Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 loại gạch phổ biến nhất trong xây dựng ngày

Gạch là loại vật liệu vô cùng quen thuộc, đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng công trình xây dựng . Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay có rất nhiều loại gạch với mẫu mã đa dạng, đặc tính khác biệt, phù hợp với nhiều nhu cầu, ứng dụng khác nhau trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Xem Thêm: >>> Cùng chúng tôi tìm hiểu bản vẽ hoàn công là gì?

Hãy cùng tôi tìm hiểu, phân biệt đặc tính, ứng dụng của 9 loại gạch phổ biến nhất trong xây dựng dân dụng và công nghiệp ở nước ta hiện nay nhé!

Cấu tạo

Gạch đất nung (hay còn gọi là gạch đỏ, gạch Tuynel) được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, tạo thành viên gạch màu đỏ cứng và chắc. Là loại gạch có lịch sử lâu đời nhất, gạch đất nung đã xuất hiện từ rất lâu về trước và dần biến đổi theo thời gian để phù hợp với công trình hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, quy trình sản xuất gạch đất nung không có nhiều thay đổi, về cơ bản như sau: 

– Trộn đất sét với nước, nhào kỹ rồi cho vào khuôn thành viên phơi khô. 

– Cho gạch vào lò đốt trong nhiều giờ đến khi gạch chuyển màu đỏ nâu thì tắt lò.

– Để nguội gạch cho đẹp, cứng và chắc.

Đặc tính

– Giá thành rẻ, được ứng dụng rộng rãi.

– Độ chịu lực kém.

– Dễ vỡ, dễ hao hụt trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu.

– Quá trình sản xuất sản phẩm thải ra nhiều khí độc hại, gây ô nhiễm môi trường.

Quy cách

Thông thường, gạch nung có các loại sau: gạch nung 2 lỗ (220 x105 x60mm), gạch nung 4 lỗ (80x 80x 180mm), gạch nung 3 lỗ, gạch nung 6 lỗ, gạch đặc 100, gạch đặc 150.

Ứng dụng

Gạch đất nung là vật liệu phổ biến trong xây dựng các công trình nhà ở dân dụng cũng như công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan,… Gạch lỗ thường dùng để xây tường bao ngoài, tường ngăn phòng, còn gạch đặc có thể dùng cho các vị trí cần chịu lực, chống thấm như móng, tường móng, bể phốt, tường phòng tắm,…

Xem Thêm: >>>    Cùng chúng tôi tìm hiểu tường chịu lực là gì?

2. Gạch không nung

Gạch Không Nung

Gạch Không Nung

Cấu tạo

Gạch không nung (còn gọi là gạch block) được làm từ xi măng, sau khi trải qua công đoạn định hình thì tự đóng rắn, đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần qua nhiệt độ. Gạch được tăng cường độ bền nhờ lực ép, lực rung hoặc cả ép lẫn rung tác động lên viên gạch và các thành phần kết dính.

Đặc tính

Gạch không nung gồm các loại thông dụng như: gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông nhẹ, gạch ống, gạch polymer hóa, gạch bê tông thủ công,… với các đặc điểm kỹ thuật sau:

– Cường độ chịu nén của gạch đặc đạt từ 130-150kg/cm2

– Cường độ kháng uốn: 43kg/cm2

– Độ hút ẩm: 8 – 10%

– Độ chịu nhiệt: 1000 độ C 

Quy cách

Các kích thước thông dụng của gạch không nung: 600x80x150 mm, 60x100x150mm, 60x200x150mm,…

Ứng dụng

Gạch không nung được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng. Chủng loại sản phẩm đa dạng nên ứng dụng được cho nhiều hạng mục thi công, từ xây tường, lát nền, kè đê đến trang trí. Gạch không nung được đánh giá là loại vật liệu thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công trình nhà ở xây bằng gạch không nung thường bị đặt dấu hỏi về chất lượng, khả năng chống thấm, dột.

Xem Thêm: >>>  Cùng chúng tôi tìm hiểu khoảng lùi xây dựng là gì?

3. Gạch tàu

Gạch Tàu

Gạch Tàu

Cấu tạo

Tương tự như gạch đất nung truyền thống, gạch tàu cũng được làm từ đất, nung ở nhiệt độ cao, tạo thành phẩm có màu đỏ nâu, dạng viên mỏng để phù hợp với ứng dụng chuyên lát sàn.

Đặc tính

– Mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.

– Khả năng hút ẩm tốt, tính thẩm mỹ truyền thống cao.

– Dễ bị bám rêu và bạc màu theo thời gian.

– Chịu lực kém, dễ vỡ khi có trọng tải lớn đè lên.

– Giá thành rẻ

Quy cách

– Gạch tàu BT (300x 340x18mm) trọng lượng 3,8 kg.

– Gạch tàu lá dừa (30x300x20 mm) trọng lượng 3,5kg.

– Gạch tàu trơn (30 x300 x20 mm) trọng lượng 3.35 kg.

– Gạch tàu lục giác (200×200 x20 mm) trọng lượng 1,35kg.

– Gạch tàu nút (300 x 300 x 20 mm) trọng lượng 1,35kg.

Ứng dụng

Gạch tàu dùng để lát sàn nhà kiểu truyền thống, lát thềm cầu thang, lát sân vườn, lát sân đình chùa, vỉa hè, quảng trường, đường đi,…

Xem Thêm: >>>    Bảng Báo Gía Xây Nhà Phần Thô Tại TP Hồ Chí Minh

4. Gạch men 

Gạch Men

Gạch Men

Cấu tính

Gạch men có đặc trưng là lớp men phủ trên bề mặt phần xương của viên gạch. Lớp men này có thể bóng hoặc mờ, nhám, xù xì, tùy theo thiết kế.

Đặc điểm

Độ chịu lực cao, độ hút nước thấp, khả năng chống mài mòn, chống trơn theo tiêu chuẩn chất lượng.

Tùy vào chức năng lát sàn hay ốp tường mà gạch men có tiêu chuẩn độ chịu lực, nén khác nhau. Gạch men dùng để lát sàn có các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn so với gạch men để ốp tường.

Quy cách

Gạch men lát sàn có các kích cỡ thông dụng như: 200x200mm, 250x250mm, 300x300mm, 400x400mm, 500x500mm.

Gạch men ốp tường có các kích cỡ: 100x100mm, 105x105mm, 200x200mm, 250x250mm, 200x250mm, 250x400mm, 300x600mm, 50x230mm.

Ứng dụng

Gạch men chủ yếu được dùng để lát sàn, ốp tường, lát cầu thang, lối đi, bể bơi,…

Xem Thêm: >>>  Những loại móng cơ bản nhất định phải biết trước khi xây nhà

5. Gạch bông

Gạch Bông

Gạch Bông

Cấu tạo 

Gạch bông là tên gọi người Việt dùng để chỉ loại gạch lát có hoa văn trang trí cổ điển, được tráng men thủ công, có thể có sự hỗ trợ của máy nén thủy lực. Thành phần cốt liệu của gạch bông có 70% là đất sét và 30% tràng thạch, được nung ở nhiệt độ 1.100 độ C.

Đặc tính

Gạch bông rất đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao, hoa văn gạch trang trí theo hướng thiết kế trang trí hình học phẳng.

Màu sắc rất bền ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, không bị rạn nứt, không ố mốc, phù hợp với ốp lát trong nhà cũng như ngoài trời.

Độ cứng bề mặt cao, có khả năng chống trầy xước, chống trơn trượt.

Quy cách

Gạch bông có cách kích thước thông dụng sau: 140 x140 x14mm, 150 x 150 x 16mm, 200 x 200 x16mm, 300 x 300 x16mm.

Ứng dụng

Gạch bông thường được dùng để ốp sàn nhà, ốp trang trí tường phòng tắm, mặt bếp, phòng vệ sinh, cầu thang, lan can, quầy bar, bể bơi,… Nhờ tính thẩm mỹ được đánh giá cao, gạch bông còn xuất hiện nhiều trong các thiết kế ngoại thất, hành lanh, sân vườn.

Xem Thêm: >>>    Nhà cấp 4 là gì? Đặc điểm nổi bật và một số mẫu nhà cấp 4 được ưa chuộng

6. Gạch kính

Gạch Kính

Gạch Kính

Cấu tạo

Gạch kính (hay gạch kính lấy sáng) là một sản phẩm gạch ốp đặc biệt, được làm từ khối kính cường lực,  có độ chịu nén cao, đặc tính cách âm, cách nhiệt, chống thấm khá tốt.

Đặc tính

– Bên trong mỗi viên gạch kính là khoảng chân không với áp suất 0,3 atm nên có khả năng cách âm, cách nhiệt.

– Bề mặt ít bám dính nên dễ dàng vệ sinh, bảo trì. Nếu một viên gạch bị nứt, vỡ, việc thay thế bằng viên khác cũng rất dễ dàng, tiện lợi.

– Độ bền và tính thẩm mỹ cao, không bị nấm, mốc, mối mọt như các vật liệu tường thông thường.

– Độ cách âm: 45%

Quy cách

– Kích thước gạch kính hộp vuông: 190x190x95mm

– Trọng lượng: 2,3kg/viên

Ứng dụng

Gạch kính dùng để ốp tường, tăng hiệu quả lấy sáng cho các không gian nội thất nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và thẩm mỹ. Loại gạch này còn dùng làm vách ngăn cho các không gian, kể cả những nơi chịu lực từ sàn và mái.

Xem Thêm: >>>    Cách Xem Hướng Nhà Hợp Tuổi Vợ Chồng Chuẩn Nhất

7. Gạch thông gió

Gạch Thông Gió

Gạch Thông Gió

Cấu tạo

Gạch thông gió (hay gạch bông gió, gạch hoa gió) là loại gạch có hoa văn thông thoáng, thường dùng để ốp tường lấy ánh sáng và gió cho ngôi nhà. Gạch thông gió có thể làm từ đất nung, gốm, sứ hoặc xi măng, có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp mắt, giá trị thẩm mỹ cao.

Đặc tính

– Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về mẫu mã

– Độ chịu lực, chịu nén thấp, dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, thi công.

– Độ chịu ẩm thấp, dễ bị rêu mốc, bạc màu theo thời gian.

Quy cách

Các kích thước thông dụng: 500 x500x60mm, 400x400x60mm, 300x300x60mm, 200x200x60mm,…

Ứng dụng

Gạch thông gió thường được dùng làm vách ngăn, tường trang trí, lấy sáng, lấy gió cho các công trình nhà ở dân dụng, sân vườn, biệt thự, nhà hàng, quán cafe, nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo,…

Xem Thêm: >>>    Lộ giới là gì? Xây nhà cần cách lộ giới bao nhiêu mét?

8. Gạch nhựa

Gạch Nhựa

Gạch Nhựa

Cấu tạo 

Gạch nhựa là loại gạch ốp sàn, thành phần cấu tạo gồm 90% nhựa PVC và 10% bột đá, chất phụ gia khác. Bề mặt gạch nhựa có thể giả chất liệu đá, gỗ, sỏi,…

Đặc tính

– Có khả năng chống ẩm, chống thấm, chống tĩnh điện.

– Không cong vênh, co ngót, mối mọt, không gây tiếng ồn khi đi lại.

– Lớp bảo vệ bề mặt dày 0,3-0,5mm nên sản phẩm có độ bền cao.

– Thi công dễ dàng, chi phí thấp.

Quy cách

Gạch nhựa thường có dạng khổ dài hình chữ nhật với các kích thước thông dụng là: 152,4 x 914,4 x 3mm; 1220x 178x 3mm. Ngoài ra còn có loại khổ hình vuông, kích thước 457,2 x 457,2x3mm.

Ứng dụng

Gạch nhựa thường được dùng làm ván ốp sàn nội thất như phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà vệ sinh,… Đôi khi, gạch nhựa cũng xuất hiện ở một số hạng mục ngoại thất.

Xem Thêm: >>>    Xem tuổi xây nhà dưới góc nhìn phong thủy khoa học

9. Gạch cao su

Gạch Cao Su

Gạch Cao Su

Cấu tạo 

Gạch cao su được làm từ cao su EPDM thô, có bề mặt xốp, nhẹ, thường dùng để lát sàn các khu vực chức năng cần chống sốc, chống trơn trượt.

Đặc tính

– Chống ồn, cách âm, khả năng bám dính tốt.

– Độ bền cao, có rãnh chống trượt, giảm sốc

– Chịu được thời tiết mưa nắng ngoài trời, bền với thời tiết.

– Dễ bắt cháy

Quy cách

– Gạch cao su chữ T: 200mm x 250mm

– Gạch cao su chữ nhật: 110mm x 220mm

– Gạch cao su “con sâu”: 225mm x 115mm

Ứng dụng

Dòng gạch cao su được sử dụng chủ yếu để ốp sàn ở các khu vực chịu nhiều áp lực về tải trọng trong các khu thương mại, công nghiệp, khu vui chơi giải trí, trường học, sân chơi, công viên, phòng trưng bày, triển lãm, phòng tập gym,…

Nguồn:Thanhnienviet.vn

Rate this post

Viết một bình luận