Hiến chương là gì? (Cập nhật 2022)

Chắc hẳn trong chúng ta ai ai cũng đã từng nghe qua cụm từ như: Hiến chương Liên Hợp Quốc, hiến chương ASEAN… Nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ hiến chương là gì? Do đó, hãy cùng ACC tìm hiểu câu trả lời hiến chương là gì và cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tới hiến chương nhé!

hien chuong la gihien chuong la giHiến chương là gì

1. Khái niệm hiến chương là gì theo Wikipedia

Trước đây, khái niệm hiến chương thời kỳ phong kiến, thời kỳ còn tồn tại vua chúa được hiểu là “pháp luật cơ bản do nhà vua đặt ra, làm nền tảng cho việc chị định ra pháp luật” 

Hiện nay, định nghĩa hiến chương được quy định như sau: “Điều ước kí kết giữa nhiều nước, quy định những nguyên tắc và thể lệ về quan hệ quốc tế.”

Theo Wikipedia, khái niệm hiện trường được giải thích khá ngắn gọn tuy nhiên, rất dễ hiểu và đầy đủ, chi tiết

2. Các quan điểm về hiến chương

Dưới đây là một số khái niệm về hiến chương được nêu tại từ điển luật học như sau:

Theo quan điểm Việt Nam xưa, hiến chương được hiểu là một văn bản có tính chất pháp luật, tính khuôn phép thuộc nhà nước phong kiến. Ví dụ, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú được biên soạn gồm 10 chí, gồm những quy định pháp luật về các triều vua như quan chức chí, hình luật chí…

Theo quan điểm tại châu âu, hiến chương là loại văn bản do nhà vua quy định một cách vô cùng long trọng vì các quyền và nghĩa vụ của thần dân nước đó, mang tính chất như hiến pháp. Ví dụ: Đại hiến chương của những hoàng đế Anh năm 1215…

Theo những quan điểm trên, khái niệm hiến chương là gì được ACC tổng hợp và giải thích như sau:

Hiến chương là một loại con điều ước quốc tế, trong đó các bên thực hiện ký kết, quy định những nguyên tắc, mục đích hoạt động và những thể lệ về quan hệ quốc tế giữa những bên tham gia vào việc ký kết.

3. Đặc điểm của hiến chương

Sau khi tìm hiểu Hiến chương là gì, dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của hiến chương:

– Hiến chương là điều ước quốc tế (thoả thuận quốc tế) được ký kết giữa nhiều bên.

Tùy theo những tính chất, nội dung của loại văn kiện mà ước quốc tế có thể mang những tên gọi khác nhau như hiệp ước, nghị định, hiến chương….

Hiến chương quốc tế mà các bên ký kết ấn định những nội dung, nguyên tắc cơ bản về quan hệ giữa những bên tham gia với nhau

– Hiến chương thường được sử dụng là văn kiện xác định việc thành lập, hoạt động và tổ chức của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng

Ví dụ: sự thành lập và hoạt động của liên hợp quốc được thành lập thông qua việc sử dụng hiến chương liên hợp quốc “…Vì vậy, các chính phủ chúng tôi thông qua các đại diện có đủ thẩm quyền hợp lệ, họp tại thành phố San Francisco, đã thoả thuận thông qua Hiến chương này và lập ra một Tổ chức quốc tế lấy tên là Liên Hợp Quốc.”

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tổ chức quốc tế nào cũng thành lập dựa trên hiến chương, ASEAN là tổ chức quốc tế thành lập dựa trên văn kiện chính trị có nền là Tuyên bố Bangkok ra đời ngày 8/8/1967.

– Hiến chương thường nêu đầy đủ, chi tiết, rõ ràng về nguyên tắc và mục đích hoạt động của những tổ chức, cơ quan tổ chức quốc tế, quy định về quyền, nghĩa vụ của những cơ quan đó, trình tự thành lập những cơ quan và tính chất của những thành viên đại diện tổ chức đó

– Ngoài ra, hiện chưa cần quy định về việc kết nạp và sự tham gia của những thành viên mới, những nguyên tắc, nội dung cơ bản về hợp tác quốc tế, trình tự thủ tục thông qua những quyết định, nghị quyết và quá trình thực hiện những văn bản đó.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm hiến chương là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail: info@accgroup.vn

Đánh giá post

Rate this post

Viết một bình luận