Hấp thu kém ở trẻ sơ sinh và cách giải quyết. – Sữa mẹ BMC

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, xuất hiện nhiều trường hợp bé không thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả dẫn đến tình trạng chậm lớn, chậm tăng cân thậm chí là suy dinh dưỡng. Tình trạng này có diễn ra ở nhiều bé không? Nguyên nhân cụ thể là gì và cách giải quyết? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh

Kém hấp thu dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh và thường dễ dàng phát hiện dưới các dấu hiệu như bé không lớn, không tăng cân, còi cọc. Bé vẫn ăn uống bình thường nhưng không hấp thu được các thành phần dinh dưỡng trong đó. Kém hấp thu dinh dưỡng khiến cơ thể bé suy nhược, thiếu các dưỡng chất cần thiết để phát triển, cơ thể bé có thể sụt cân, không phát triển chiều cao… ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của bé vì không hấp thu được các chất cần thiết cho sự phát triển của trí não.

Thông thường vấn đề này liên quan đến sự phát triển không đầy đủ của hệ tiêu hóa trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Các yếu tố gây nên tình trạng kém hấp thu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Các yếu tố này thay đổi đều có thể gây nên tình trạng giảm hấp thu hoặc kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Vậy các yếu tố này là gì?

– Sự phát triển chưa đầy đủ của hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn đang trong quá trình phát triển, chưa ổn định. Do một số lý do mà xảy ra rối loạn, ảnh hưởng đến một số chức năng của nó. Cụ thể trong trường hợp này là chức năng hấp thu chất dinh dưỡng. Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn, không ăn các thức ăn lạ, nếu không quá cần thiết thì không nên cho bé ăn sữa công thức. Hãy để sữa mẹ nuôi dưỡng hệ tiêu hóa của bé một cách hoàn hảo nhất trước khi tập cho bé ăn dặm vào lúc 6 tháng.

– Chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh: Ăn dặm quá sớm, ăn các thức ăn lạ, ăn quá no… là một trong những nguyên nhân gây nên ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé. Ngoài ra, việc ép buộc trẻ ăn uống cũng ảnh hưởng đến tâm lý của bé, tác động xấu lên hệ tiêu hóa có thể gây nên tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng.

– Bệnh đường ruột: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm tay/ngậm đồ chơi… vì trẻ chưa  có ý thức về việc vệ sinh. Đây là một nguyên nhân dễ dẫn đến các bệnh đường ruột cho bé. Trong đó rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột là một bệnh hay gặp. Các vi khuẩn có lợi giúp phân giải và hấp thu thức ăn trong đường ruột bị lấn át bởi các vi khuẩn gây bệnh, gây nên các tình trạng rối loạn hấp thu và giảm hấp thu dinh dưỡng ở bé sơ sinh

– Bệnh lý không dung nạp đường lactose: bệnh này hiếm gặp nhưng khi bé gặp phải, mẹ cần cho bé ăn các loại sữa dành riêng cho đối tượng này. Trường hợp này mẹ cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra bất kì quyết định gì về dinh dưỡng cho bé.

3. Triệu chứng của bệnh kém hấp thu.

Giai đoạn mới sinh là giai đoạn phát triển mạnh của bé, vì vậy, việc giảm hấp thu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này ảnh hưởng nhiều đến cả thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh này rất cần thiết để phòng tránh để lại hậu quả nghiêm trọng:

  • Trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và ói mửa;
  • Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy hoặc phân lỏng sệt (có lượng nhiều);
  • Sức đề kháng yếu, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng;
  • Có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân rất chậm;
  • Da dẻ khô, dễ bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ;
  • Tính khí thay đổi, hay quấy khóc và dễ cáu gắt.\

Tiêu chảy dài ngày, mãn tính là một biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết nhất của các đối tượng này. Không chỉ khiến bé hấp thu kém, kém phát triển mà còn gây ra nhiều bệnh trạng khác cho bé.

Tình trạng này cần được xử lý càng sớm càng tốt, bố mẹ nên cho bé đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

4. Dinh dưỡng cho trẻ kém hấp thu.

Khi đã có bất kì dấu hiệu nào của việc kém hấp thu ở trẻ nhỏ. Mẹ nên cho bé thăm khám ở các cơ sở y tế, dinh dưỡng trẻ nhỏ. Trẻ kém hấp thu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Mẹ nên tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ, chuyên gia về bất kì loại thuốc hay chế độ dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm nên bổ sung thêm đối với các bé có biểu hiện kém hấp thu là:

4.1 Protein

  • Protein đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nó cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào, thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào, là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô, Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, quá trình trao đổi chất.Vậy nên việc bổ sung đầy đủ protein là rất quan trọng cho việc phát triển của bé. Mẹ có thể bổ sung protein thông qua:
  • Sữa: Sữa mẹ là nguồn protein tốt nhất, thích hợp nhất cho bé. Nó là chất tự nhiên, giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn các loại sữa khác. Vậy nên, mẹ hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
  • Trứng: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nên được khuyến cáo hơn. Tuy nhiên mẹ cần tránh cho bé ăn trứng nếu bé bị dị ứng với các loại protein trứng.
  • Thịt, cá, tôm, cua…: các loại thịt động vật, hải sản mẹ nên cho bé ăn khi đã đạt đủ độ tuổi khuyến cáo. Mẹ hãy tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các trang thông tin chính thống để đưa ra quyết định hợp lý.

4.2. Chất béo có lợi

Chất béo là một thành phần quan trọng không kém protein và cần được bổ sung đầy đủ qua chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho bé, chất béo còn là dung môi hòa toan và vận chuyển nhiều vitamin tan trong dầu: Vitamin A, D, E, K…

Chất béo, dầu thực vật là tốt cho sức khỏe của tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên, mỡ động vật cũng cần thiết cho sự hấp thu, chuyển hóa, vậy nên mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ cả dầu thực vật và mỡ động vật cho bé.

4.3 Tinh bột

Tinh bột là nguồn năng lượng chính phục vụ cho các hoạt động vận động của cơ thể bé. Vai trò này được thực hiện thông qua việc phân giải tinh bột thành các loại đường sau đó chuyển đổi thành năng lượng ATP. Nếu cơ thể bé không được cung cấp đủ tinh bột, trẻ không có đủ năng lượng để học tập cũng như vui chơi. Ngoài ra, tinh bột là nguyên liệu quan trọng để cấu tạo nên các tổ chức trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh….

Vì vậy mẹ cần bổ sung đầy đủ tinh bột cho bé.

4.4 Chất xơ

Chất xơ giúp ngăn ngừa các bệnh thừa cân, béo phì, tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giữ nước, tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, chống táo bón… và nhiều tác dụng khác.

5. Giải pháp

Việc tìm ra giải pháp để đối phó với tình trạng kém hấp thu ở trẻ em là một hành động cấp thiết khi bé có dấu hiệu của tình trạng này. Tốt nhất là mẹ nên cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé theo khuyến cáo của bác sĩ. Ngoài ra, để giải quyết tình trạng này, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc:

– Sạch sẽ: Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhất là ở các vị trí thường xuyên tiếp xúc với các bộ phận của hệ tiêu hóa bé nhú: bầu vú mẹ, bình sữa, tay, chân bé, đồ chơi…

kém hấp thu ở trẻ

– Lợi khuẩn đường ruột: Hãy để ý về các bệnh đường ruột của bé để đảm bảo luôn duy trì đầy đủ lượng lợi khuẩn giúp tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của bé. Mẹ có thể bổ sung các lợi khuẩn này bằng các sản phẩm lợi khuẩn trên thị trường.

– Sử dụng các sản phẩm tăng hệ miễn dịch cho trẻ, nâng cao đề kháng giảm trừ bệnh tật. Tránh các tình trạng nhiễm khuẩn gây giảm hấp thu.

– Tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.

– Tẩy giun cho các trẻ trên 2 tuổi định kì.

Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng cần được điều trị đúng cách và kịp thời để tránh những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện kém hấp thu dinh dưỡng, để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ kém hấp thu ở trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để tiếp nhận thăm khám, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Mang thai cho con bú có an toàn không?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

 

Rate this post

Viết một bình luận