Hàng VNXK là gì? Phân biệt hàng Việt Nam xuất khẩu với hàng giả?
Hàng Việt Nam xuất khẩu chắc không còn xa lạ đối với mọi người tiêu dùng, là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về các mặt hàng thời trang như quần áo, giày dép có mục đích xuất khẩu, nhưng vì một vài nguyên nhân mà được tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hàng Việt Nam xuất khẩu được xem là “hàng xịn” và nhiều người dùng “cái nhãn” đó để cho ra đời các loại hàng giả, hàng nhái.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Hàng VNXK là gì?
Hàng Việt Nam xuất khẩu là các loại hàng hóa được các thương hiệu nổi tiếng đặt hàng theo đơn, thực hiện gia công tại Việt Nam sau đó xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và không được bán tại thị trường nội địa.
Hàng Việt Nam xuất khẩu là hàng hóa chính hãng và có tiêu chuẩn rất khắt khe theo từng thương hiệu. Yêu cầu để gia công hàng Việt Nam xuất khẩu là phải có nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, diện tích nhà máy lớn,…các sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được kiểm duyệt bởi cá nhân được thương hiệu cử đến. Toàn bộ phụ kiện, nguyên vật liệu trước khi gửi sang sản xuất cũng được kiểm tra chặt chẽ để tránh tình trạng dư thừa quá nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hàng Việt Nam xuất khẩu là nguồn nhân lực trong nước đắt đỏ và khan hiếm, các thương hiệu sẽ tìm 1 nguồn cung cấp nhân lực mới, với giá thành rẻ. Tất nhiên các hãng sẽ đưa dây chuyền sản xuất (chất liệu, công nghệ, máy móc, tiêu chuẩn, quản lý…..) của họ vào, công nhân sẽ được đào tạo làm việc theo dây chuyền đó. Theo số liệu từ năm 2010 thì tại Việt nam có khoảng trên 3000 công ty sản xuất hàng dệt may xuất khẩu với thị phần hàng dệt may xuất khẩu tại 3 thị trường chính là : Mỹ (55-57%), EU (20%) và Nhật (10%) và Việt Nam đứng trong Top 05 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế giới.
Hàng Việt Nam xuất khẩu về nguyên tắc không được bán tại thị trường Việt Nam, chỉ trong các trường hợp sau:
– Hàng mẫu: Đây là loại hàng cao cấp nhất, được các thương hiệu gửi tới để các đơn vị gia công làm theo, vì vậy số lượng rất hạn chế nhưng lại cực kỳ chất lượng. Hàng mẫu không phải là hàng Việt Nam xuất khẩu phổ biến và chỉ được bán khi đã kết thúc hợp đồng gia công.
– Hàng dư: Mặc dù đã được tính toán rất kỹ lượng về nguyên vật liệu sản xuất nhưng đôi khi vẫn có thể dư thừa, điều đó cho phép các đơn vi gia công sau khi hoàn thành đơn hàng cho công ty mẹ thì hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu thừa để sản xuất thêm. Thông thường hàng xuất dư sẽ không được hoàn thiện như hàng xuất khẩu gốc, có thể thiếu một vài chi tiết. Đây cũng là một trong các hàng Việt Nam xuất khẩu không phổ biến.
Khi làm các công ty thường làm dư ra từ 3-5% để dự phòng bù hợp đồng khi có vấn đề xảy ra. Sau khi hàng được xuất đi từ 3-6 tháng công ty VN sẽ được phép thanh lý. Nói chung mặt hàng này chất lượng tốt, tuy nhiên cũng có hàng lỗi trong đó.
– Hàng lỗi: Đây là các mặt hàng không đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chuẩn để đem đi xuất khẩu theo yêu cầu của công ty đặt hàng. Về nguyên tắc hàng lỗi sẽ phải bị tiêu hủy, tuy nhiên với việc lãng phí như vậy thì tại Việt Nam người ta tuồn ra ngoài và bán với mức giá rẻ hơn để kiểm thêm lợi nhuận. Thực tế, hàng lỗi không quá nhiều, bởi thường các đơn vị gia công phải làm việc rất cẩn thận và tỷ mỉ.
Xem thêm: Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
– Hàng lên: là hàng được ráp ngoài nhà máy, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Về mẫu mã thì không có gì khác hàng Việt Nam xuất khẩu được ráp bên trong nhà máy vì được dùng cùng 1 loại nguyên liệu (nguyên liệu được tuồn ra ngoài bằng 1 cách nào đó). Tuy nhiên chất lượng keo và đường chỉ may không bảo đảm.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến hàng Việt Nam xuất khẩu có thể bán tại Việt Nam là do bị hủy hợp đồng của công ty đặt hàng, tuy nhiên trường hợp này rất rất ít.
Hàng Việt Nam xuất khẩu có giá thành thường đắt hơn so với các loại hàng khác bởi nó có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không đại trà và đặc biệt là quy trình gia công rất hoàn thiện. Tất cả các sản phẩm đều có thiết kế và thông số kỹ thuật. Ví dụ: áo nỉ được thiết kế phía trước áo và ống tay có 1 lớp lót để chống gió, hoặc nỉ dày, (khi đi đường thì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh), còn phía sau áo được thiết kế 1 lớp lót mỏng hoặc lưới, để thoáng ở lưng. Từ những phân trên, chắc hẳn người đọc cũng hiểu được rằng, không dễ gì có thể mua được hàng Việt Nam xuất khẩu tại Việt Nam, vì vậy, cần cân nhắc đặc biệt để lựa chọn và trả giá cho đúng các sản phẩm mà mình tin dùng.
2. Phân biệt hàng Việt Nam xuất khẩu với hàng giả:
Hàng giả là hành vi giả mạo một thương hiệu và sản phẩm đáng tin cậy. Hàng giả thiệt hại đến danh tiếng của công ty và niềm tin của người dùng trên thị trường toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến doanh nghiệp cũng như người dùng gieo hạt niềm tin vào các sản phẩm làm thương hiệu uy tín.
Hàng giả là việc sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, buôn bán hàng tiêu dùng không phải là hàng thật nhưng được thiết kế, nhãn hiệu giống với hàng thật nhằm đánh lừa người tiêu dùng tin rằng hàng thật. Hàng giả cũng bao gồm việc dán nhãn hiệu hoặc biểu tượng của một thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng vào một sản phẩm, mặc dù sản phẩm đó không thực sự được sản xuất hoặc được ủy quyền bởi thương hiệu đó.
Nói một cách dễ hiểu, hàng giả là hàng nhái của sản phẩm thật được sản xuất mà không có sự chấp thuận của chủ sở hữu thương hiệu. Các sản phẩm giả thường có chất lượng thấp hơn đáng kể so với hàng thật và thậm chí có thể gây nguy hiểm, vì chúng thường được sản xuất kém hoặc sử dụng các hóa chất và vật liệu nguy hiểm hoặc độc hại. Thật không may, nhiều công ty nổi tiếng và thành công, trải dài hầu hết mọi ngành, lại trở thành nạn nhân của hàng giả. Mặt khác, đồ nhái được thiết kế để trông giống như các sản phẩm đích thực, nhưng chúng không phải là bản sao chính xác và có thể khác theo một số cách.
Ở hầu hết các quốc gia, việc sản xuất và bán các sản phẩm giả bị cấm theo quy định của pháp luật và có thể dẫn đến các hình phạt dân sự và / hoặc hình sự. Nói chung, chủ sở hữu thương hiệu có thể kiện những người làm hàng giả để bồi thường thiệt hại và yêu cầu lệnh (hoặc lệnh của tòa án) để ngăn chặn những kẻ làm hàng giả tiếp tục sản xuất và bán hàng giả. Ngoài ra, ở một số quốc gia nhất định, chính phủ có thể phạt tiền, thậm chí bỏ tù những người hoặc nhà sản xuất bị kết tội bán hàng giả.
Như vậy, việc phân biệt hàng Việt Nam xuất khẩu và hàng giả là vấn đề quan trọng, thực tế hãy suy nghĩ rằng nếu bạn mua một mặt hàng và người ta quảng cáo rằng đó là hàng Việt Nam xuất khẩu nhưng số tiền bạn bỏ ra cực kỳ rẻ là điều không thể. Bởi những phân tích ở mục 1 chắc hẳn cũng giúp bạn hiểu được điều đó.
Xem thêm: Invoice là gì? Cách ghi ngày tháng của Invoice hàng hóa xuất khẩu
Hiện nay, rất nhiều mặt hàng giả đang gắn nhãn hàng Việt Nam xuất khẩu, trong đó, cần chú ý đến hàng nhái được sản xuất Trung Quốc và hàng lên:
– Hàng nhái của Trung Quốc: Đây là hàng được làm tại Trung Quốc theo các mẫu hot nhất, mẫu mã đa dạng, size luôn luôn đủ, số lượng không hạn chế, có thể đặt hàng một cách dễ dàng.
Ưu điểm: Mẫu mã đa dạng có thể đặt hàng một cách dễ dàng. Thoạt nhìn không có gì khác nhiều so với hàng thật.
Nhược điểm: Chất lượng rất thấp, thời gian sử dụng ngắn, không phục vụ triệt để nhu cầu sử dụng của người mua.
– Hàng Việt Nam xuất khẩu gốc: Là hàng được gia công theo đơn đặt hàng của các thương hiệu nổi tiếng và xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.
Ưu điểm: đúng chất lượng, mẫu mã đẹp, độc đáo, đặc biệt là thường có giá trị.
Nhược điểm: số lượng hạn chế, giá thành thường cao.
– Hàng lên Việt Nam:
Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục xuất khẩu lao động trực tuyến miễn phí
Khác biệt lớn nhất giữa hàng Việt Nam lên và hàng Việt Nam xuất khẩu gốc đó là hàng Việt Nam xuất khẩu gốc được gia công trong nhà máy, còn hàng Việt Nam lên được gia công bên ngoài bằng những nguyên liệu tuồn ra từ nhà máy.
Ưu điểm, nhược điểm của hàng lên Việt Nam khá giống với hàng nhái của Trung Quốc.
Nói chung, hàng giả chưa bao giờ được ủng hộ tuy nhiên, thật không may, hàng giả đôi khi được tìm thấy trong các cửa hàng dường như hợp pháp và chúng được bán thông qua nhiều cửa hàng khác nhau, bao gồm chợ trời, chợ trực tuyến, người bán hàng rong và các cá nhân trên các nền tảng truyền thông xã hội quảng cáo sản phẩm để bán. Những kẻ làm hàng giả liên tục điều chỉnh các chiến lược bán hàng và vận chuyển của họ để tránh bị phát hiện và các trở ngại pháp lý. Và cách để tẩy chay hiệu quả nhất hoàn toàn vào người tiêu dùng nếu chúng ta biết cách phân biệt.