HF: Người ta thường hay nói, kể từ khi sinh ra ai cũng có khát vọng và mong cầu bản thân mình được hạnh phúc. Hầu hết khi chúng ta nhận được câu hỏi ước mơ của bạn là gì, tin chắc rằng câu trả lời sẽ luôn có cụm từ. “Tôi muốn hạnh phúc”. Hai từ hạnh phúc dường như rất quen thuộc và hầu như nó luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Vậy hạnh phúc là gì? Điều gì có thể là cho con người được hạnh phúc? Và hạnh phúc bắt nguồn từ đâu?
I. HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
Quan niệm về hạnh phúc của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, không có một tiêu chuẩn cụ thể hay một khuôn khổ nào có thể cắt nghĩa được cụm từ hạnh phúc.
Hạnh phúc tưởng chừng như một điều gì đó thật lớn lao, nhưng dường như nó cũng là một điều gì đó rất đơn giản.
Có những người cảm nhận sự hạnh phúc đến từ sự giàu có, sự thành công, được sống trong một môi trường nhận được tình yêu thương của mọi người, hay được ăn ngon mặc đẹp.
Bên cạnh đó, cũng có những người cảm nhận sự hạnh phúc hiện hữu trong cuộc sống từ những điều đơn giản như hôm đó bạn cảm thấy đói và vừa hay đã nhận được một gói mì.
Chúng ta có thể liên tưởng qua định nghĩa của Wikipedia nêu rằng “ Hạnh phúc là một cảm xúc của con người khi thỏa mãn được một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Ở con người hạnh phúc được xem là một cảm xúc bậc cao, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu sự chi phối của lý trí và hạnh phúc được gắn liền với những quan niệm và niềm vui trong cuộc sống.
II. HẠNH PHÚC BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?
Hạnh phúc là một loại hình trừu tượng, ở mỗi cá nhân sẽ có cảm nhận riêng biệt về sự hạnh phúc. Hạnh phúc không nằm ở những điều to lớn, mà nó có thể để từ những điều giản đơn.
Hạnh phúc của mỗi người sẽ nằm ở chỗ họ tự tạo ra hạnh phúc cho chính bản thân họ, bằng cách họ được sống, được làm việc và theo đuổi đam mê và khi được là chính mình.
Có người sẽ cảm nhận được hạnh phúc khi có một tình yêu nguyên vẹn, có được sự kính trọng, được lòng mọi người, hay là những địa vị cấp bậc trong xã hội, có thể hạnh phúc có họ là có được nhiều tài sản, tiền bạc.
Tuy nhiên lại có những người hạnh phúc đối với họ từ những việc đơn giản như họ được ăn một ổ bánh mì trong lúc đang đói, được ngủ một giấc ngon, được làm việc và cống hiến.
Không ai có thể lý giải được hạnh phúc bắt nguồn từ đâu, thậm chí ngay cả chính bản thân chúng ta cũng chưa hẳn có thể biết được mình cảm nhận được sự hạnh phúc khi nào.
Vì vậy hạnh phúc của mỗi người là khác nhau và hạnh phúc cũng bắt nguồn từ những điều chúng ta không thể biết được.
III. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ HẠNH PHÚC
Quan điểm về hạnh phúc của mỗi người là hoàn toàn khác nhau và điều đó được chứng tỏ thông qua cuộc sống hằng ngày của mỗi người, hay những giá trị đến từ những điều con người tiếp thu và học hỏi.
Đâu đó chúng ta vẫn nghe câu nói hạnh phúc không phải chỉ là một yếu tố thỏa mãn hay cảm xúc vui tươi ở ngay tại một thời điểm cụ thể nào đó mà nó có thể kéo dài ở cả một hành trình, và những lúc nhớ lại chúng ta vẫn sẽ bật cười vì những điều hạnh phúc đó.
Hạnh phúc còn là mối liên kết giữa nhu cầu của con người với sự thỏa mãn của những cá nhân xung quanh. Hạnh phúc còn là những điều được cân nhắc bởi những mục đích và lý tưởng sống và được đánh giá dựa trên sự am hiểu của cá nhân về triết lý cuộc sống.
Bên cạnh đó, hạnh phúc còn chịu sự tác động của điều kiện sống và môi trường xung quanh, thông qua những trải nghiệm cũng như kết quả và bản thân tích lũy được trong cuộc sống.
Hạnh phúc nằm ở cấp độ nào trong lý thuyết phân cấp Maslow
Hạnh phúc của con người chịu sự tác động của nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân có được thỏa mãn những nhu cầu ấy hay không.
Thông qua thuyết của Maslow, nhu cầu của con người được hình thành từ bậc thấp đến mực bậc cao và hạnh phúc cũng là một biến số thuộc tháp nhu cầu của Maslow.
Tháp nhu cầu Maslow được hình thành qua 5 cấp độ từ những nhu cầu cơ bản cho đến nhu cầu bậc cao và được phân chia từ thấp đến cao như: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được thể hiện mình.
Ở mỗi cấp độ con người nếu được thỏa mãn thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc đến từ những nhu cầu đó, chẳng hạn nhu cầu sinh lý bao gồm ăn, mặc, ngủ, nghỉ…nếu con người đáp ứng được đầy đủ các yếu tố sẽ cảm nhận được sự thoải mái từ đó hình thành nên cảm giác hạnh phúc.
Vì vậy, có thể nói hạnh phúc không nằm theo một mức độ nào cả vì ở mỗi cấp bậc chúng ta đều sẽ có cảm giác được thỏa mãn.
Hạnh phúc là của riêng bạn
Tuy rằng hai từ hạnh phúc được định nghĩa theo những nghiên cứu khoa học và mang tính trừu tượng, tuy nhiên hạnh ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau, ai cũng có quyền được khát vọng và mong cầu hạnh phúc theo khả năng của họ nếu như không sai với những chuẩn mực của xã hội.
Hạnh phúc của mỗi người là do họ tự quyết định, không một ai có quyền và khả năng bắt buộc người khác phải theo một khuôn khổ nhất định của một ai đó đặt ra.
Bạn hoàn toàn có quyền được thể hiện cảm xúc của mình trong những trường hợp, chỉ đơn giản như vậy bạn cũng sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc.
Hạnh phúc không ở đâu xa, nó luôn xuất hiện xung quanh chúng ta,là những điều cho đi và không cần nhận lại, hay khi bạn được sống với đam mê, được bên cạnh người mình yêu.
IV. CẢM NHẬN HẠNH PHÚC KHI YÊU CHÍNH MÌNH
Có một câu câu nêu rằng “ Trước khi yêu một ai đó, bạn nên học cách yêu chính mình”. Khi bạn yêu thương chính bản thân bạn cuộc sống của bạn sẽ trở nên ấm áp hơn mỗi ngày.
Không gì có thể hạnh phúc bằng khi chúng ta tự tưởng cho bản thân mình một quà sau những ngày dài làm việc mệt mỏi đó cũng là một loại hạnh phúc. Hạnh phúc không ở đâu xa, chỉ cần tự bản thân hạn yêu bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Thông qua bài viết trên, hi vọng mỗi người trong chúng ta mỗi ngày đều có thể cảm nhận được sự hạnh phúc!