Nút nhầy cổ tử cung là tập hợp gồm rất nhiều chất thải với tính chất đặc, sệt, giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ, cụ thể là ngăn cản cổ tử cung mở ra, giúp bảo vệ thai nhi nằm an toàn trong buồng tử cung. Nút nhầy cổ tử cung được xem như niêm mạc tử cung với bề dày lớn giúp bảo vệ thai nhi và màng ối trong buồng tử cung của mẹ bầu .
Nút nhầy cổ tử cung là các chất thải có tính chất đặc trưng giúp cổ tử cung luôn đóng kín trong quá trình mang thai. Các kiến thức về nút nhầy cổ tử cung cũng như hiện tượng bung nút nhầy là như thế nào vô cùng quan trọng, giúp các mẹ phát hiện được các thay đổi bất thường trong quá trình mang thai, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Nút nhầy cổ tử cung hoạt động ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập vào buồng tử cung, gây hại tới bào thai, đặc biệt là hiện tượng nhiễm trùng. Khi cơ thể người mẹ đã bước vào giai đoạn chuyển dạ và sắp sinh, cụ thể là tam cá nguyệt thứ 3 – thời kỳ cuối của quá trình mang thai, hiện tượng bong nút nhầy chính là dấu hiệu chuyển dạ rất rõ ràng.
Nút nhầy cổ tử cung được tạo nên từ các protein có khả năng kháng khuẩn, các hormone estrogen và progesterone, các peptide – chuỗi amino axit, hợp thành khối ngay từ khi thụ thai để bảo vệ sự an toàn cho cả thai kỳ.
Tuy nhiên, có một số mẹ bầu gặp phải tình trạng bung nút nhầy trước thời gian chuyển dạ, có thể phải đối mặt với tình trạng sinh non hoặc các vấn đề bệnh lý bất thường ở cổ tử cung.
Hiện tượng bung nút nhầy là như thế nào? Dấu hiệu bung nút nhầy cổ tử cung
Dấu hiệu bung nút nhầy cổ tử cung – Ảnh minh họa: Internet
Tuy được gọi là nút nhầy nhưng thực chất không tồn tại chiếc nút nào nằm ở cổ tử cung cả. Nút nhầy ở đây chính là chất nhầy, là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành nút giúp bảo vệ thai nhi và màng ối. Trong thời kỳ cuối của hành trình mang bầu, người mẹ sẽ gặp phải hiện tượng bung nút nhầy cổ tử cung, tức là ra dịch nhầy.
Nhiều mẹ không hề biết các dấu hiệu bung nút nhầy vì trong suốt thai kỳ, âm đạo thường xuyên tiết ra chất dịch màu trắng, không mùi, giống với lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm khác nhau giữa nhớt âm đạo và nút nhầy, cụ thể nút nhầy đặc hơn và trông giống như thạch, lẫn chút máu đỏ tươi.
Khi sắp chuyển dạ, cổ tử cung mềm ra và mỏng hơn nằm chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Lúc này, nút nhầy bắt đầu bung ra rồi thoát ra ngoài thông qua đường tử cung. Dịch nhầy cổ tử cung thường tiết ra nhiều cùng một lúc hoặc lắt nhắt từng chút một trong vài ngày mới hết.
Hiện tượng bung nút nhầy này là một trong các yếu tố đặc trưng của thai kỳ, giúp thông đường đường trong tử cung để chuẩn bị cho em bé chui ra.
Bung nút nhầy sau bao lâu thì sinh?
Hiện tượng bung nút nhầy vẫn chưa hẳn là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng và chính thức. Chỉ khi mẹ bị vỡ ối hoặc cảm thấy đau, thường xuyên diễn ra các cơn co thắt thì đó mới là dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp tới ngày sinh.
Bung nút nhầy sau bao lâu thì sinh? – Ảnh minh họa: Internet
Việc bung nút nhầy bao lâu thì sinh còn phụ thuộc theo cơ địa từng mẹ bầu, nhưng chắc chắn không phải ngay lập tức hay trong ngày hôm đó. Thông thường, sau khi bung nút nhầy, mẹ bầu có thể sinh trong vài ngày hoặc vài tuần tới.
>>> Xem thêm:
– Cách giảm đau khi chuyển dạ cho bà bầu sắp sinh
– Các dấu hiệu chuyển dạ mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải biết
Phải làm gì khi thấy bung nút nhầy cổ tử cung?
Khi thấy có hiện tượng bung nút nhầy mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ rõ rệt nào, mẹ không cần nhập viện ngay lập tức mà hãy theo dõi thêm các dấu hiệu báo sinh khác. Trong thời gian này, mẹ có thể chuẩn bị đồ đạc và tới bệnh viện để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn.
Ngoài ra, nếu chưa tới ngày dự sinh, để biết tiếp theo cần làm thì thì mẹ bầu có thể quan sát màu của dịch nhầy, lượng tiết ra có nhiều không, kèm theo máu hay không, có mùi hôi khó chịu gì không.
Bung nút nhầy chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ chính thức, đó chỉ là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết rằng mình đã sẵn sàng cho cuộc sinh nở mà thôi. Dưới đây là một số dấu hiệu sắp sinh mà mẹ cần biết để đỡ lo lắng:
Một số dấu hiệu sắp sinh kèm theo bung nút nhầy – Ảnh minh họa: Internet
Các cơn co thắt chuyển dạ
Các cơn gò tử cung diễn ra mạnh mẽ và với tần suất liên tục, khiến bạn cảm thấy đau không ngừng mặc dù đã chuyển đổi tư thế.
Vỡ nước ối
Nước ối thường có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Túi ối vỡ cho thấy em bé đã sẵn sàng chào đời. Thông thường, sau khi vỡ ối, mẹ bầu sẽ chuyển dạ sau đó khoảng 12-24 giờ.
Giãn khớp
Khi chuẩn bị bước vào cuộc sinh nở, dây chằng giữa các xương khớp sẽ mềm ra, linh hoạt hơn, giúp mở rộng khung xương chậu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ sắp tới của mẹ bầu.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu được hiện tượng bung nút nhầy là như thế nào. Mong rằng bài viết thực sự hữu ích cho các mẹ bầu, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới được tốt nhất!