Hạt lanh có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng hạt lanh

Hạt lanh là loại thực phẩm quen thuộc, được biết đến và sử dụng rộng rãi. Nhưng hầu hết mọi người chưa biết hạt lanh có tác dụng gì, cùng với những lưu ý khi sử dụng hạt lanh trở nên an toàn và hiệu quả hơn.

Hạt lanh tốt cho sức khỏe, nên được con người sử dụng từ rất lâu. Và cho tới hiện nay thì các sản phẩm được chế biến từ hạt lanh đã và đang trở nên phổ biến hơn trong đời sống con người. Vậy bạn có biết hạt lanh có tác dụng gì? Cách sử dụng hạt lanh đúng cách?

1. Hạt lanh có tác dụng gì?

1.1. Chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào

Trong thành phần của hạt lanh có chứa nhiều loại dưỡng chất khác nhau. Cụ thể các phân tích cho thấy trong mỗi 7g hạt lanh xay có chứa đến 2g carbohydrate, 1,3g protein, 3g chất béo, 2g chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác như đồng, kẽm, magie, vitamin B6,…

Ngoài ra, việc sử dụng hạt lanh vàng hay hạt lanh nâu không có sự khác biệt nhau quá lớn về hàm lượng dinh dưỡng. Do đó, người sử dụng hoàn toàn có thể sử dụng bất kỳ loại nào trong hai loại hạt lanh trên.

1.2. Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch

Trong hạt lanh có chứa nhiều acid béo omega-3 và Phytosterol, là những chất có tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch người sử dụng.

Trong đó, acid béo omega-3 được xếp vào nhóm các loại chất béo lành mạnh, có đặc tính kháng viêm mạnh. Còn Phytosterol lại có khả năng cạnh tranh hấp thu với cholesterol trong ống tiêu hóa. Từ đó góp phần làm tăng hàm lượng chất béo lành mạnh và hạn chế chất béo xấu trong cơ thể của người dùng, góp phần bảo vệ hệ tim mạch.

Một nghiên cứu vào năm 2012 (1) đã được thực hiện để đánh giá tác động của hạt lanh lên sức khỏe tim mạch của người dùng. Theo nghiên cứu này, sử dụng hạt lanh có thể giúp giảm đáng kể hàm lượng cholesterol trọng lượng phân tử thấp và lượng chất béo toàn phần trong cơ thể.

Hạt lanh có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng hạt lanh - Ảnh 1.

Hạt lanh có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch – Ảnh: Interne

Đọc thêm:

– Hạt ngũ hoa có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng hạt ngũ hoa đúng chuẩn

– Tác dụng của hạt chia: Đối tượng nào không nên sử dụng?

1.3. Phòng tránh ung thư

Lignans là một hoạt chất đã được khoa học chứng minh rằng có đặc tính phòng tránh ung thư mạnh mẽ. Mà loại hoạt chất này lại được tìm thấy với hàm lượng cao trong hạt lanh, thậm chí nhiều hơn gấp 75-800 lần so với những thực phẩm khác.

Một số nghiên cứu trong quá khứ cho thấy sử dụng hạt lanh có thể giảm tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh, ung thư đại tràng, ung thư phổi,…

1.4. Ngăn ngừa táo bón

Hạt lanh là một loại thực phẩm giàu chất xơ. Do đó, nếu thường xuyên sử dụng hạt lanh sẽ phòng chống được táo bón. 

Trong mỗi muỗng hạt lanh xay (khoảng 7g) có chứa đến 2g chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Hàm lượng chất xơ cao giúp điều hòa hoạt động của ống tiêu hóa, tăng khối lượng phân,… Từ đó đưa đến hiệu quả ngăn ngừa táo bón.

Hơn thế nữa, hàm lượng chất xơ cao có trong hạt lanh cũng khiến hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Do đó tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Điều này có ý nghĩa lớn với những người có ý định giảm cân hoặc các bệnh nhân tiểu đường.

1.5. Hạ huyết áp

Một báo cáo hệ thống 15 nghiên cứu (2) về hạt lanh đã từng được thực hiện cho thấy, loại hạt này có khả năng làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở những người sử dụng.

Theo đó, việc thường xuyên sử dụng hạt lanh có thể giúp giảm trị số huyết áp xuống khoảng 2mmHg. Con số giảm 2mmHg nghe có vẻ là một mức giảm rất nhỏ, nhưng trên thực tế thì việc giảm 2mmHg trị số huyết áp có thể làm giảm đến 14% nguy cơ đột quỵ và 6% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

1.6. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Một trong những tác dụng chính của hạt lanh là khả năng kiểm soát đường huyết. Các nghiên cứu đã chỉ ra hạt lanh không chỉ có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà còn có thể giúp giảm tình trạng đề kháng insulin – cơ chế chính gây bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Người ta cho rằng tác dụng kiểm soát đường huyết của hạt lanh chủ yếu đến từ việc loại hạt này chứa hàm lượng chất xơ lớn. Từ đó làm chậm hấp thu thức ăn, tránh sự hấp thu ồ ạt carbohydrate vào máu gây tăng đường huyết.

Chính nhờ tác dụng này đã khiến hạt lanh được tư vấn lựa chọn như một sản phẩm ăn kiêng lành mạnh ở những bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Hạt lanh có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng hạt lanh - Ảnh 2.

Hạt lanh giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 – Ảnh: Internet

1.7. Kiểm soát cân nặng

Hạt lanh còn được biết đến và sử dụng với vai trò là một trong những loại thực phẩm ăn kiêng hiệu quả. Từ đó giúp kiểm soát cân nặng và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý do thừa cân, béo phì gây nên.

Trong hạt lanh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt là nhờ vào việc loại hạt này chứa một lượng lớn chất xơ. Chất xơ khi đi vào ống tiêu hóa sẽ làm chậm quá trình hấp thu thức ăn, tạo cảm giác no lâu,… nên người sử dụng sẽ ít cảm thấy đói và số lượng khẩu phần giảm xuống.

1.8. Hạn chế tác động xấu của tia bức xạ

Tia bức xạ ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người. Một số quan điểm cho rằng, sử dụng hạt lanh có thể giúp hạn chế bớt các tác động xấu của việc tiếp xúc với tia bức xạ gây nên.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2013 đã chứng minh quan điểm này. Theo đó, những con chuột tiêu thụ lignans (một thành phần chứa nhiều trong hạt lanh) có mức độ viêm, tổn thương và sống sót tốt hơn sau khi tiếp xúc phóng xạ tốt hơn so với những con chuột không sử dụng.

Do đó, hạt lanh chắc chắn sẽ là một loại thực phẩm tốt cho những người phải tiếp xúc với môi trường có tia bức xạ như chụp X-Quang, bệnh nhân xạ trị,…

2. Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng hạt lanh

Mặc dù hạt lanh có rất nhiều lợi ích khác nhau đối với người sử dụng, tuy việc lạm dụng khi sử dụng loại hạt này cũng có thể gây ra nguy hại cho sức khoẻ. Do đó, nên lưu ý một số điều sau đây để sử dụng hạt lanh an toàn và hiệu quả hơn:

– Hạt lanh được bao phủ bên ngoài bởi một lớp vỏ cứng, sẽ gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa nếu sử dụng ở dạng nguyên hạt. Lời khuyên được đưa ra là nên xay nhỏ hạt lanh trước khi sử dụng, hoặc lựa chọn các sản phẩm hạt lanh đã xay sẵn.

Hạt lanh có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng hạt lanh - Ảnh 3.

Hạt lanh nên được xay nhỏ trước khi sử dụng để dễ dàng hơn cho hoạt động tiêu hóa – Ảnh: Internet

– Nên bảo quản hạt lanh trong những chai, lọ đựng sẫm màu. Ánh sáng trực tiếp cường độ mạnh có thể làm biến chất dầu hạt lanh do loại dầu này rất nhạy cảm với ánh sáng.

– Hạt lanh cần phải đảm bảo được chế biến chín kỹ trước khi sử dụng. Không sử dụng trực tiếp hạt lanh sống hoặc hạt lanh chưa được làm chín kỹ.

– Do chứa nhiều chất xơ rất dễ khiến hoạt động tiêu hóa bị cản trở nếu không cung cấp đủ nước. Vì thế, khi sử dụng hạt lanh thì cần phải đảm bảo uống đủ nước để tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

– Tránh sử dụng hạt lanh ở những người đang sử dụng thuốc kháng đông, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, người đang mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư vú hoặc nhạy cảm với hormone, dị ứng với hạt lanh,…

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề: “Hạt lanh có tác dụng gì?” cùng với những lưu ý cần nhớ khi sử dụng hạt lanh. Loại hạt này rất dễ sử dụng và chế biến nên các bạn có thể sử dụng 2 đến 3 lần/tuần, mỗi lần sử dụng 1 đến 2 muỗng để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Nguồn tham khảo: The Top 9 Health Benefits of Flaxseed

http://suckhoehangngay.vn/NewsDetail.aspx

Rate this post

Viết một bình luận