Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Cây hà thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Cây còn có tên khác như: Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao). Cây hà thủ ô được biết đến với rất nhiều công dụng về bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, tóc bạc sớm… Ngoài ra nhiều người biết đến hà thủ ô với tác dụng kháng khuẩn, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da, tăng khả năng miễn dịch.

Mô tả cây hà thủ ô

  • Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
  • Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.

Phân bố:

  • Hà thủ ô là cây a khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đói và nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi.
  • Hà thu ô đỏ ra hoa quả nhiều hàng năm.
  • Hà thủ ô đỏ có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Từ một đoạn thân hay đoạn củ là có thể tái sinh thành cây mới.
  • Có 2 loại hà thủ ô là: đỏ và trắng. Tuy nhiên Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….

Bộ phận sử dụng: Rễ củ.

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây hà thủ ô

Tác dụng của cây hà thủ ô:

  • Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.
  • Giải nhiệt, lợi tiểu: Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.
  • Trị ngoài da: Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
  • Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch: Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
  • Kháng khuẩn, nhuận tràng: Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa  da.
  • Giải độc, tiêu viêm: Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.
  • Bổ máu, chữa gan thận, đau lưng, mỏi gối: Ở Ấn Độ, rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và làm đen tóc. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.

Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Tác dụng của cây hà thủ ô: 1

Thân cây hà thủ ô

Tác dụng của cây hà thủ ô: 2

Lá cây hà thủ ô

Tác dụng của cây hà thủ ô: 3

Hoa cây hà thủ ô

Tác dụng của cây hà thủ ô: 4

Củ hà thủ ô tươi

Tác dụng của cây hà thủ ô: 5

Củ hà thủ ô tươi

Tác dụng của cây hà thủ ô: 6

Củ hà thủ ô tươi

Tác dụng của cây hà thủ ô: 7

Hà thủ ô khô

Tác dụng của cây hà thủ ô: 8

Hà thủ ô khô thái lát

Lưu ý:

Còn có 1 loại hà thủ ô trắng, tuy công dụng không có nhiều như hà thủ ô đỏ, nhưng cũng có giá trị góp phần vào chữa bệnh: làm cho người già trẻ lại, giúp ích cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen. Hà thủ ô trắng còn là vị thuốc điều trị cảm sốt rất tốt.

Tác dụng của cây hà thủ ô: 9

Hà thủ ô trắng

Tác dụng của cây hà thủ ô: 10

Củ hà thủ ô trắng thái ruột có màu trắng

Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng hà thủ ô và các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Rate this post

Viết một bình luận