Hàng box là gì

Fullbox nghĩa là gì? Bạn đã nghe nhiều đến thuật ngữ này khi mua sắm các loại hàng hóa. Tuy nhiên, bản chất của fullbox là gì và các lưu ý khi mua hàng fullbox ra sao, bạn vẫn chưa thật sự nắm rõ. Hãy cùng Phế Liệu Hà Nội khám phá ngay thông tin thú vị về hàng fullbox qua bài viết dưới đây nhé.

Fullbox là gì?

Hàng full box là gì?

Full box hiểu nôm na theo tiếng Việt có nghĩa là đầy hộp. Khi một sản phẩm, vật dụng bất kỳ full box cũng đồng nghĩa với việc tất cả những gì cần thiết đã được đơn vị sản xuất bán ra trang bị để đi kèm với sản phẩm. Những vật đó người ta còn gọi là phụ kiện.

Bạn đang xem: Hàng like new fullbox là gì

Hàng full box là gì?

Hàng full box là gì?

Fullbox là thuật ngữ được sử dụng để chỉ rất nhiều đồ vật, hàng hóa hay sản phẩm khác nhau, có thể là: điện thoại, giày dép, đồng hồ, kính, son hay túi xách…

Có thể bạn quan tâm:

Founder là gì ?

Content là gì ?

Phần mềm kiểm tra tốc độ đánh máy

Điện thoại fullbox là gì?

Điện thoại fullbox là từ để chỉ những chiếc điện thoại có đầy đủ phụ kiện đi kèm, tính từ lúc khui hộp, nhà sản xuất không thêm hay bớt bất kỳ món đồ gì.

Hiểu đơn giản như thế này, khi mua một chiếc điện thoại mới hoàn toàn, bạn mở hộp và sử dụng những phụ kiện bên trong, sau đó lại cho vào như cũ. Đó chính là fullbox.

Đối với các dòng điện thoại có thể tháo rời được thì trong hộp sản phẩm khi mua mới sẽ có thêm 1 cục pin rời và 1 sạc pin rời. Bên cạnh đó, còn có thêm hộp đựng pin, miếng dán màn hình, bút cảm ứng… tùy từng dòng điện thoại và nhà sản xuất khác nhau.

Tham khảo thêm: Tài trợ [Financing] là gì? Vai trò của tài trợ

Từ khái niệm điện thoại fullbox, iPhone fullbox là gì cũng được hiểu theo nghĩa tương tự. Đó là chiếc điện thoại mới 100%, có đầy đủ các phụ kiện đi kèm để hỗ trợ việc sử dụng của người dùng đạt hiệu quả cao nhất.

Hàng like new là gì?

Like new có nghĩa là gì?

Like new chính là các sản phẩm như: điện thoại, túi xách, đồng hồ, …đã qua sử dụng, tuy nhiên, về hình thức thì vẫn còn mới và chưa qua sửa chữa. Các sản phẩm like new có đặc điểm đó là mức giá rẻ hơn so với hàng mới.

Like new có nghĩa là gì?

Điện thoại like new là gì?

Like new có nghĩa là gì?

Khác với những chiếc điện thoại, iPhone fullbox, điện thoại like new được hiểu là điện thoại đã qua sử dụng, tuy nhiên, độ mới vẫn đạt từ 90 – 99%.

Giá bán của các chiếc điện thoại like new sẽ thấp hơn khoảng 20 – 30% so với các sản phẩm mới 100% và các tính năng, chế độ bảo hành được thực hiện dài hạn. Do đó, bạn có thể cân nhắc để đưa ra quyết định mua sắm phù hợp, cân đối được cả về yếu tố tài chính.

Likenew fullbox là gì?

Đây là thuật ngữ chỉ những sản phẩm điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, laptop… vẫn còn fullbox, nguyên đai nguyên kiện, chưa từng sửa chữa và có độ mới đạt khoảng 99%.

Hàng nguyên seal có nghĩa là gì?

Khái niệm hàng nguyên seal

Seal dịch sang tiếng Việt có ý nghĩa là con dấu được niêm phong. Hàng nguyên seal chỉ các sản phẩm, hàng hóa như: điện thoại, túi xách, đồng hồ… vẫn còn nguyên tem dấu niêm phong dán trên bề mặt hoặc xung quanh của sản phẩm đó.

Điện thoại nguyên seal là gì?

Là những chiếc điện thoại đó chưa được kích hoạt, khởi động, đồng thời, có chứa đầy đủ các phụ kiện đi kèm. Có thể các phụ kiện kèm theo ở mỗi thương hiệu sản xuất điện thoại là khác nhau, tuy nhiên, đối với các hàng nguyên seal thì đều được đóng dấu một cách cẩn thận trước khi phân phối ra thị trường.

Hiện nay, có 2 loại seal thông dụng nhất, đó là: giấy dán và nilon bọc nguyên hộp.

Nguyên bản là gì?

Hàng nguyên bản là những sản phẩm còn nguyên, sau khi bạn mở ra để sử dụng, rồi cất vào hộp và bán lại. Cách dễ hiểu nhất đó là những mặt hàng còn nguyên vẹn so với bản ban đầu của nó, chưa qua sửa chữa hoặc có bất kỳ sự tác động nào.

Những điều cần biết về hàng fullbox

Hàng fullbox không có nghĩa là mới 100%

Trên lý thuyết, hàng fullbox là những hàng đầy đủ, tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị một tâm lý: các sản phẩm đó có thể đã qua sử dụng một hoặc thậm chí là nhiều lần. Do đó, cần cân nhắc trước khi lựa chọn để đảm bảo chất lượng được tốt nhất.

Xem thêm: Showreel là gì? Tầm quan trọng của Showreel trong thiết kế

Ví dụ, khi bạn mua một chiếc điện thoại mới từ nhà sản xuất thì chắc chắn sản phẩm là hàng fullbox, còn nguyên vẹn 100%, hay còn gọi là hàng mới zin. Tuy nhiên, khi bạn mua qua tay một bên trung gian nào đó, thì chiếc điện thoại lúc này chỉ đảm bảo yếu tố có phụ kiện đi kèm, còn vấn đề chất lượng có tốt hay không, thì sẽ phụ thuộc vào quá trình người sử dụng.

Cũng là hàng fullbox, song, so với việc mua từ nhà sản xuất thì mua qua tay người khác sẽ có mức giá mềm hơn, đặc biệt là đối với các thương hiệu nổi tiếng.

Hàng fullbox

Hàng fullbox không phải là hàng dựng

Hàng fullbox

Có không ít người nhầm lẫn giữa hàng fullbox và hàng dựng là giống nhau, tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy.

Bởi, hàng dựng là hàng được dựng, chỉnh sửa và đóng gói lại. Các sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau sau khi được nhập từ nhiều nước, doanh nghiệp khác nhau trên thế giới, sẽ đưa vào nhà máy. Tại đây, họ sẽ tiến hành việc thay thế, tái chế lại các sản phẩm đã qua sử dụng và dựng nên một sản phẩm mới.

Điểm khác nhau giữa hàng dựng và hàng fullbox đó là hàng fullbox không qua sửa chữa, thay đổi, còn hàng dựng được thay thế và sửa chữa từ nhiều linh kiện, phụ kiện khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Nên dùng hàng tester hay hàng fullbox

Hàng tester hay còn hiểu là hàng dùng thử, được công ty sản xuất ra để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Ưu điểm của hàng tester:

+ Do là hàng dùng thử nên người dùng sẽ không cần lo đến việc hàng thật hay hàng giả, bởi đây là sản phẩm giới thiệu thì chắc chắn 100% là hàng chất lượng do công ty sản xuất, phân phối.

+ Người tiêu dùng sẽ không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn để sở hữu hàng tester, vì giá của nó mềm hơn những sản phẩm khác.

Nhược điểm của hàng tester:

+ Hàng tester thường có hình thức không đẹp mắt như các bản chính thức, do đó, nếu không yêu cầu quá cao về vẻ bề ngoài thì bạn có thể lựa chọn các sản phẩm này.

Còn đối với hàng fullbox, hình thức lại là một điểm cộng, vì các sản phẩm được thiết kế rất đẹp mắt. Tuy nhiên, để sở hữu được một sản phẩm chất lượng, hạn chế rủi ro khi bỏ ra một số tiền lớn thì khách hàng cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua sắm.

Trên đây là thông tin tổng hợp về hàng fullbox là gì, like new là hàng gì ?… cùng với đó là các đặc điểm của hàng fullbox… Hy vọng rằng kiến thức trên sẽ có ích cho bạn đọc, để từ đó có được sự chọn lựa các sản phẩm fullbox, like new… hợp lý.

Xem thêm: PHÙ HIỆU Ô TÔ LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÙ HIỆU – BA GPS

Hiện có 2 loại CPU trên thị trường là hàng Box và CPU hàng Tray, vậy chúng có điểm khác biệt như nào thì các bạn hãy cùng PKMacBook phân tích nhé!

I. CPU hàng Box là gì?

CPU hàng Box là những mẫu CPU khi được xuất xưởng được đóng trong hộp giấy thông thường và chúng có đầy đủ các phụ kiện đi kèm như: Fan, keo tản nhiệt [nếu có] và chắc chắn là chúng sẽ có bao bì bằng hộp giấy in một loạt các thông tin liên quan đến thông số và nhà sản xuất. Việc đóng CPU trong hộp là một điều tất yếu để vận chuyển chúng và làm Marketing [quảng cáo] thị trường, việc những chiếc hộp có dấu hiệu nhận dạng riêng sẽ giúp cho mọi người biết được đây là CPU hãng nào, đời nào, giá bao nhiêu,… Tuy nhiên, chính vì việc phải đóng gói thêm hộp, phụ kiện, mực in,… Nên CPU hàng Box sẽ phải gánh thêm một khoản phí khiến chúng có giá thành cao hơn.

II. CPU hàng Tray là gì?

Đối với những nhà sản xuất OEM như HP, Dell,… thì việc nhập số lượng CPU không chỉ đơn thuần là 10-20 con mà họ sẽ nhập một lúc từ nghìn con tới chục nghìn con. Bạn hãy thử tưởng tượng việc mà nhân viên của các hãng OEM đó phải ngồi bóc hộp chục nghìn con CPU xem ra sao, vừa tốn thời gian, vừa tốn sức, lại vừa thải ra nhiều rác thải và đặc biệt nhất là “tốn tiền”. Đối với các nhà sản xuất OEM thì họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên việc cắt giảm được gì là họ cắt giảm hết. Chính vì điều đó mà các OEM không nhập CPU Box như bình thường mà họ nhập CPU Tray, CPU Tray hay còn gọi là CPU đóng theo khay, theo lô. Một Tray [khay] CPU thường từ chục con đến vài chục con và chúng “trần như nhộng”, có nghĩa là không có vỏ hộp, phụ kiện mà chỉ có đúng CPU mà thôi. Thông qua việc nhập hàng như vậy mà trên thị trường xuất hiện thuật ngữ CPU hàng Tray nhằm ám chỉ các CPU không có hộp, chỉ có mỗi CPU mà thôi.

Bên cạnh đó, CPU hàng Tray được các nhà OEM đàm phán với các nhà cung cấp sản phẩm để có chế độ bảo hành khác nhau. Điều này thì chỉ có các nhà OEM với các nhà cung cấp biết chứ chúng ta không biết được đâu. Họ mua theo lô, theo khay nên chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn và chế độ bảo hành cũng sẽ khác vì các mẫu CPU bây giờ đa số bảo hành kèm hộp [Series Number nằm trên hộp].

III. Các câu hỏi xoay quanh CPU Tray và CPU Box

1. CPU Tray và CPU Box có phải hàng chính hãng không?

Câu trả lời 100% là có! Chúng đều là CPU chính hãng sản xuất nhưng chỉ khác nhau trong khâu đóng gói và cung cấp sản phẩm tới nhóm người sử dụng khác nhau.

2. CPU Tray có chất lượng giống CPU Box không?

Câu trả lời là có! Nếu chúng có cùng một mã sản phẩm thì chắc chắn chúng có chất lượng, hiệu năng như nhau vì đều theo một thông số chuẩn từ nhà sản xuất đưa ra. Tuy nhiên có một số nhà OEM yêu cầu CPU Tray có thông số khác biệt so với bản gốc nhưng họ sẽ đánh mã sản phẩm khác nên các bạn sẽ nhận ra ngay.

3. Bảo hành của CPU Tray khác gì với CPU Box?

CPU Box hiện nay đang được các hãng hỗ trợ bảo hành chính hãng 03 năm [AMD và Intel] cho người sử dụng cuối và được hỗ trợ bảo hành thông qua các cửa hàng phân phối, cửa hàng có liên kết với hãng. Đại loại các bạn có thể hiểu rằng các bạn mua CPU Box ở đâu thì đem qua đó bảo hành, nhưng hãy mang theo cả vỏ hộp nhé để tránh bị “hành”!

CPU Tray thì ngược lại hoàn toàn vì nó không được Intel cho hướng chế độ bảo hành 3 năm mà chế độ bảo hành của nó [nếu có] phụ thuộc vào thoả thuận giữa nhà sản xuất máy tính đã bán nó và đơn vị OEM cũng như phân phối sản phẩm [như đã nói bên trên].

4. Sự chênh lệch giá của CPU Tray và CPU Box

Chính vì việc bảo hành “tận răng” và trang bị đầy đủ phụ kiện, hộp nên CPU Box có mức giá thành cao hơn so với CPU Tray. Nhưng sự chênh lệch đó không quá nhiều đâu nên các bạn đừng đắn đo nhiều làm gì. Trừ những trường hợp bất đắc dĩ các bạn mới nên chọn CPU Tray mặc dù biết là CPU ít khi lỗi nhưng chúng chỉ là “ít” chứ không phải là 100% không lỗi. Biết đâu bạn không may mắn thì bạn vẫn gặp lỗi như bình thường thì lúc đó không biết đem đi đâu mà sửa chữa, mà thực tế thì CPU là một thứ rất rất khó để sửa, thậm chí là chả bao giờ sửa được.

5. Cách phân biệt CPU Tray và CPU Box

Thông thường, ở các đơn vị bán lẻ sản phẩm khi bán ra sẽ có ghi rõ thông tin CPU là Box hoặc Tray để khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số trường hợp “treo đầu dê bán thịt chó” CPU Box thành Tray để hưởng lợi nhuận dựa vào sự kém hiểu biết của khách hàng.

Trường hợp đầu tiên, muốn biết Box hay Tray, bạn hãy liên hệ kĩ càng với nơi bán để rõ thông tin. Còn nếu bạn không đặt sự tin tưởng vào sự trả lời của những người có liên quan tại nơi bán, bạn vẫn có cách xác định CPU của mình thuộc vào loại gì, rất đơn giản. Nếu CPU của bạn mới mua hoặc mua dưới 3 năm, bạn có thể đi tới Website của Intel về Intel Boxed Processor Verification tại địa chỉ ttp://www.intel.com/p/en_US/support/warranty

Trang Web trên sẽ giúp các bạn xác nhận CPU của mình là BOX hay TRAY thông qua Series trên CPU.

Ví dụ: CPU của mình kiểm tra là Core i5-7600 hàng có hộp. Series: L702D309

Còn nếu những mẫu CPU Tray thì Intel sẽ báo là không có thông tin Series Number đó trên trang Web bảo hành.

Ví dụ: Các bạn xem ảnh dưới mình kiểm tra ngẫu nhiên Series 01 CPU Core i5-7500 hàng TRAY trên trang chủ nhé. Series: L701D309

Trong bài viết này, PKMacBook đã hướng dẫn các bạn cách phân biệt CPU hàng Tray và hàng Box chi tiết, cụ thể nhất. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Nguồn tham khảo từ Internet

Video liên quan

Rate this post

Viết một bình luận