Một tín đồ mua sắm, thích rong ruổi khắp các trung tâm thương mại có thể đã quá quen thuộc với factory outlets hay sale outlets. Tuy nhiên với một vài người tiêu dùng, outlet vẫn còn khá xa lạ. Cùng Sneaker Daily tìm hiểu xem outlet là gì? Chất lượng hàng outlet như thế nào nhé!
Hàng outlet là gì?
outlet – một thuật ngữ tiếng Anh, trong mua sắm: ý chỉ những cửa hàng bán lẻ trực tiếp của công ty mà không qua bất kỳ một bên trung gian nào. Tại Việt Nam, hiện nay không quá khó để bắt gặp nơi bán đồ outlet trong trung tâm thương mại, ví dụ như Urban Outlet hay adidas Outlet.
Sản phẩm hàng outlet đều thuộc những thương hiệu thời trang nổi tiếng, tuy nhiên các mặt hàng thường có mức giá mềm hơn. Bởi chúng bị thiếu size, lỗi thời hoặc những mặt hàng tồn kho lâu năm cần được bán ra thị trường nhanh nhất nhằm mục đích thu hồi vốn.
Tất cả các mặt hàng trong outlet store đều có nguồn gốc rõ ràng, xuất xứ ngay từ chính công ty. Cách thức bán hàng mới mẻ này đã và đang thu hút được một lượng khách khá lớn. Vì mua đồ outlet dù có chút lỗi mốt nhưng bạn vẫn có thể sở hữu món đồ chính hãng với mức giá rẻ hơn bình thường.
Nguồn gốc của hàng outlet
Hàng outlet xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1930 tại nước Mỹ. Ban đầu, những nhà sản xuất mặt hàng thời trang có ý tưởng bán các sản phẩm bị lỗi, hư hỏng nhẹ cho nhân viên. Thay vì vứt chúng đi một cách uổng phí, họ sẽ bán hàng với mức giá thấp hơn. Khái niệm “win-win” này giảm được tổn thất đáng kể cho nhà sản xuất. Đồng thời, nhân viên cũng có thể tiếp cận các sản phẩm chất lượng với chi phí thấp hơn.
Theo thời gian, mô hình này được mở rộng ra thành những outlet store. Ngoài một số sản phẩm lỗi kỹ thuật, cửa hàng bắt đầu bán cả mặt hàng tồn kho từ mùa trước. Có thể bạn chưa biết, cửa outlet store đầu tiên được mở ra tại Troyes, Pháp vào năm 1936. Cho đến thời điểm hiện tại, Troyes đã có hơn 200 outlet store tại khu vực Troyes Champagne Metropole. Còn ở đất nước xứ hoa, “factory outlet centre” đầu tiên khai trương vào năm 1974 và trong những năm 1980 loại hình “buôn bán” này phát triển và vô cùng thịnh hành.
Tại sao các brand lớn có giá bán ra rẻ hơn trong outlet store của họ?
Trong các cửa hàng outlet, khách hàng có thể nhìn thấy thường xuyên những bảng giá sale ít nhất 30% quanh năm. Mức giá sale của các sản phẩm xa xỉ có thể từ 30 – 50%, thậm chí những đồ nội thất đôi khi giảm sâu tới 70%. Tuy nhiên, các mặt hàng sale “giá hời” này thường là từ bộ sưu tập năm cũ tồn kho mà công ty muốn xả để thu hồi vốn.
Ưu và nhược điểm khi mua đồ outlet
Ưu điểm
-
Giá thành rẻ: Bạn có thể sở hữu sản phẩm có chất lượng gần như không khác những mặt hàng bình thường, nhưng đôi lúc giá chỉ bằng 50% so với mức giá bán ra ban đầu.
- Chất lượng tương đối: Sản phẩm tuy có thể không tốt như hàng mới. Tuy nhiên với số tiền bỏ ra, bạn vẫn có lợi khi sử dụng hàng chính hãng.
- Mẫu mã đa dạng: Tại các outlet store, bạn cũng có thể tìm mua sản phẩm đã ngưng sản xuất hay bị hạn chế ở một số khu vực.
- Các mặt hàng thuộc thương hiệu nổi tiếng
Nhược điểm:
-
Hàng bị lỗi: Không chỉ những bộ trang phục, mà còn cả thiết bị điện tử. Hàng bị lỗi sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn, máy móc dễ hỏng hóc.
- Hạn chế về size: Không phải ai cũng tìm được sản phẩm phù hợp với size của mình, đôi khi outlet sẽ thường có những size đồ khó bán.
- Lỗi thời: Là mặt hàng tồn kho lâu năm, tất nhiên không thể tránh khỏi tình trạng lỗi mốt. Nếu không quá quan tâm đến tính thẩm mỹ, thì hàng outlet không phải là một lựa chọn tồi.
Qua một số thông tin trên, Sneaker Daily hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về hàng outlet và đưa ra lựa chọn đúng đắn cho mình nhé!
Có thể bạn quan tâm: