Máu của chúng ta bao gồm huyết tương và các tế bào máu. Trong đó, huyết tương chiếm 55% thể tích máu, còn lại là các tế bào máu. Các tế bào máu gồm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất. Do đó, hoạt động hiến máu thực chất là hiến đi hồng cầu. Hồng cầu có thể sống khoảng 90 ngày, dài nhất trong các tế bào máu. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để cho một hồng cầu mới sinh ra, thực hiện chức năng và bị tiêu hủy trong gan, lá lách. Vậy nên, khi cho đi một phần lượng máu rất nhỏ trong cơ thể, người hiến tặng sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, với người được nhận thì là một mầm sống mới, mang lại cơ hội sống rất cao.
“Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” vì thế hiến máu là nghĩa cử vô cùng cao đẹp. Hành động này thể hiện truyền thống tương thân thương ái, thương người như thể thương thân của dân tộc ta. Tuy nhiên, không chỉ giúp ích được cho người khác, hiến máu cũng giúp cho sức khỏe của người hiến tặng được tăng cường tốt hơn. Lợi ích này sẽ đạt được nếu như bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cơ thể thúc đẩy quá trình sản sinh máu mới. Chính vì vậy, hiến máu xong nên ăn gì bạn cần liệt kê cụ thể, để xây dựng thực đơn một cách khoa học. Như vậy sẽ nhanh chóng lấy lại sức và hồi phục sức khỏe nhanh trong thời gian sớm nhất.
Do đó, sau khi hiến máu, điều đầu tiên bạn cần làm là uống nhiều nước trong vòng 24 – 48 giờ. Việc này bù đắp một lượng chất lỏng vừa mất đi và cũng giúp ngăn ngừa bị tụt huyết áp. Một số loại nước uống có thể bổ sung sau khi hiến máu như là nước mía, nước ép củ cải đường, sữa, nước cam, nước ép dưa hấu… Những loại nước này giàu vitamin C, acid folic…
Sau khi hiến máu, cơ thể tạm thời sẽ có cảm giác mệt mỏi. Nhưng mà cảm giác đó chỉ tồn tại tạm thời trong ngày bạn tham gia hiến máu. Chỉ cần nằm nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn đủ dinh dưỡng lượng máu sẽ nhanh chóng hồi phục.
Đồng thời bạn cần tăng cường dinh dưỡng cho bản thân thông qua thực phẩm hàng ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, protein, acid folic và vitamin B12. Đây là những thực phẩm chứa các dưỡng chất chính cho quá trình tạo máu, cơ thể sớm có thể hấp thu, sản sinh hồng cầu mới nhanh chóng. Những thực phẩm chứa nhiều các dưỡng chất trên như là thịt bò, heo nạc, trứng gà, chế phẩm đậu, rau cải và trái cây tươi… Cụ thể:
Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Theo đó, 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết. Giúp phục hồi nhanh các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể.
Thịt bò giàu sắt bổ máu
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ được bổ sung đủ lượng máu đã hiến đi. Hơn thế nữa, loại thực phẩm này cũng rất giàu kẽm giúp đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein, kết hợp vitamin B6 và Glutamate, tăng cường miễn dịch và đề kháng cho bạn. Ngoài ra còn giúp tăng sự trao đổi chất insulin, cho bạn cơ thể khỏe khoắn, đẩy lùi bệnh tật.
Trứng gà
Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iot… Cùng các vitamin như B1, B6, A, D, K… Trong đó một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt, tốt cho việc tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Bên cạnh đó các chất dinh dưỡng trong trứng gà còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại. Đồng thời xây dựng các màng tế bào và tạo ra các phân tử tín hiệu trong não, lý giải nhanh, phân tích chuẩn xác hơn.
Nếu không thích ăn trứng gà thì bạn có thể chuyển qua ăn thịt ức gà cũng được. Bởi ức gà là bộ phận chứa nhiều chất sắt nhất so với các thành phần khác của thịt gà. Hơn nữa cũng chứa một lượng protein, tốt cho việc hình thành cơ bắp, trở nên chắc khỏe và thon gọn hơn.
Bí đỏ và cà rốt
Bí đỏ và cà rốt là hai thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho, acid folic… Những chất này có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hệ miễn dịch được cải thiện, cơ thể thoát khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút.
Bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C cho cơ thể
Hơn nữa thành phần magie trong bí đỏ và cà rốt tham gia vào các phản ứng hóa học trong não. Giúp cho tâm trạng thoải mái, thư giãn hơn, xua tan đi những căng thẳng trong cuộc sống. Sống vui sống khỏe mỗi ngày.
Để thực đơn dinh dưỡng trở nên phong phú hơn thì bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm sau:
-
Cải bó xôi: dồi dào sắt, canxi, magie, mangan và các vitamin thiết yếu.
-
Hoa kim châm: Thực phẩm này chứa nhiều vitamin A, B1, C, protein…
-
Rau diếp: chứa một lượng lớn các vi lượng nguyên tố kẽm, kali và sắt.
-
Cùng nho, dưa hấu, dâu tây, đu đủ, ổi, cam, quýt… Chứa nhiều vitamin C, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Việc ăn gì sau khi hiến máu rất quan trọng, bạn tuyệt đối không nên xem nhẹ. Bởi nếu chế độ dinh dưỡng không tốt thì hiện tượng mệt, chóng mặt, buồn nôn… sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và công việc. Tuyệt đối không nên áp dụng chế độ ăn kiêng trong thời gian sau hiến máu. Đồng thời cũng không nên tẩm bổ quá nhiều, ăn nhồi nhét nhé. Do đó những suy nghĩ như hiến máu xong nên ăn gì để giảm cân hay hiến máu xong nên ăn gì để tăng cân hãy tạm gác qua một bên. Thay vào đó hãy ăn uống điều độ để cơ thể nhanh chóng khỏe, hồi sức mới là quan trọng nhất.
>>> Xem thêm:
– Trước khi hiến máu nên ăn gì đảm bảo sức khỏe, bạn đã biết chưa?
– Lợi ích của việc hiến máu là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Chế độ nghỉ ngơi sau khi hiến máu
Bên cạnh chế độ ăn uống thì thời gian nghỉ hơi sau khi hiến máu cũng rất quan trọng. Theo các bác sĩ thì bạn nên nghỉ ngơi 1 – 2 ngày sau khi hiến máu. Tốt nhất là nên đảm bảo giấc ngủ hơn 8 giờ mỗi ngày. Bên cạnh đó không nên lao động thể lực hoặc tập luyện quá mức. Đồng thời cũng cần hạn chế những hoạt động ảnh hưởng đến hệ thần kinh như xem tivi, lướt web… Thay vào đó bạn hãy nghỉ ngơi nhiều để cơ thể nhanh hồi sức.
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp
Đặc biệt, khi dịch Covid 19 đang bùng phát, sau hiến máu cơ thể mà yếu thì sẽ dễ bị mắc bệnh. Vì vậy, bạn càng phải chú ý hơn để chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động sau khi hiến máu. Trong đó, hiến máu xong nên ăn gì là điều bạn cần lưu tâm nhất. Nếu có biểu hiện chóng mặt buồn nôn nhẹ thì hãy nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hãy uống một chút nước ấm có pha đường hoặc uống trà gừng. Khi đi ra ngoài phải luôn đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể.
Qua đây có thể thấy được hiến máu là một hành động đẹp, nếu bạn khỏe mạnh và độ tuổi thích hợp thì đừng ngần ngại thực hiện nhé. Bởi một giọt máu trao đi không chỉ giúp ích cho người bệnh mà còn là liều thuốc bổ tinh thần cho chính bản thân mình. Đặc biệt hiến máu còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt mà không có một phương thuốc nào có thể làm được.