Hồ sơ phòng cháy chữa cháy tại Công Ty, Doanh nghiệp tại Việt Nam

Những điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Công ty Luật Hoàn Hảo chuyên tư vấn thủ tục để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, đồng thời soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, đại diện cho khách hàng đến làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhanh chóng hoàn tất thủ tục nhận giấy phép phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp. Dịch vụ mà Luật Hoàn Hảo cung cấp đã được các khách hàng đánh giá rất cao, thời gian thực hiện nhanh chóng cùng mức phí dịch vụ phù hợp.

XEM THÊM: Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy áp dụng theo các quy định tại nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Luật Hoàn Hảo Hướng dẫn lập hồ sơ quản lý về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở tại cơ sở theo đúng quy định. Mời bạn đọc tham khảo ở bài viết này nhé!

Hướng dẫn lập Hồ sơ quản lý về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở

Bạn đang kinh doanh ở các lĩnh vực đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy? Bạn muốn cơ quan Công an cấp biên bản kiểm tra đủ điều kiện an toàn PCCC cho cơ sở mình để yên tâm hoạt động? Bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để có thể xây dựng hồ sơ quản lý về PCCC cho cơ sở mình đạt yêu cầu về PCCC? Bạn không có đủ thời gian và kiến thức chuyên môn để tự xây dựng Hồ sơ quản lý về phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình?

ho so phong chay chua chay - Hồ sơ phòng cháy chữa cháy tại Công Ty, Doanh nghiệp tại Việt Namho so phong chay chua chay - Hồ sơ phòng cháy chữa cháy tại Công Ty, Doanh nghiệp tại Việt Nam

Hồ sơ giấy phép phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp

Để thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy (có mẫu tham khảo)
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
  • Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (có mẫu tham khảo)
  • Các phương án chữa cháy
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở. Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ giấy phép phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp, khi sử dụng dịch vụ mà Luật Hoàn Hảo cung cấp, khách hàng sẽ có quyền hưởng một số dịch vụ liên quan đến thủ tục xin giấy phép như sau:

  • Luật sư sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá về mặt pháp lý của những yêu cầu dịch vụ.
  • Luật sư tiến hành phân tích và đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với thực tế của công việc dựa trên những yêu cầu và tài liệu mà khách hàng cung cấp.
  • Được gặp mặt luật sư có kinh nghiệm để đàm phán, trao đổi với khách hàng về việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo đúng yêu cầu của khách hàng.
  • Thay mặt khách hàng đi dịch thuật, công chứng để hợp thức hóa những giấy tờ trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy.
  • Thay mặt khách hàng đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.
  • Tiến hành theo dõi trạng thái của hồ sơ và trả lời những thắc mắc của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông báo để khách hàng biết về tiến độ công việc cũng như kết quả xử lý hồ sơ.
  • Tiến hành nhận giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền.

Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong Công ty hợp danh

Người đứng đầu cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải có trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Cụ thể, bộ hồ sơ gồm có:

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; (Tham khảo mẫu Quyết định ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy và nội quy phòng cháy, chữa cháy của cơ sở)

2. Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); Thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA) (nếu có);

3. Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

4. Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

5. Phương án chữa cháy của cơ sở (mẫu số PC11 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA) đã được phê duyệt; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

6. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA); văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

7. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

8. Thống kê, Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có)

Người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải có trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Cụ thể, bộ hồ sơ trong trường hợp này gồm các giấy tờ số: (1), (4), (5), (6), (7) được liệt kê tương ứng đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu trên.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy có thay đổi về quy mô, tính chất sử dụng thành cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì người đứng đầu cơ sở đó phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Những điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Để cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy trước khi bắt đầu hoạt động hoặc khi giấy phép này đã hết hạn và cần phải cấp mới thì những cơ sở sản xuất kinh doanh này cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

– Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy, nổ như nhà máy nhiệt điện, thủy điện, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu,…cần đảm bảo những điều kiện an toàn như sau:

  • Cần phải có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn hoặc sơ hồ về việc phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn phù hợp với địa hình và tính chất hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh đó.
  • Cần có quy định và phân công trách nhiệm phòng cháy chữa cháy cho các cá nhân trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống tĩnh điện, chống sét; thiết bị sử dụng điện, sinh nhiệt, sinh lửa; việc sử dụng nguồn nhiệt, nguồn lửa phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về việc phòng cháy, chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật đầy đủ, an toàn về phòng cháy, chữa cháy sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.
  • Cần có một lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, đã được huấn luyện về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy. Lực lượng này luôn sẵn sàng chữa cháy và có thể đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

  • Cần có phương án chữa cháy và thoát nạn và đã nhận được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
  • Có hệ thống cấp nước, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho việc chữa cháy, hệ thống báo cháy, ngăn cháy, chữa cháy, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, các phương tiện cứu người, cứu hỏa phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo đảm về số lượng, chất lượng cũng như hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy hay theo quy định do Bộ Công an ban hành.
  • Có đầy đủ các văn bản thẩm duyệt và kiểm tra nghiệm thu về việc phòng cháy, chữa cháy được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp đối với các công trình đã được quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
  • hồ sơ phòng cháy chữa cháy để quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy của cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Bộ Công an.

– Đối với những cơ sở sản xuất còn lại, thuộc diện quản lý phòng cháy, chữa cháy đã được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì cần phải đảm bảo được đầy đủ các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đã được xây dựng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ ở trên, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào quy mô của cơ sở sản xuất kinh doanh, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phải phù hợp với những tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về việc phòng cháy chữa cháy đã được Nhà nước đề ra.

Để được biết thêm thông tin về hồ sơ phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp, hãy liên hệ với Luật Hoàn Hảo chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé.

Cá nhân/ doanh nghiệp có nhu cầu làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy, liên hệ để được tư vấn trực tiếp:

Địa Chỉ:  47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

HOTLINE: 084.888.9990 – WEBSITE: www.luathoanhao.com

Email: luathoanhao@gmail.com

#hồ sơ phòng cháy chữa cháy cần những gì
#hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp
#hướng dẫn làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy
#mẫu hồ sơ phương án phòng cháy chữa cháy
#hồ sơ pccc doanh nghiệp
#hồ sơ phòng cháy chữa cháy trường mầm non
#hồ sơ pccc của cơ sở
#hồ sơ quản lý công tác pccc 2018

Rate this post

Viết một bình luận