mới (NICs). Năm 2004 GDP của Hàn Quốc là 680 tỉ USD (Đô la Mỹ), đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là “Kỳ tích sông Hàn”.

Tái thống nhất (Tongil) với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được kí kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía CHDCND Triều Tiên. Tổng thống Roh Moo-hyun đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.

Năm 2000, hai chính phủ đã chính thức gặp gỡ với nhau. Cuộc gặp gỡ này được xem như thắng lợi của chính sách ánh dương trong việc bình thường hoá quan hệ hai miền Triều Tiên.

Chính trị

[

sửa

]

Người đứng đầu Đại Hàn Dân quốc là Tổng thống do dân trực tiếp bầu ra mỗi năm năm một lần và không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định. Chức vụ thủ tướng cũng như bộ trưởng phải được sự thông qua của quốc hội.

Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện và được gọi là 국회 (國會, Gukhoe, Quốc hội). Đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần. Quốc hội có tất cả 299 đại biểu.

Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là Toà án tối cao. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ định ba người trong số này, ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của tổng thống. Chánh án toà án tối cao là người chỉ định ba thẩm phán còn lại.

Kinh tế

[

sửa

]

Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng.

Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). Năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 tăng 6,2% cao hơn so với dự kiến sơ bộ đưa ra trước đó là 6,1%

Con người

[

sửa

]

Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon (Lê Thái Viện). Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu “làng Liên hiệp quốc” bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.

Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Stalin đã đưa hàng ngàn người Triều Tiên tới đó. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).

Vùng

[

sửa

]

Thành phố

[

sửa

]

  • Seoul (서울) – thủ đô năng động 600 năm tuổi của Hàn Quốc, một sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại
  • Busan (부산, 釜山) – thành phố lớn thứ hai và là một thành phố cảng lớn của Hàn Quốc.
  • Incheon (인천, 仁川) – cảng đông đúc thứ hai trong cả nước, vị trí của sân bay quốc tế lớn nhất của đất nước
  • Daegu (대구, 大邱) – một thành phố quốc tế, phong phú với truyền thống cổ xưa và điểm tham quan
  • Daejeon (대전, 大田) – một thành phố lớn và năng động nằm ở tỉnh Chungnam
  • Gwangju (광주, 光州) – trung tâm hành chính và kinh tế của khu vực, thành phố lớn nhất trên địa bàn tỉnh
  • Gyeongju (경주, 庆州) – cố đô của Vương quốc Silla
  • Jeonjul (전주, 全 州) – từng là thủ đô tinh thần của triều đại Joseon, tại một trung tâm hàng đầu của nghệ thuật đầy với các bảo tàng, đền Phật giáo cổ đại, và lịch sử di tích
  • Chuncheon (춘천, 春川) – thành phố thủ phủ của tỉnh Gangwon, được bao quanh bởi hồ và núi và nổi tiếng với các món ăn địa phương, dakgalbi và makguksu

Các điểm đến khác

[

sửa

]

  • Vườn quốc gia Seoraksan – trải rộng trên bốn thành phố và các quận, công viên quốc gia nổi tiếng nhất của đất nước và dãy núi
  • Andong – lịch sử giàu truyền thống Khổng giáo và nhà của làng dân gian sống
  • Ansan – một thành phố ở tỉnh Gyeonggi ở bờ biển Hoàng Hải
  • Guinsa – Trụ sở núi non hùng vĩ của Cheondae phái Phật giáo
  • Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) – Khu du lịch chỉ trên thế giới mà chiến tranh lạnh vẫn là thực tế
  • Boseong – những ngọn đồi bao phủ với chè xanh nơi bạn có thể đi dạo dọc theo một con đường nhiều cây cối và dừng lại ở một spa gần đó để uống trà phát triển nhà và đi tắm biển.
  • Yeosu – một trong những thành phố cảng đẹp nhất của đất nước đặc biệt là vào ban đêm, được đề cử đăng cai World Expo 2012. Nổi tiếng với hải sản và những bãi biển của nó, bạn có thể truy cập một số hòn đảo trong Công viên hải dương Hallyeo với hành trình hoặc xem hoàng hôn từ cầu Dolsan tuyệt vời của nó hoặc quán cà phê lãng mạn gần bến du thuyền.
  • Jindo – thường liên kết với các con chó có nguồn gốc từ khu vực đó, các Jindo, mỗi năm người đổ về khu vực này để chứng kiến ​​sự chia tay của biển và tham gia với các lễ hội đi kèm
  • Ulleungdo – hòn đảo xa xôi danh lam thắng cảnh ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo

Đến

[

sửa

]

Các công dân của hầu hết các nước sẽ nhận được visa khi nhập cảnh hợp lệ từ 30 đến 90 ngày. Trang web chính thức của Chào Hàn Quốc có các chi tiết mới nhất. Lưu Ý rằng đảo Jeju là một tỉnh tự trị với điều kiện nhập cảnh thoải mái hơn so với miền Hàn Quốc đại lục.

Hàn Quốc có hệ thống điện tử theo dõi kỹ tất cả mọi người đến và đi, do đó, không ở quá hạn thị thực của bạn. Việc bạn vi phạm sẽ ở dẫn kết quả bạn có khả năng bị cấm tái nhập cảnh, và có thể bị truy tố.

Quân nhân đi du lịch dưới dạng SOFA đến Hàn Quốc không cần phải có hộ chiếu nhập cảnh, miễn là họ giữ một bản sao của đơn đặt hàng du lịch và một căn cước quân đội. Mặt khác những người phụ thuộc của họ phải có hộ chiếu và A-3 visa nhập cảnh.

Bằng đường hàng không

[

sửa

]

Hàn Quốc có nhiều sân bay quốc tế, tuy nhiên, chỉ một số ít thực sự có các tuyến bay quốc tế theo lịch trình. Hàn Quốc đã trải qua một giai đoạn xây dựng sân bay ồ ạt trong thập kỷ qua. Nhiều đô thị lớn đã dành riêng hoạt động các sân bay có thể chỉ phục vụ một số ít các chuyến bay một tuần.

Sân bay quốc tế Incheon, khoảng 1 giờ về phía tây Seoul, là sân bay lớn nhất của đất nước và được phục vụ bởi nhiều hãng hàng không quốc tế. Có rất nhiều lựa chọn cho bay có từ các địa điểm trên khắp Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, và thậm chí cả các tuyến đường đến Nam Mỹ và Châu Phi. Sân bay này cũng thường xuyên được đánh giá là hoạt động tốt nhất và sân bay được thiết kế tốt nhất trên thế giới. Có xe buÝt trực tiếp giữa các thành phố mà đi du lịch từ ngoài sảnh đến quốc tế với nhiều địa điểm trên khắp Hàn Quốc. Tại sân bay này có một tuyến tàu cao tốc mới đi trực tiếp vào cả hai Seoul Gimpo sân bay và ga Seoul. (Có một khu vực làm thủ tục lên máy bay của hãng hàng không trong nhà ga Seoul.)
Sân bay Quốc tế Busan Gimhae có kết nối quốc tế đến Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines và Việt Nam. Ngoài ra còn có một chuyến bay Lufthansa từ Munich, Đức. Ginhae cũng có một vài chuyến bay một ngày trực tiếp từ Seoul Incheon, đó là thuận tiện hơn nhiều so với việc thay đổi đến Gimpo sân bay Seoul sau khi một chuyến bay quốc tế dài.
Jeju có các chuyến bay từ các thành phố của Hàn Quốc cũng như các chuyến bay quốc tế đến các thành phố lớn của Nhật Bản và Trung Quốc.
Gimpo sân bay Seoul cung cấp các chuyến bay nội địa đến các thành phố Nam nhất Hàn Quốc, và là “thành phố đưa đón” các dịch vụ quốc tế từ Tokyo-Haneda, Bắc Kinh và Thượng Hải-Hồng Kiều là khá thuận tiện. Bạn có thể kết nối từ sân bay Incheon hoặc bằng tàu hỏa hoặc xe buÝt limousine.
Sân bay Yangyang là một sân bay rất yên tĩnh ở xa Đông Bắc của đất nước. Korea Express Air cung cấp các chuyến bay nội địa từ sân bay quốc tế Gimhae Busan, Seoul Gimpo, và sân bay Gwangju. Cũng có các tuyến bay thuê chuyến với các thành phố Trung Quốc. Sân bay này cũng là sân bay gần công viên quốc gia Seoraksan và các bộ phận của Đông Bắc Gangwon-do.
Korean Air và Asiana là các hãng hàng không chính đến và đi từ Hàn Quốc. Có một số lượng ngày càng tăng của các hãng hàng không bao gồm Air Busan và Jeju Air không bay cả đường bay nội địa và quốc tế.

Bằng tàu hỏa

[

sửa

]

Đường sắt Nhật Bản và đường sắt Hàn Quốc có một thỏa thuận mà chuyến tàu giữa các quốc gia có thể được hoàn thành thông qua một cuộc hành trình phà ở giữa. Du khách đến từ tàu hoặc tiếp tục vào Nhật Bản có thể mua vé đặc biệt thông qua đưa ra mức giảm giá 30% trên các dịch vụ KTX và 9-30% trên Busan – Fukuoka phà cũng như tàu Nhật Bản.

Đi đến Bắc Triều Tiên bằng tàu hỏa không phải là một lựa chọn. Có một đường xe lửa kết nối mạng đường sắt Hàn Quốc với Bắc Triều Tiên và thậm chí cả một trạm đường sắt Hàn Quốc hoạt động (mặc dù không có xe lửa dự kiến) trên biên giới. Tuy nhiên không có lưu lượng truy cập và có thể sẽ vẫn còn nhiều hơn một tuyên bố chính trị hơn là một lựa chọn du lịch tiềm năng trong thời gian tới.

Bằng ô-tô

[

sửa

]

Bằng xe buýt

[

sửa

]

Bằng tàu thuyền

[

sửa

]

Lưu ý rằng các dịch vụ được liệt kê ở đây có thể thay đổi thường xuyên, và các trang web tiếng Anh có thể không được cập nhật với thông tin mới. Hãy xác minh trước khi đi du lịch.

Tàu cánh ngầm con bọ từ Japan: Bến phà Quốc tế Busan là cảng biển lớn nhất trong nước và cung cấp các chuyến phà chủ yếu đến và đi từ Nhật Bản. Có kết nối phà khá thường xuyên từ Busan đến Nhật Bản.Tàu cánh ngầm con bọ phục vụ của JR từ Busan đến Fukuoka quản lý các chuyến đi chỉ dưới ba giờ với tối đa năm kết nối một ngày, nhưng tất cả các liên kết khác là qua đêm phà chậm, chẳng hạn như dịch vụ của Công ty phà Pukwan và đến Shimonoseki từ chi phí từ $ US60 (một chiều). Một phà Busan-Osaka được điều hành bởi Công ty TNHH Panstar.

Bến phà Quốc tế Incheon 1 (Yeonan Budu, 연안 부두) có dịch vụ cho một số thành phố ở Trung Quốc, chẳng hạn như Uy Hải, Đan Đông, Thanh Đảo và Thiên Tân. Các nhà điều hành lớn nhất là Jinchon [12], nhưng cảng Incheon có danh sách đầy đủ trên trang web của họ. Các cảng Trung Quốc Rizhao, Rongcheng và Lianyungang, tất cả ở tỉnh Sơn Đông, cũng có thể được truy cập bằng phà từ Pyeongtaek.

Ngoài ra còn có chuyến khởi hành hàng tuần từ Sokcho (Gangwon-do) đến Vladivostok từ 270 đô la Mỹ được điều hành bởi Công ty TNHH phà Dong Chun.

Đi lại

[

sửa

]

Ngôn ngữ

[

sửa

]

Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào hệ ngôn ngữ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.

Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul – chữ viết chính của người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).

Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.

Mua sắm

[

sửa

]

Chi phí

[

sửa

]

Thức ăn

[

sửa

]

Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.

Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.

Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap – có nghĩa là “cơm trộn” (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.

Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.

Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và “nu lung ji” (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.

Đồ uống

[

sửa

]

  • Rượu soju: là loại rượu nổi tiếng nhất của Triều Tiên.
  • Rượu Majuang: là loại rượu vang thông dụng nhất của Triều Tiên. Loại rượu này làm từ nho Hàn Quốc với rượu Pháp hoặc rượu Mỹ. Hiện có trên 100 loại rượu vang và rượu khác nhau ở Triều Tiên.
  • Bia: Bia bán chạy tại Triều Tiên là các loại bia nhẹ như của Đức, tương tự như các loại bia ở châu Âu và châu Á. Các nhãn hiệu phổ biến bao gồm: Cass, Hite (các dòng sản phẩm: Hite, Hite Prime, Hite Prime Max), Cafri, Oriental Brewery (bia nhẹ và bia khô có thành phần là gạo), Taedonggang (một nhãn hiệu bia của Bắc Triều Tiên, được bán ở dạng chai tại một số tiệm bia ở Nam Triều Tiên).

Cũng có một số loại bia được sản xuất với số lượng hạn chế, như:

  • Praha (ở tỉnh Gangnam)
  • Platinum (ở tỉnh Agpujeong và Gangnam)
  • Jung-ang Micro Brewery (ở Ansan)
  • German Brauhaus (ở Ansan)
  • Three Dragons (ở Sinchon)
  • Rosenbräu (ở Ilsan)

Yakju là một loại rượu tinh chế, lên men từ lúa gạo, nổi tiếng nhất với tên gọi cheongju. Takju là một loại rượu đặc chưa qua tinh chế, làm từ hạt gạo, nổi tiếng nhất với tên gọi makkoli (막걸리), một loại rượu vang làm từ gạo, có màu trắng sữa, mà nông dân thường uống.

Rượu vang Triều Tiên được chia thành rượu trái cây và rượu thảo dược. Rượu cây xiêm gai (Acacia), rượu mận, rượu mộc qua Trung Quốc, rượu anh đào, rượu trái thông, rượu trái lựu là thông dụng nhất. Rượu nhân sâm(insamju), là loại rượu thường được pha loãng và bán sang phương Tây như một loại đồ uống tăng lực, tương tự Red Bull.

Chỗ nghỉ

[

sửa

]

Học

[

sửa

]

Chế độ giáo dục của Hàn Quốc hình thành theo dạng: 6-3-3-4. Trong đó giáo dục bắt buộc là 9 năm, tiểu học là 6 năm và trung học cơ sở là 3 năm. Học kì 1 được bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, học kì 2 từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có hai kì nghỉ là nghỉ hè(tháng 7 đến tháng 8) và nghỉ đông(tháng 12 đến tháng 2 năm sau).

Đào tạo Đại học ở Hàn Quốc được chia thành: Đại học (4 năm), Đại học chuyên ngành (2 năm) và Đại học trực tuyến. Số năm học bao gồm: 5 năm hoặc 6 năm(đối với các ngành y, đông y, nha khoa).

Các bậc học vị thường gồm ba môn chuyên ngành như: văn học, luật, tôn giáo học, chính trị học, kinh tế học, kinh danh, hành chính, giáo dục, thư viện, khoa học-tự nhiên, công nghệ, nha khoa, dược học, địa lí, thú y, thủy sản, mĩ thuật, âm nhạc… Các trường đại học thường tổng hợp các môn.

Làm

[

sửa

]

An toàn

[

sửa

]

Y tế

[

sửa

]

Tôn trọng

[

sửa

]

Liên hệ

[

sửa

]

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!

Rate this post

Viết một bình luận