Hồ sơ PCCC cơ sở bao gồm những thành phần nào?

Hồ sơ PCCC gồm những thành phần ra sao là thắc mắc của rất nhiều người trong quá trình tìm hiểu để làm hồ sơ quản lý PCCC. Tùy theo quy mô, tính chất, lĩnh vực hoạt động của mỗi cơ sở để lập hồ sơ PCCC phù hợp. Với kinh nghiệm thực tế trong quá trình xử lý các công việc liên quan đến lĩnh vực này, Gahalaw cố gắng hướng dẫn một cách dễ hiểu nhất với bạn đọc như sau:

Hồ sơ PCCC tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của cở, có các trường hợp cần làm hồ sơ khác nhau, có 03 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Hồ sơ quản lý PCCC cơ sở do cơ quan cảnh sát PCCC lập toàn bộ để quản lý cơ sở. Áp dụng đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao (thuộc Phụ lục 1 Thông tư 66/2014/TT-BCA)

Trường hợp 2: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, sau đó nộp Phương án chữa cháy cho cảnh sát PCCC phê duyệt (Áp dụng với các cơ sở thuộc Phụ lục 2 Nghị định 79/2014/TT-BCA)

Trường hợp 3: Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, tự phê duyệt Phương án chữa cháy ( Áp dụng cho các cơ sở Không thuộc Phụ lục 2 nêu trên)

Thông thường các chủ cơ sở được cảnh sát yêu cầu tự xây dựng hồ sơ quản lý PCCC là các cơ sở thuộc trường hợp 2 và 3. Trách nhiệm của cơ sở là phải tự tìm hiểu và xây dựng hồ sơ, cảnh sát PCCC sẽ kiểm tra, phê duyệt, yêu cầu chỉnh sửa bổ sung nếu làm sai, xử phạt nếu không lập theo quy định…

Căn cứ pháp lý:

Xem thêm: Không lập hồ sơ PCCC bị phạt như thế nào?

Lưu ý: Để làm hồ sơ PCCC cần phải xem xét cơ sở của mình thuộc trường hợp nào. Bên cạnh đó cần nắm vững thông tin liên quan thực tế của cơ sở, bám sát các quy định hướng dẫn của Bộ Công an, nhất là phương án chữa cháy cơ sở để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.

Đối với trường hợp 1 và 2 thì thành phần hồ sơ PCCC gồm:

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

  • Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

  • Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

  • Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

(Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA)

Đối với trường hợp 3 thì thành phần hồ sơ quản lý PCCC gồm:

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

(Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA)

Ảnh thực tế tập hồ sơ PCCC cơ sở

Theo kinh nghiệm thực tế, Gahalaw liệt kê danh sách dễ hiểu, đầy đủ của hồ sơ quản lý PCCC đối với trường hợp 3 như sau:

  • – Quyết định thành lập lực lượng PCCC

  • – Quy trình – quy định về chức năng nhiệm vụ đội PCCC cơ sở

  • – Quyết định về việc ban hành nội quy PCCC

  • – Nội quy phòng cháy và chữa cháy

  • – Nội quy sử dụng điện

  • – Bảng thống kê phương tiện PCCC

  • – Sơ đồ tổ chức cơ sở

  • – Sổ theo dõi phương tiện PCCC

  • – Bảng tổng hợp phương tiện PCCC

  • – Bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC

  • – Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng PCCC

  • – Phương án chữa cháy của cơ sở (*)

(*) Trong đó, quan trọng nhất là Phương án chữa cháy của cơ sở, Phương án chữa cháy của cơ sở phải được lập theo biểu mẫu PC11 Ban hành theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

Phương án chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

  • Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy

  • Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau

  • Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của tình huống cháy.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để được cấp biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC?;
  • Biểu mẫu Phương án chữa cháy PC11 ban hành theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an

Trường hợp bạn cần một đơn vị để giao khoán việc soạn Hồ sơ quản lý PCCC cơ sở, đúng quy định thì hãy liên hệ với Gahalaw Dịch vụ soạn hồ sơ PCCC nhanh chóng:

HOTLINE: Mr Hải 093 811 6769 (Phone/Zalo)

Nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến hồ sơ PCCC hãy liên hệ GAHALAW

 GAHALAW: Chuyên đăng ký Giấy phép kinh doanh, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm, Hồ sơ kế toán thuế, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận ANTT, PCCC, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, và nhiều lĩnh vực pháp lý khác…

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH HỒ SƠ LUẬT GAHA
Địa chỉ: 776/35 Phạm Văn Bạch, P.12, Q. Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: gahalaw@gmail.com

“Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại
hãy để chúng tôi lo!”

 

 

Rate this post

Viết một bình luận