Hoa Cẩm Chướng – Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Kỹ Thuật Trồng Hoa Cẩm Chướng – Báo Khuyến Nông

Mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng, xinh tươi, nét nữ tính với form hoa hồng xinh đẹp, bông hoa cẩm chướng còn thể hiện ý nghĩa của niềm đam mê, sự lỗi lạc, tình yêu. Nếu ai đã từng trồng cẩm chướng một lần chắc chắn sẽ muốn trồng mãi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại hoa này nhé!

Hoa cẩm chướng - Nguồn gốc, Ý nghĩa và kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng

Tổng quan về Hoa cẩm chướng

Thông tin cơ bản của hoa cẩm chướng

Dianthus caryophyllus (tiếng Việt: Hoa cẩm chướng hay Hoa cẩm nhung) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm Chướng. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1] Cẩm chướng quốc hoa của Slovenia. Ngoài ra cẩm chướng đỏ là quốc hoa của Tây Ban Nha và Monaco.

Hoa cẩm chướng là giống thân cỏ có thể mọc cao đến 80 cm. Lá mảnh xanh xám đến xanh lam, dài tới 15 cm. Hoa mọc đơn hoặc chùm lên đến 5 bông, đường kính 3–5 cm.Hoa cẩm chướng có nhiều màu sắc khác nhau.

Thông tin cơ bản của hoa cẩm chướng

Một số loại hoa cẩm chướng không mùi thường được dùng làm hoa cài áo (boutonnière) cho nam giới cho nam giới.

Hoa cẩm chướng thường được dùng tặng cho bà, mẹ, chị gái trong các ngày lễ phụ nữ, ngày của mẹ,…

Cẩm chướng là một loài hoa có hương thơm đặc trưng và quyến rũ-một nét đẹp dịu dàng, trầm lặng đầy kiêu sa. Hơn thế nữa, ý nghĩa của loài hoa cẩm chướng cũng rất đặc biệt. Quen gọi là cẩm chướng vì loài hoa này có sắc đẹp giống như bức trướng bằng gấm với nhiều màu sắc.

Phần lớn các loài hoa đều gắn liền với các sự tích và hoa cẩm chướng cũng không ngoại lệ. Hoa cẩm chướng vẫn thường biết đến là loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thủy, tình bạn bè cao quý, sự tôn kính, sự ái mộ, vẻ đẹp quyến rũ… Và mỗi màu hoa cẩm chướng lại mang các hàm ý khác nhau.

Đặc điểm và cấu tạo của hoa cẩm chướng

Cẩm chướng là loài cây thân cỏ sống nhiều năm, cây cao 60-100cm, thân thẳng, phân nhiều nhánh, lá dài, mép không có răng cưa, phần trên hơn uốn cong, đối xứng, màu xanh xám có phấn trắng; hoa mọc 2-3 chùm trên cành hoặc mọc đơn, hình tán có mùi thơm, đài hoa hình ống có 5 cánh, tràng hoa hình quạt, phiá trong nhăn nheo có màu hồng, màu đỏ, màu tím, màu vàng da cam, màu trắng….và có nhiều loại màu khác nhau trên một hoa.

Đặc điểm và cấu tạo của hoa cẩm chướng

Mùa ra hoa từ tháng 5 đến tháng 10, hoa cẩm chướng có 300 loài, chủ yếu có hoa cẩm chướng, cẩm chướng bao râu, cẩm chướng thiếu nữ. Loài cẩm chướng thơm có 1000 loài biến chủng. Về mặt nghệ thuật người ta dựa vào độ lớn của hoa để phân loại.

Cẩm chướng là loài ưa sáng, cường độ thấp nhất là 2,15x104Lux, cho nên phải đủ ánh sáng mới sinh trưởng tốt. Cẩm chướng ưa sống nơi mát mẻ, không chịu nóng, nhiệt độ thích hợp từ 12-20oC. Những loài có màu hoa khác nhau thì yêu cầu nhiệt độ khác nhau, màu vàng 20-25oC, màu đỏ cao hơn 25oC.

Cẩm chướng thích nghi với môi trường không khí tương đối khô. Thời gian trồng lý tưởng là mùa hè mát mẻ, độ ẩm thấo, mùa đông thông gió, ấm. Cẩm chướng ưa đất thịt, hơi kiềm, nhiều mùn, tơi xốp và thoát nước. Đất trồng phải giữ ẩm, tránh liên canh và ngập nước.

Đặc điểm thực vật học

  • Rễ: cẩm chướng có bộ rễ chùm, phát triển rất mạnh vào vụ chính để hút nước, dinh dưỡng. Chiều dài của rễ 15-20 cm. Khi vun gốc, cây cẩm chướng sẽ ra rễ phụ ở các đốt thân. Rễ phụ cùng với rễ chính tạo thành bộ rễ khoẻ mạnh để giữ cây và hút thức ăn nuôi cây tươi tốt, ra hoa nhiều, đẹp và thơm.
  • Thân: thân thảo, nhỏ, mảnh mai, thân mang nhiều đốt và rất dễ gãy ở các đốt. Thân cẩm chướng thường có màu xanh nhạt, bao phủ 1 lớp phấn trắng xung quanh có tác dụng quan trọng chống thoát hơi nước và bảo vệ cây khỏi bị sâu bệnh hại. Trên mỗi đốt mang lá và mầm nách.
  • Lá: lá kép, mọc từ các đốt thân. Lá mọc đối, phiến lá dày, hình mũi mác, mép lá trơn. Mặt lá nhẵn, không có độ bóng. Trên mặt lá có phủ một lớp phấn trắng, mỏng và mịn. Lớp phấn trắng có tác dụng làm giảm bốc hơi nước.
  • Có 2 dạng: hoa đơn và hoa kép. Hoa mọc đơn, từng chiếc một. Hoa nằm ở đầu cành và mang nhiều màu sắc. Ngay cả trên một hoa cẩm chướng kép cũng có từ 2 màu khác nhau trở lên. Nụ hoa có đường kính 2 – 2,5 cm. Hoa khi nở hoàn toàn có đường kính khoảng 5 – 8 cm.
  • Hạt cẩm chướng: hạt cẩm chướng nhỏ, nằm trong quả. Mỗi quả thường có từ 100- 600 hạt

hoa-cam-chuong-1a

Cẩm chướng thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, trên thân có các đốt ngắn, dễ gãy, chiều cao khoảng 15-50cm. Cẩm chướng có hai loại cánh kép hoặc cánh đơn, với nhiều màu sắc rực rỡ: trắng, cam, đỏ, vàng, hồng, … hoặc trắng pha các màu sắc khác. Bông hoa cẩm chướng có nhiều lớp cánh tạo hình duyên dáng với lớp cánh mỏng, nhẹ, rìa cánh mềm mại lượn sóng. Lá cẩm chướng nhỏ thanh mảnh nhưng dày, dạng phiến, có màu xanh lục xám, mép nguyên. Lá và thân cẩm chướng phủ lớp phấn trắng, mỏng, mịn có tác dụng giảm sự thoát hơi nước và chống sâu hại. Hoa cẩm chướng mọc đơn bông hoặc chùm lên đến 5 bông. Tuy chỉ có một số giống có hương thơm nhưng vẻ đẹp của cẩm chướng mang nét nữ tính, dịu dàng chắc chắn sẽ chinh phục bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

hoa-cam-chuong-3a

Thậm chí cẩm chướng còn trở thành biểu tượng sự hùng mạnh của dân tộc Ý trong giai đoạn phồn thịnh nhất. Cẩm chướng còn được gọi là hoa của Jove – một trong những vị thần được yêu quý nhất .

Cẩm chướng nở hoa vào mùa xuân, mùa hè, kéo dài đến đông nếu thời tiết không quá lạnh. Cẩm chướng còn là giống hoa tết đẹp được yêu thích.

hoa-cam-chuong-2a

Nguồn gốc của hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng có nguồn gốc từ châu Âu, chủ yếu là vùng Địa Trung Hải, nhưng cũng có một số tài liệu cho rằng nó được phát hiện lần đầu ở Viễn Đông.

Thời Hy Lạp cổ đại, hoa cẩm chướng là bông hoa được sủng ái nhất. Ngoài ra, hoa cẩm chướng đỏ là quốc hoa của Tây Ban Nha và Monaco.

Nguồn gốc của hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng loài hoa có cái tên rất tự nhiên, hoa có nhiều màu sắc đẹp làm nổi bật trong vườn các loài hoa đẹp, hoa giống như bức trướng bằng gấm nhiều màu sắc. Hoa cẩm chướng có tên khoa học là: Dianthus hay còn có tên gọi khác là hoa nhau, thuộc vào họ cẩm chướng, hoa cẩm chướng thuộc một chi trong 300 loài trong thực vật có hoa, với đặc điểm loài thực vật có hoa đa số được bắt nguồn từ châu Âu và châu Á, với một vài loài được tìm thấy ở miền bắc châu Phi, và một loài ở khu vực ven Bắc cực của Bắc Mỹ, hoa cẩm chướng vào Việt Nam khoảng từ nửa đầu thế kỷ 20, hoa nhanh chóng trở lên thông dụng trong các khu vườn nhà dân và được dùng làm hoa trang trí trong các công viên.

Ý nghĩa hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng tượng trưng cho lòng quý mến, tình yêu thanh cao, trong trắng, tình bạn bè. Mỗi sắc hoa cẩm chướng lại mang một sắc thái ý nghĩa riêng:

Thể hiện tình yêu sâu sắc chính là đóa cẩm chướng đỏ đậm

Đại diện cho sự ngưỡng mộ: đóa cẩm chướng đỏ sáng

Tình yêu may mắn và thuần khiết: hoa cẩm chướng trắng.

Thể hiện sự hối tiếc và tình yêu không thể chia ngọt sẻ bùi: cẩm chướng trắng có các sọc khác màu.

Lời chia buồn hoặc tính thất thường: đóa cẩm chướng tím.

Biểu tượng tình yêu bất diệt của người mẹ: cẩm chướng hồng.

Thể hiện sự thất vọng, hối hận hoặc từ chối, cự tuyệt, coi thường, khinh bỉ: cẩm chướng vàng

Ngày của mẹ: cẩm chướng hồng

Nếu không tiếp nhận hoặc từ chối: hoa cẩm chướng sọc

hoa-cam-chuong-4a

Ý nghĩa hoa cẩm chướng theo các quốc gia

Nước Anh

Tại nước Anh, hoa cẩm chướng được dùng như một món quà giúp các chàng trai bày tỏ tình cảm với cô gái mà anh ta đang thầm yêu thương.

Về phía các cô gái, nếu họ chấp nhận tình cảm của chàng trai, họ sẽ gửi tặng lại một bó cẩm chướng 1 màu như đỏ, hồng…Ngược lại, nếu từ chối lời tỏ tình cô gái sẽ gửi lại cho chàng trai một bó hoa cẩm chướng sọc nhiều màu.

Ý nghĩa hoa cẩm chướng theo các quốc gia

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, hoa cẩm chướng được sử dụng rất nhiều để trang trí trong các lễ cưới và làm hoa cưới cầm tay cho cô dâu. Người Trung Quốc tin rằng, cẩm chướng là biểu tượng của hạnh phúc và một cuộc hôn nhân viên mãn, trọng vẹn.

Nhật Bản

Với người Nhật Bản, hoa cẩm chướng đỏ được xem là biểu tượng của tình yêu. Đây cũng là loài hoa được sử dụng để làm quà tặng nhiều nhất trong ngày lễ của mẹ.

Hoa Kỳ

Tại Mỹ, hoa cẩm chướng được lựa chọn là loài hoa chính thức trong Ngày của Mẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là loài hoa được sử dụng rất nhiều để làm hoa đeo tay cho phù dâu trong lễ cưới hay trong những dịp đặc biệt.

Ngoài ra, hoa cẩm chướng xanh được chọn là hoa của ngày thánh Patrick và cũng là loài hoa của những người sinh vào tháng 1. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn một bó hoa cẩm chướng xanh để làm quà tặng sinh nhật cho những người sinh vào tháng 1.

Ý nghĩa hoa cẩm chướng theo màu sắc

Như đã đề cập ở phần trên, thì ý nghĩa của hoa cẩm chướng cũng được phân biệt dựa trên màu sắc của loài hoa này.

  • Cẩm chướng đỏ: tượng trưng cho tình yêu sâu đậm và sự tôn trọng.
  • Cẩm chướng trắng: là biểu tượng của tình yêu trong sáng, sự thuần khiết và cũng là lời chúc may mắn.
  • Cẩm chướng hồng: thể hiện sự biết ơn và tình cảm dành cho Mẹ.
  • Cẩm chướng vàng: được dùng để thể hiện sự thất vọng và từ chối tình cảm.
  • Cẩm chướng tím: tượng trưng cho sự thay đổi, khó dự đoán trước.
  • Hoa cẩm chướng sọc: thể hiện sự hối hận và sự từ chối, không chấp nhận tình cảm.

Các loại hoa cẩm chướng tại Việt Nam

Các loại hoa cẩm chướng tại Việt Nam

Các loài hoa cẩm chướng ở Việt Nam được trồng và chăm sóc chủ yếu ở Đà Lạt và một số nhà vườn lớn trên cả nước.

1. Loại cẩm chướng vườn. Các loài này đều là cây đa niên, sống lâu năm. Được chia thành hai loài là cẩm chướng ven bồn và cẩm chướng tiệm hoa.

  • Loại hoa cẩm chướng ven bồn, thường mọc thành lùm bụi, dày đặc hơn loài cẩm chướng tiệm hoa. Cao 30-35cm. Hoa to rộng 5-7cm, thơm, hoa mọc nhiều cỏ bụi.
  • Loài hoa cẩm chướng tiệm hoa thường trồng trong nhà kính hay ngoài vườn ở những nơi khí hậu mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm, không có tuyết rơi. Chúng mọc cao khoảng 1,2m, có hoa thơm, rộng khoảng 7 – 8cm với nhiều thứ giống và màu sắc khác nhau như trắng hồng, thoáng đỏ, cam, tím, vàng hay loang lổ.

2. Loài chén hồng – Rose bowl đa niên. Lá rất hẹp, xanh lục xám, làm thành thảm cao 5-8cm. Hoa rất thơm, màu hồng xơri rộng độ 2,5cm trên thân cao 15cm. Hoa sẽ nở suốt năm nếu ngắt hết hoa tàn.

3. Loài hồng đá – Rock pink, Dianthus pavonius (D.neglectus). Là cây cẩm chướng vườn đá nhỏ nhất, đa niên. Đôi khi được xem như một thứ giống của loài D.glacialis, một loài cẩm chướng hồng đá khác nhưng phát triển mạnh và trường cửu trong vườn hơn. Lá hẹp, xanh lục, dài 2-5cm, kết thành cụm nhỏ. Hoa đơn trên thân cao 15cm, màu hồng đỏ thắm tươi, rộng khoảng 2-3cm

4. Loài hồng ngọc tí xíu – Tiny rubies, đa niên. Cây mọc từng tụm lá xám, cao 7cm, lan xa 10cm. Hoa nhỏ, cánh kép, mùi thơm màu đỏ hồng ngọc vào đầu mùa hè. Loài này cũng như các loài dianthus lùn, sống lâu nhất và là những đề tài hấp dẫn trồng vườn đá hay bao phủ đất vườn nhỏ, có lá tươi tốt quanh năm.

5. Loài Sweet William, D.barbatus. Tuy là nhị liên mọc mạnh, nhưng trồng như hàng niên. Thân cứng cáp, cao 25-50cm. Lá dẹp, màu xanh lợt hay xanh đậm, dài 3-7cm. Hoa mọc thành chùm khít nhau, rộng 1-2cm, màu trắng, hồng đỏ, tím hay hai màu giữa các lá bắc khá to, mùi thơm nhẹ. Trồng bằng hột cuối xuân để cho hoa vào năm tới. Các hoa dòng kép hay lùn (thân cao 20-25cm) thường trồng bằng hạt. Đặc biệt, các giống Wee Willie (10cm) và Summer Beauty trồng vào đầu mùa xuân và ra hoa vào đầu mùa hè.

6. Loài cheddar pink, D.gratinanopolitanus (D.caesius) đa niên. Mọc như ụ nhỏ, dày, lá màu xanh dương xám, thân chia nhánh yếu đuối, dài 30cm, mọc thẳng đứng. Hoa thơm ngào ngạt, màu hồng, cánh hoa răng cưa.

7. Loài hồng trinh nữ maiden pink, d.deltoides. Là loài cẩm chướng duy nhất mọc tốt được khi ít ánh nắng mặt trời, nửa ngày bóng râm; cũng chịu lạnh khá giỏi và là loài đa niên. Thân có hoa cao chừng 12-30cm, lá ngắn. Hoa rộng 2cm, mọc ở thân xẻ nhiều cành, bìa cánh hoa răng cưa nhọn, màu sắc hồng lợt đến hồng đậm, có khi màu tím hay trắng lốm đốm màu sắc lợt khác.

8. Loài hồng thôn dã- Cottage Pink, Dianthus plumatus đa niên. Đây là loài cẩm chướng diễm kiều, đã trồng nhiều ở thế kỷ ở Âu Mỹ và được chọn làm giống để lai thành nhiều giống khác nhau. Điển hình là một thảm lá nhỏ rời rạc xanh lục. Thân cho hoa cao 25-50cm, hoa thơm mùi gia vị, đơn hay kép, cánh hoa tua viền, hồng hay tắng tâm đậm. Giống được ưa chuộng nhất là giống có cánh viền đăng ten, hoa thơm mùi gia vị, màu trắng, mỗi cánh phân nét đường màu đỏ hay màu hồng. Trồng làm nền cần thiết cho vườn hoa mẫu đơn hay hoa hồng. Trước đây, loài hoa này dùng làm hoa cắt bó rất nổi tiếng.\

9. Dianthus “Little Joe” là một cẩm chướng đa niên trồng ở vườn đá rất tốt. Cụm cây cao khoảng 10-12cm, lá xanh dương xám đậm, rộng 15cm. Hoa đơn trên thân cây, màu đỏ thắm. Trồng xen kẽ với hoa chuông trên vườn đá sẽ cho hiệu quả cao.

Ứng dụng và trang trí hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng có vẻ đẹp duyên dáng, nhiều màu sắc rực rỡ nên rất dễ trang trí:

  • Cẩm chướng thường được trồng làm hoa cắt cành cắm lọ, bình thủy tinh hoặc cắm lẵng nghệ thuật trang trí ở quán cà phê, khách sạn, nhà phố, nhà hàng, … mang đến vẻ đẹp rực rỡ, đầy sức sống.
  • Cẩm chướng còn được trồng trong chậu trưng ở phòng khách, ban công, hiên nhà vào dịp tết đến mang đến may mắn, niềm vui.
  • Cây hoa cẩm chướng còn được trồng bồn, trồng khóm làm điểm nhấn cho sân vườn, công viên, khu đô thị….
  • Cẩm chướng còn được lựa chọn làm quà tặng với nhiều ý nghĩa theo mỗi màu sắc.

hoa-cam-chuong-6a

Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh, phù thũng, trừ giun, lá dùng chữa tắc ruột. Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng có tác dụng gây sẩy thai. Sau đây là những phương thuốc chữa bệnh dùng từ cây hoa cẩm chướng.

* Chữa sỏi thận

Cẩm chướng 10g, kim tiền thảo 8g, xơ mướp 5g, râu ngô 8g, thuốc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml, cần uống trong 7 ngày liền là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình là 3 ngày. Phải uống 3 liệu trình.

* Chữa đái ra máu

Cẩm chướng 10g, rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ra nhiều lần uống. Cần uống liên tiếp 3 ngày.

* Chữa bế kinh

Cẩm chướng 15g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g, củ nghệ 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần uống 50ml, cần uống 5 ngày liền, trước kỳ kinh 10 ngày.

* Chữa tiểu tiện bí

Cẩm chướng 10g, hành (cả rễ, củ, lá) 5 củ, mướp non 20g. Tất cả cho vào đun kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng

Cẩm chướng có thể nhân giống bằng cách gieo hạt vào mùa đông xuân khi thời tiết mát mẻ, cách gieo giống với nhiều loại hoa khác. Chú ý giá thể mềm mịn, giàu dinh dưỡng, tưới ẩm thường xuyên. Hạt nảy mầm sau khoảng 10-15 ngày sau gieo. Khi cây cao khoảng 2-3cm thì tỉa thưa, cây cao khoảng 10-12cm thì chuyển chậu. Khi cây mới trồng nên dùng que tre nhẹ để buộc vào thân cây để bảo vệ.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng

Cây hoa cẩm chướng thân thảo ưa thích thời tiết lạnh, khô nên khi trồng và chăm sóc cẩm chướng chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

Ánh sáng: cẩm chướng ưa nắng, thích nơi có ánh nắng chan hòa, tuy nhiên cây chịu nóng kém nên che nắng cho cây vào mùa hè. Ánh sáng không đủ làm cây quang hợp kém.

  • Nhiệt độ: Cây hoa cẩm chướng ưa mát nên khoảng nhiệt độ phù hợp cho cây sinh trưởng và sai hoa là 18-22oC. Chất lượng hoa phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ ban đêm.
  • Độ ẩm: rất quan trọng đối với cẩm chướng, đến hoạt động sinh lý và sự thoát hơi nước. Cẩm chướng ưa độ ẩm 60-70%. Độ ẩm không khí quá cao là tác nhân gây bệnh và hoa không đạt chất lượng, độ ẩm thấp làm cây dễ bị thoát hơi nước nhanh.
  • Đất trồng: loại đất phù hợp với cẩm chướng là đất thịt nhẹ có thể pha cát, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, thoáng khí, pH 6-7.
  • Tưới nước: rễ hoa cẩm chướng rất nhạy cảm, dễ bị thối, úng nên khi tưới nước cần lượng vừa phải. Tùy vào điều kiện thời tiết nên tưới 1-2 lần/ ngày vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh tưới ban đêm dễ làm rễ bị thối, cây nấm bệnh.
  • Bón phân: nên bón phân định kỳ cho cây 2 tuần/lần. Bón bằng cách hòa phân theo tỷ lệ 3 lit nước : 1kg phân trùn quế, phân vi sinh hoặc NPK

hoa-cam-chuong-5a

Cắt tỉa: Khi cây trồng được 1 tháng thì nên ngắt ngọn 1 lần, chỉ để lại 5-6 cặp lá. Trước khi ngắt ngọn tưới đẫm nước, khi thấy đất se khô khoảng 2 ngày thì tưới lại. Ngắt ngọn lần 2 khi cây trồng được 2 tháng, chỉ giữ lại 4-5 ngọn lớn nhất. Tỉa bớt nụ phụ để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ chính. Sau 60-70 ngày cẩm chướng sẽ nở hoa rực rỡ.

Cắt bỏ hoa tàn để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

  • Sâu bệnh thường gặp đối với cẩm chướng là héo rũ thân lá và bệnh rỉ. Nếu cây bị héo rũ thì chỉ còn cách nhổ bỏ rồi làm sạch đất, khử trùng rồi mới trồng lại. Cây bị bệnh rỉ thì dùng thuốc Benlade.

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng

Chuẩn bị đất

  •  Đất trồng cẩm chướng phải tơi xốp, có độ thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Không trồng 2 vụ cẩm chướng liên tục, phải luân canh 2-3 năm.
  • Đất được cày sâu 40-50m, tơi nhỏ, khử tuyến trùng bằng ethoprophos 10% (20-30 kg Mocap hạt/ ha), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (30kg/ha).
  • Lên luống cao, bề rộng luống 1,2m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.

Cây giống và trồng cây

  • Cây giống khi trồng cần có các tiêu chuẩn không thấp hơn các tiêu chuẩn quy định tại quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 10/02/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng vv quy định tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm của một số loại rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
  • Cụ thể: Độ tuổi cây trong vườn 25-35 ngày, chiều cao cây: 3,5-7cm; đường kính cổ rễ: 1,5-2mm; có 6-8 lá thật. Cây phải khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
  • Cây được trồng với mật độ 200.000 – 220.000 cây/ha;

Tưới nước

  • Cây mới trồng trong 10 ngày đầu cần tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát để duy trì độ ẩm cho cây giúp cây bén rễ nhanh.
  • Cây trồng sau 10 ngày, tưới nước tuỳ theo mùa trong năm, mùa nắng cần tưới 2-3 ngày/1lần, mùa mưa 4-5 ngày/1lần tùy theo nhu cầu của cây. Tưới nước vào buổi sáng để tránh ướt lá vào chiều tối, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Sau khi cây đã bén rễ, nên tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt là tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, kết hợp tưới phun lên lá để làm mát cây.
  • Nước tưới phải đảm bảo sạch, phải được cách ly với nguồn rác thải và phải được xử lý trước khi dùng;

Phân bón và cách pháp bón

Lượng phân cần bón: tính cho 1ha

  • Phân chuồng: 100 – 120 m3
  • Vôi: 1000-1500 kg;
  • Phân vi sinh: 300 kg;
  • Magiê sulphat: 80-100kg
  • Phân hoá học theo hàm lượng nguyên chất: 300 N – 200 P2O5 – 250 K2O

Bấm ngọn, tỉa chồi nách và nụ

  • Bấm ngọn: Khi cây cao khoảng 20cm, các nhánh bên đã phát triển, cần bấm bỏ ngọn đầu để các nhánh bên phát triển đồng đều, thu hoạch hoa hàng loạt.
  • Tỉa bỏ chồi nách: Trên cây cẩm chướng phát triển rất nhiều chồi nách. Nếu để nguyên sẽ tiêu hao dinh dưỡng và dễ sinh sâu bệnh hại, cần thường xuyên tỉa bỏ chồi nách để cành hoa to khỏe. Tỉa bỏ cẩn thận để tránh tổn thương đến cây. Sau khi tỉa nhánh, phun thuốc phòng trừ nấm bệnh ngay.
  • Tỉa nụ: đối với hoa đơn tỉa bỏ các nụ bên để nụ chính to khỏe. Đối với hoa kép, tỉa bỏ nụ chính để các hoa còn lại phát triển đồng đều. Tiến hành tỉa khi nụ chính to bằng hạt bắp. Tỉa nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến các nụ còn lại.

Cách chăm sóc hoa cẩm chướng

Cách chăm sóc hoa cẩm chướng

Yêu cầu về ngoại cảnh

  • Đất trồng: cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất thoát khí, giữ ẩm tốt nhưng không ứ nước. pH thích hợp từ 6-7, độ ẩm 60-70%.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho hoa cẩm chướng sinh trưởng và phát triển tốt là 180C – 250C. Nếu nhiệt độ vượt qua ngưỡng thích hợp này, cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cho hoa với chất lượng kém, màu sắc không tươi, tuổi thọ trung bình giảm…
  • Ánh sáng: ánh sáng thích hợp 1500-11000 lux, tối thích 2000-2500 lux. Trong quá trình phân hoá mầm hoa, nếu cường độ ánh sáng cao > 11000 lux, cây sẽ hoa sớm; nếu cường độ ánh sáng thấp < 1000 lux quá trình ra nụ, nở hoa muộn.
  • Độ ẩm: độ ẩm thích hợp 60-70 % , tối thích 70 %. Độ ẩm tương đối của không khí và đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp và hô hấp của cây cẩm chướng. Nếu độ ẩm được ổn định sẽ tạo điều kiện cho cây hút dinh dưỡng và muối khoáng thuận lợi, cây sinh trưởng tốt, năng suất và phẩm chất hoa cao.
  • Dinh dưỡng: Nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ còi cọc, hoa nhỏ và sâu bệnh hại dễ xâm nhập và phát triển. Nếu bón phân không cân đối, thừa dinh dưỡng đạm, cây phát triển vóng cao, dễ bị lốp đổ và khả năng chống chịu kém.
  • Đạm: Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tham gia vào cấu tạo diệp lục. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, cho hoa nhỏ, nhanh tàn, lá vàng úa. nếu thiếu trầm trọng cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết. Tuy nhiên, thừa đạm cây sẽ mọc um tùm, lá nhiều và yếu ớt dễ phát sinh bệnh. Hoa cũng yếu dễ bị gục ngã và nhanh tàn.
  • Lân: Giúp cho bộ rễ cây phát triển khoẻ mạnh là tiền đề cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Lân giúp cho hoa bền, đẹp. Thiếu lân lá thường có màu tím, màu tím từ mép lá lan dần vào bên trong. Hoa nhỏ, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt. Trong quá trình sinh trưởng của cây, cây cần lân nhiều vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực tức là khi ra hoa kết qủa. Vì vậy, cần phải hiểu nhu cầu của cây để cung cấp lân vào các giai đoạn hợp lý.
  • Kali: Giúp cho cây cứng cáp, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường và sâu bệnh hại. Cây cần kali nhiều vào lúc ra hoa, giúp cành hoa cứng cáp, màu sắc hoa tươi, bền lâu. Nếu thiếu kali thì đầu chóp lá già, bắt đầu vàng và chết khô, sau đó là phần thịt lá .
  • Canxi: Giúp cho cây chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, nghiêm trọng hơn là bị chết khô.
  •  Các nguyên tố vi lượng: Cây cần loại phân này với số lượng nhỏ nhưng không thể thiếu được và cũng không thể thay thế được. Thông thường cây ít thiếu vi lượng, tuy nhiên những lúc thời tiết lạnh đột ngột kéo dài thường sẽ xảy ra thiếu nvi lượng. Khắc phục bằng cách phun bổ sung phân vi lượng qua lá, hoặc pha loãng tưới vào gốc cho đến khi thấy cây trở laị bình thường không nên bổ sung nữa.

Chăm sóc hoa cẩm chướng

  • Tưới nước: hoa không chịu được ngập úng nên chỉ tưới thêm nước cho cây khi bề mặt đất trong chậu khô hoàn toàn. Vào mùa đông, nhiệt độ ngày và đêm có sự chênh lệch khá lớn, vì thế, bạn nên tưới nước cho cây vào buổi trưa; vào mùa hè, sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm thích hợp nhất để tưới nước.
  • Cắt tỉa: cẩm chướng đơn cần tỉa bỏ những nụ hoa phụ để nụ hoa chính có cơ hội phát triển. Ngược lại, đối với cẩm chướng chùm, cần tỉa bỏ những nụ chính và để lại nụ phụ. Việc tỉa chồi cho cây phải được thực hiện thường xuyên.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Lưu ý: Hiện nay, các thuốc BVTV đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa cẩm chướng còn rất ít, một số đối tượng sâu bệnh hại không có loại thuốc nào được đăng kí phòng trừ. Chính vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc bảo vệ phòng trừ đối tượng sâu bệnh hại tương tự trên cây trồng khác để sử dụng trên cây hoa cẩm chướng. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Sâu, nhện hại và biện pháp phòng trừ

a.Sâu đất (Agrotis spp.)

  • Đặc điểm gây hại: Loại sâu này thường cắn ngang gốc cây, đặc biệt là cây mới trồng. Chúng thường hoạt động vào ban đên nên cần phun thuốc vào các buổi chiều tối sau khi đã tưới đất thật ẩm.
  • Biện pháp phòng trừ: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Diazinon, Abamectin, Cypermethrin + profenofos, Esfenvalerate.

b. Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang)

  • Đặc điểm gây hại: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa.
  • Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác để tiêu diệt các mầm mống gây hại như trứng sâu, sâu non, nhộng có trong đất, cỏ dại. Dùng các biện pháp thủ công như dẫn dụ sâu bằng bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng, diệt trừ sâu non, tiêu hủy các bộ phận bị sâu phá hoại như: lá, cành, nụ hoa.
  • Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ như: Abamectin, Emamectin, Cypermethrin

c. Nhện hại (Tetranychus urticae)

  • Đặc điểm gây hại: Nhện chích hút lá làm lá trở nên quăn queo, biến dạng, cây sinh trưởng kém, nụ và cánh hoa bị chích hút làm hoa không nở, hoặc nở méo và bạc màu.
  • Biện pháp phòng trừ: Giữ nhà lưới luôn thoáng mát, tưới phun tăng độ ẩm cho nhà lưới trong những ngày nắng nóng; Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ như: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate Emamectin benzoate…

d. Rầy mềm (Myzus persicea)

  • Đặc điểm gấy hại: Thường sinh sống trên lá và ngọn non của cây và hoa, chúng chích hút nhựa cây làm ngọn cây không phát triển bình thường được, làm hoa biến dạng, đổi màu, không nở được.
  • Biện pháp phòng trừ:  Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran…

e. Bọ trĩ: (Frankliniella occidentalis)

  • Đặc điểm gây hại: Là một trong những đối tượng gây hại nặng trên một số cây hoa kiểng và cẩm chướng. Bọ trĩ xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu ra hoa, làm hoa không nở, méo mó và bạc màu lỗ chỗ. Lây lan rất nhanh nhờ bay được và kích thước nhỏ nên rất khó trị.
  • Biện pháp phòng trừ: Nhà lưới luôn thoáng mát, dọn sạch cỏ rác xung quanh khu vực nhà lưới, tưới mát cho nhà lưới trong những ngày nắng nóng.
  • Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran, Emamectin benzoate

Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ

a. Bệnh thối thân (Fusarium graminearum)

  • Đặc điểm gây hại: Thân bị thối ngay trên bề mặt đất. Rễ và gốc bị thối, ngọn héo và chết. Có các đám bào tử nấm màu hồng hiện diện trên các mô bị phân huỷ. Bào tử nấm có trong đất và trong xác thực vật, bào tử phát tán thông qua nước tưới; điều kiện môi trường nóng, độ ẩm cao, bón quá nhiều đạm sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh
  • Biện pháp phòng trừ: Đất trồng sạch bệnh, luân canh cây trồng (không trồng 2 vụ cẩm chướng liên tiếp trong 2-3 năm trên cùng 1 lô đất). Trồng cây khỏe, sạch bệnh, tiêu hủy cây bệnh ngay khi phát hiện để không lây lan sang cây khác. Không tưới quá nhiều nước, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. Phòng bằng cách phun thẳng vào gốc cây Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC, 6.15SC ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Thiophanate – methyl, Benomyl, Iprodione phun theo liều lượng khuyến cáo

b. Bệnh héo rũ Fusarium (Fusarium oxysporum)

  • Đặc điểm gây hại: Các nhánh héo rũ chuyển sang màu vàng và nghiêng về một phía ở giai đoạn đầu. Mạch dẫn bị mất màu và chuyển sang màu nâu đậm. Hệ thống rễ vẫn nguyên vẹn. Ở các giai đoạn sau, thân phát triển các vết thối khô. Cây và đất bị nhiễm nấm Fusarium oxysporum. Bào tử lan trong nước, phát triển mạnh ở nhiệt độ nóng ẩm cao hơn 25oc.
  • Biện pháp phòng trừ: Luân canh cây trồng, dùng giống khỏe, nhổ bỏ cây bệnh, sạch bệnh, xử lý đất kỹ trước khi trồng. Điều chỉnh pH đất = 6,5 – 7,0. Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Benomyl, Mancozeb 8% + Methalaxyl, Iprodione,

c. Bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas caryophylli.

  • Đặc điểm gây hại: Ngọn cây hoặc các nhánh cây riêng rẽ héo đột ngột, gốc cây bị nứt, rễ bị thối, mạch dẫn mất màu và chuyển sang màu vàng, lớp vỏ ngoài dễ dàng bị tách ra khỏi thân và mềm nhũng. Vi khuẩn lan truyền thông qua nước tưới, xác cây và rác thải mang mầm bệnh. Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ cao và nóng ẩm .
  • Biện pháp phòng trừ: Sử dụng cây giống sạch bệnh, xử lý đất kỹ trước khi trồng. Vệ sinh ruộng sạch sẽ, sát trùng dụng cụ. Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Copper Hydroxide, Kasugamycin, Bismerthiazol

d. Bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani)

  • Đặc điểm gây hại: Thân bị héo ngay bề mặt đất, vết thối phát triển từ bên ngoài vào. Toàn bộ cây héo và chết. Có thể nhìn thấy hạch nấm màu đen bằng kính lúp hoặc khi độ ẩm đất cao có lớp sợi nấm như bột trắng. Bào tử nấm Rhizoctonia solani có sẵn trong đất, xác thực vật . Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm và nhiệt độ cao.
  • Biện pháp phòng trừ: Xông hơi môi trường ra rễ và đất, không tưới quá nhiều. Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Iprodione, Benomyl, Fosetyl Aluminium Carbendazim, Pencycuron

e. Bệnh rỉ sắt (Uromyces dianthi)

  • Đặc điểm gây hại: Các nốt nhỏ chứa nhiều bào tử màu nâu trên lá và thân cây. Bệnh nặng làm cho lá khô, cháy. Bào tử có sẵn trong không khí, phát triển mạnh trong điểu kiện thời tiết nóng ẩm. Chỉ lan truyền trên cây sống nhờ gió, nước mưa hoặc nước tưới.
  • Biện pháp phòng trừ: Sử dụng cây giống sạch bệnh, cắt bỏ lá bệnh. Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Benomyl, Hexaconazole, Diniconazole, Carbendazim…

f. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)

  • Đặc điểm gây hại: Các bào tử màu xám có lông hình thành trên hoa trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bào tử nấm có sẵn trong không khí, trong xác thực vật và phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.
  • Biện pháp phòng trừ: Cắt bỏ các hoa già, nhà lưới thoáng mát, giảm độ ẩm. Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Carbendazim, Flusilazole Ningnanmycin, Propineb, Iprodione, Thiophanate-Methyl Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất đối với hoa cẩm chướng là lúc hoa hé nở 10-15%, thu hoạch vào sáng sớm (không quá 10 giờ sáng) hoặc chiều mát (từ 3 giờ chiều). Trong những ngày trời mát có thể thu hoạch hoa cúc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cắm hoa vào xô nước hoặc xô dung dịch xử lý ức chế sinh ethylene ngay sau cắt hoa khỏi cây và vận chuyển về nơi lưu giữ hoa (nhà mát).

Hoa cẩm chướng phù hợp với những sự kiện nào?

Với những ý nghĩa trong cả tình yêu và cuộc sống. Hoa cẩm chướng có thể được sử dụng trong gần như mọi sự kiện trong đời sống.

  • Lễ cưới: hoa cẩm chướng vừa được sử dụng để làm hoa trang trí lễ cưới, vừa được dùng để làm hoa cầm tay cho cô dâu. Các màu hoa cẩm chướng mà bạn nên chọn cho lễ cưới là hồng và đỏ.
  • Ngày của mẹ: hoa cẩm chướng hồng là món quà không thể thiếu để dành tặng cho mẹ trong ngày của Mẹ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tặng hoa cẩm chướng trong dịp sinh nhật.
  • Lễ tình nhân: thay vì hoa hồng, bạn cũng có thể chọn hoa cẩm chướng để dành tặng cho một nửa của bạn trong ngày lễ tình nhân.
  • Lễ tốt nghiệp: bên cạnh hoa hồng và hoa hướng dương thì hoa cẩm chướng cũng được dùng nhiều trong ngày lễ tốt nghiệp và các sự kiện thể thao.

Hình ảnh hoa cẩm chướng đẹp nhất

Hình Bó hoa cẩm chướng đẹp
Bó ảnh hoa cẩm chướng đẹp
Bó ảnh hoa cẩm chướng đẹp nhất
ảnh hoa cẩm chướng đẹp nhất
Hình ảnh hoa cẩm chướng đẹp nhất

Kết.

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, ứng dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Hoa cẩm chướng. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Rate this post

Viết một bình luận