Hoa ban | Cây cảnh – Hoa cảnh – Bonsai – Hòn non bộ – Sân vườn tiểu cảnh – Blog Cây cảnh .Vn

Cây hoa ban còn có tên gọi là Móng bò sọc, danh pháp hai phần: Bauhinia variegata,là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc ở miền đông nam châu Á, từ miền nam Trung Quốc kéo dài về phía tây tới Ấn Độ. Thông thường người ta chỉ gọi là cây ban, tuy nhiên, do có nhiều loài cùng chi cũng có tên là ban nên cây hoa ban thường được gọi theo màu hoa của nó, như hoa ban trắng, ban hồng, ban tím.

Lá của nó dài khoảng 10-20 cm và rộng bản, tròn và lưỡng thùy ở gốc và đỉnh phiến lá. Mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông
Hoa của nó dễ thấy, có 5 cánh có màu từ tím, hồng nhạt đến trắng, đường kính 8–12 cm.
Quả là loại quả đậu dài 15–30 cm, bên trong chứa vài hạt.
Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Hoa ban nở rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá.

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban
Hoa ban trắng

Phân bổ:
Nó là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng vì có hoa tỏa mùi thơm. Tuy nhiên, tại một số khu vực thì nó lại là một loài xâm hại do hợp thủy thổ và thích nghi với môi trường sống mới. Tại Việt Nam, nó sinh trưởng chủ yếu ở khu vực tây bắc Bắc Bộ.

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban
Hoa ban tím

Sử dụng:
Hoa ăn được, ở Ấn Độ vỏ dùng làm thuốc hàn vết thương, chữa bệnh ngoài da, loét và tràng nhạc. Chồi khô dùng trị lỵ, trị ỉa chảy và trị giun; sắc nước rễ trị đầy hơi, trướng bụng và trị nọc rắn cắn. Gỗ dùng đóng các đồ đạc thông thường.

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban
Hoa ban tím

Hoa ban Tây Bắc:
Đối với người dân vùng Tây Bắc,

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban
Hoa ban hồng nhạt

làm đẹp mùa xuân, mùa hội hái hoa theo phong tục Thái trắng. Xưa kia Hội Hoa Ban chính là ngày hội lớn nhất của xứ Thái, ngày hội của tình yêu, của tuổi trẻ…

là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết sắc hoa tươi thắm, trắng phớt hồng vào mỗi độ xuân về.

xuất hiện trong các trường ca, các truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa hằng đêm của người dân Tây Bắc. Dã sử dân gian kể rằng xưa hoa ban chỉ một màu trắng. Từ khi nàng Mai con gái của Lang Cum nổi tiếng khắp chín châu mười Mường chối bỏ ngôi bà Nàng, lấy chồng nhà dân mọn rồi theo quân ông Hoàng đánh giặc dữ. Khi ông Hoàng thua lớn ở Mạnh Thiên, vợ chồng nàng Mai tuẫn tiết theo chủ tướng dưới gốc một cây ban cội. Máu của hai người làm mùa xuân năm ấy cây ban cội ra màu hoa ban đỏ. Rồi gió đưa nhị hoa rải khắp vùng tạo thành giống ban hồng ngày nay.

Đối với người dân vùng Tây Bắc cả hai thứ hoa ban đều là món “hoa rau” quý. Quà tết bố vợ ở Mường Tè, Pắc Luông… bên cạnh bánh chưng, bánh đuôi én, bánh trứng kiến (loại bánh làm bằng bột nếp trộn với trứng kiến trên rừng) bao giờ cũng đặt cùng với “hoa rau” mới tỏ rõ sự trân trọng thanh cao.

cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa có 4 – 5 cánh, nhị mầu hồng, gân mầu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Tên gọi hoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa là hoa ngọt, đó vừa là danh từ vừa là tính từ. Hoa ban nở rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá. Bà con vùng cao coi hoa ban như thể nông lịch của mình, họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn. Cứ năm nào hoa ban nở đều khắp cả suối, cả đồi, cả rừng là năm ấy trời không mưa dai quá mà không nắng gắt quá! Và năm đó người ta ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt.

Hàng năm, cứ vào mùa hoa ban nở, người Thái ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) lại mở Hội Xên bản, xên mường (còn gọi là hội hoa ban) để cầu phúc và gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, trai gái tìm hiểu, tâm tình qua tiếng hát, tiếng đàn.

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban
Hoa ban

Chuyện tình hoa ban:
Truyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thì khéo tay dệt vải lại vừa có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai. Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vốn là một thanh niên lười nhác lại có tật gù lưng.

Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người yêu, rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức, nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống, sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hàng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban.

Chàng Khum, khi về đến nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm. Đi mãi hết mường này, bản khác, cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khi chết, chàng hóa thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang da diết như tiếng gọi người yêu tha thiết tự năm nào.

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban
Hoa ban trắng

Từ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng, trai gái Sơn La lại rủ nhau đi hội chơi núi, ca hát, múa xoè và bày tỏ tình yêu đôi lứa, như muốn có được tình yêu chung thuỷ như đôi Ban – Khum. Sơn La, cứ xuân sang, hoa ban nở trắng trên các sườn núi, thì nam nữ thanh niên trong các bản mường lại rủ nhau đi hội chơi núi, hái hoa mừng xuân. Đây cũng là dịp nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát, đánh đàn tính, thổi kèn, múa xoè, trao và đón nhận tình yêu.”
 
Mỗi loài hoa tình yêu đều bắt nguồn từ những câu chuyện tình yêu. Yêu nhau nhưng không đến được với nhau, họ thà chết chứ không chịu khuất phục.

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban
Hoa ban trắng

Hiện nay, trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc đang tồn tại đồng thời nhiều “típ” truyện nữa, cùng có nội dung giải thích nguồn gốc hoa ban. Cách dẫn dắt và tên nhân vật của các truyện tuy có khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ dùng hoa ban làm biểu tượng cho tấm lòng thủy chung trong tình yêu đôi lứa.

Do yêu hoa, con trai con gái Tây Bắc lặn lội trong những cánh rừng mờ sương ngắm nhìn những bông hoa sáng rực như hạt ngọc, họ hái hoa cài lên tóc, họ còn đem hoa về biếu cho người thân quen nhất để mở tiệc ăn mừng mùa hoa ban nở.

Mùa hoa ban, các bà các chị lúc đi nương về thường mang theo một ít hoa ban, không phải để chơi mà là để ăn. Hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt măng chua… đó là thuộc tính riêng của hoa ban mà nhiều loài hoa khác không có được. Hoa ban còn là vị thuốc quý trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả.

Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay dùng hoa ban làm hoa cắm bình đặt trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Nếu là con trai hay con gái họ kể cho nhau nghe câu chuyện tình trong trắng và thương tâm, thủy chung của chàng Khum và nàng Ban xa xưa rồi cùng rủ nhau ra rừng tìm những cánh hoa ban mới nở. Họ trân trọng mang về tặng cha mẹ, tặng người yêu, vì người Thái cho rằng, hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban

Hoa ban,hoa ban trắng,hoa ban tím,hoa ban hồng,hoa móng bò sọc,hoa ban tây bắc,hoa ban trắng tây bắc,chuyện tình hoa ban

Lễ hội hoa ban:
Lễ hội hoa ban là một lễ hội của dân tộc Thái, Tây Bắc Bộ Việt Nam. Theo tiếng Thái thì “ban” có nghĩa là ngon, đẹp đẽ. Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ đều gọi là “ban”. Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với người Thái. Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sự tích, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Thường được tổ chức vào ngày 5/2 âm lịch.

Sự tích lễ hội:
Chuyện kể rằng, nàng Khôm (tiếng Thái là nghèo, cay đắng) và chàng Tào Lu (nghĩa là giàu có) yêu nhau nhưng không được gia đình chấp thuận. Mùa xuân, hai người rủ nhau lên chơi hang Thẩm Đông Ngoạng (hang rừng ve, tức hang Thẩm Lé bây giờ). Ít lâu sau, chàng cảm chết, biến thành con Tô Mánh Lú (màu đen, to hơn con ve). Nàng Khôm không muốn bị ép duyên với chàng trai khác đã bỏ trốn vào rừng. Nàng chạy, chạy mãi, kiệt sức rồi chết ở trong rừng. Nơi nàng nằm xuống mọc lên một loại cây có hoa trắng, có hương thơm, mật ngọt. Người dân gọi đó là hoa Ban.

Loài hoa ban ấy nở đúng vào mùa xuân, thời gian mà chàng Lu và nàng Khôm cùng nhau đi chơi hang. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc.

Phần lễ:
Họ mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng. Lễ gồm một con lợn, mấy cành ban, hoa ban, chai rượu, hai bát gạo, hai bát cơm, vài nén hương cùng với trầu cau. Thầy mo làm lễ cúng thần hang, thần rừng, cầu cho dân chúng có suộc sống ấm no, sung túc.

Phần hội:
Thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo. Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành riêng cho việc đi hái hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Một cây có khi 5, 6 người trèo lên. Ở bên dưới, các cô gái lấy cái ớp (gần giống cái giỏ) đón những bông hoa thả xuống. Anh chàng nào có ý với cô gái nào thì thả vào chỗ cô đó. Các cô cũng vậy, ưng anh nào thì cố mà đón lấy hoa của anh đó.

Kết thúc hội:
Kết thúc cũng là lúc trai gái chia tay nhau để xuống đồng cày cấy, mùa xuân cũng là mùa làm nương. Cho nên, ai cũng cố giắng động viên nhau đi chơi. Dân ca Thái co đoạn rằng:

Muốn chơi thì chơi lúc ban còn hoa

Đùa thì đùa thời hoa ban còn nhiều

Lát nữa hoa sẽ tàn

Con gái có chồng thì bị xích đeo tay, gông đeo cổ, không được đi nữa…

Sự mai một của lễ hội
Không gian dành cho lễ hội bị thu hẹp nhiều, do các đặc thù phát triển kinh tế vùng. Nhiều rừng ban bị chặt nhiều phục vụ cho phát triển, sinh hoạt theo đặc thù. Thế hệ trẻ càng ít biết đến, khi lễ hội không được tổ chức liên tục hàng năm.Cây hoa ban : cây thân gỗ kích thước từ nhỏ đến trung bình, có thể cao tới 10-12 m, thuộc loại cây sớm rụng lá vào mùa khô.Lá của nó dài khoảng 10-20 cm và rộng bản, tròn và lưỡng thùy ở gốc và đỉnh phiến lá. Mặt trên không lông, mặt dưới có ít lôngHoa của nó dễ thấy, có 5 cánh có màu từ tím, hồng nhạt đến trắng, đường kính 8–12 cm.Quả là loại quả đậu dài 15–30 cm, bên trong chứa vài hạt.Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Hoa ban nở rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá.Hoa ban trắngNó là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng vì có hoa tỏa mùi thơm. Tuy nhiên, tại một số khu vực thì nó lại là một loài xâm hại do hợp thủy thổ và thích nghi với môi trường sống mới. Tại Việt Nam, nó sinh trưởng chủ yếu ở khu vực tây bắc Bắc Bộ.Hoa ban tímHoa ăn được, ở Ấn Độ vỏ dùng làm thuốc hàn vết thương, chữa bệnh ngoài da, loét và tràng nhạc. Chồi khô dùng trị lỵ, trị ỉa chảy và trị giun; sắc nước rễ trị đầy hơi, trướng bụng và trị nọc rắn cắn. Gỗ dùng đóng các đồ đạc thông thường.Hoa ban tímĐối với người dân vùng Tây Bắc, hoa ban là món “hoa rau” quý. Hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt măng chua… Hoa ban còn là vị thuốc quý trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả. Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Người Thái cho rằng, hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.Hoa ban hồng nhạt Hoa ban làm đẹp mùa xuân, mùa hội hái hoa theo phong tục Thái trắng. Xưa kia Hội Hoa Ban chính là ngày hội lớn nhất của xứ Thái, ngày hội của tình yêu, của tuổi trẻ… Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết sắc hoa tươi thắm, trắng phớt hồng vào mỗi độ xuân về. Hoa ban xuất hiện trong các trường ca, các truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa hằng đêm của người dân Tây Bắc. Dã sử dân gian kể rằng xưa hoa ban chỉ một màu trắng. Từ khi nàng Mai con gái của Lang Cum nổi tiếng khắp chín châu mười Mường chối bỏ ngôi bà Nàng, lấy chồng nhà dân mọn rồi theo quân ông Hoàng đánh giặc dữ. Khi ông Hoàng thua lớn ở Mạnh Thiên, vợ chồng nàng Mai tuẫn tiết theo chủ tướng dưới gốc một cây ban cội. Máu của hai người làm mùa xuân năm ấy cây ban cội ra màu hoa ban đỏ. Rồi gió đưa nhị hoa rải khắp vùng tạo thành giống ban hồng ngày nay.Đối với người dân vùng Tây Bắc cả hai thứ hoa ban đều là món “hoa rau” quý. Quà tết bố vợ ở Mường Tè, Pắc Luông… bên cạnh bánh chưng, bánh đuôi én, bánh trứng kiến (loại bánh làm bằng bột nếp trộn với trứng kiến trên rừng) bao giờ cũng đặt cùng với “hoa rau” mới tỏ rõ sự trân trọng thanh cao. Hoa ban cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa có 4 – 5 cánh, nhị mầu hồng, gân mầu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Tên gọi hoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa là hoa ngọt, đó vừa là danh từ vừa là tính từ. Hoa ban nở rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá. Bà con vùng cao coi hoa ban như thể nông lịch của mình, họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn. Cứ năm nào hoa ban nở đều khắp cả suối, cả đồi, cả rừng là năm ấy trời không mưa dai quá mà không nắng gắt quá! Và năm đó người ta ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt.Hàng năm, cứ vào mùa hoa ban nở, người Thái ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) lại mở Hội Xên bản, xên mường (còn gọi là hội hoa ban) để cầu phúc và gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, trai gái tìm hiểu, tâm tình qua tiếng hát, tiếng đàn.Hoa banTruyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thì khéo tay dệt vải lại vừa có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai. Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vốn là một thanh niên lười nhác lại có tật gù lưng.Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người yêu, rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức, nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống, sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hàng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban.Chàng Khum, khi về đến nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm. Đi mãi hết mường này, bản khác, cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khi chết, chàng hóa thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang da diết như tiếng gọi người yêu tha thiết tự năm nào.Hoa ban trắngTừ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng, trai gái Sơn La lại rủ nhau đi hội chơi núi, ca hát, múa xoè và bày tỏ tình yêu đôi lứa, như muốn có được tình yêu chung thuỷ như đôi Ban – Khum. Sơn La, cứ xuân sang, hoa ban nở trắng trên các sườn núi, thì nam nữ thanh niên trong các bản mường lại rủ nhau đi hội chơi núi, hái hoa mừng xuân. Đây cũng là dịp nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát, đánh đàn tính, thổi kèn, múa xoè, trao và đón nhận tình yêu.”Mỗi loài hoa tình yêu đều bắt nguồn từ những câu chuyện tình yêu. Yêu nhau nhưng không đến được với nhau, họ thà chết chứ không chịu khuất phục.Hoa ban trắngHiện nay, trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc đang tồn tại đồng thời nhiều “típ” truyện nữa, cùng có nội dung giải thích nguồn gốc hoa ban. Cách dẫn dắt và tên nhân vật của các truyện tuy có khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ dùng hoa ban làm biểu tượng cho tấm lòng thủy chung trong tình yêu đôi lứa.Do yêu hoa, con trai con gái Tây Bắc lặn lội trong những cánh rừng mờ sương ngắm nhìn những bông hoa sáng rực như hạt ngọc, họ hái hoa cài lên tóc, họ còn đem hoa về biếu cho người thân quen nhất để mở tiệc ăn mừng mùa hoa ban nở.Mùa hoa ban, các bà các chị lúc đi nương về thường mang theo một ít hoa ban, không phải để chơi mà là để ăn. Hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt măng chua… đó là thuộc tính riêng của hoa ban mà nhiều loài hoa khác không có được. Hoa ban còn là vị thuốc quý trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả.Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay dùng hoa ban làm hoa cắm bình đặt trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Nếu là con trai hay con gái họ kể cho nhau nghe câu chuyện tình trong trắng và thương tâm, thủy chung của chàng Khum và nàng Ban xa xưa rồi cùng rủ nhau ra rừng tìm những cánh hoa ban mới nở. Họ trân trọng mang về tặng cha mẹ, tặng người yêu, vì người Thái cho rằng, hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.Lễ hội hoa ban là một lễ hội của dân tộc Thái, Tây Bắc Bộ Việt Nam. Theo tiếng Thái thì “ban” có nghĩa là ngon, đẹp đẽ. Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ đều gọi là “ban”. Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với người Thái. Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sự tích, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Thường được tổ chức vào ngày 5/2 âm lịch.Chuyện kể rằng, nàng Khôm (tiếng Thái là nghèo, cay đắng) và chàng Tào Lu (nghĩa là giàu có) yêu nhau nhưng không được gia đình chấp thuận. Mùa xuân, hai người rủ nhau lên chơi hang Thẩm Đông Ngoạng (hang rừng ve, tức hang Thẩm Lé bây giờ). Ít lâu sau, chàng cảm chết, biến thành con Tô Mánh Lú (màu đen, to hơn con ve). Nàng Khôm không muốn bị ép duyên với chàng trai khác đã bỏ trốn vào rừng. Nàng chạy, chạy mãi, kiệt sức rồi chết ở trong rừng. Nơi nàng nằm xuống mọc lên một loại cây có hoa trắng, có hương thơm, mật ngọt. Người dân gọi đó là hoa Ban.Loài hoa ban ấy nở đúng vào mùa xuân, thời gian mà chàng Lu và nàng Khôm cùng nhau đi chơi hang. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc.Họ mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng. Lễ gồm một con lợn, mấy cành ban, hoa ban, chai rượu, hai bát gạo, hai bát cơm, vài nén hương cùng với trầu cau. Thầy mo làm lễ cúng thần hang, thần rừng, cầu cho dân chúng có suộc sống ấm no, sung túc.Thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo. Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành riêng cho việc đi hái hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Một cây có khi 5, 6 người trèo lên. Ở bên dưới, các cô gái lấy cái ớp (gần giống cái giỏ) đón những bông hoa thả xuống. Anh chàng nào có ý với cô gái nào thì thả vào chỗ cô đó. Các cô cũng vậy, ưng anh nào thì cố mà đón lấy hoa của anh đó.Kết thúc cũng là lúc trai gái chia tay nhau để xuống đồng cày cấy, mùa xuân cũng là mùa làm nương. Cho nên, ai cũng cố giắng động viên nhau đi chơi. Dân ca Thái co đoạn rằng:Muốn chơi thì chơi lúc ban còn hoaĐùa thì đùa thời hoa ban còn nhiềuLát nữa hoa sẽ tànCon gái có chồng thì bị xích đeo tay, gông đeo cổ, không được đi nữa…Không gian dành cho lễ hội bị thu hẹp nhiều, do các đặc thù phát triển kinh tế vùng. Nhiều rừng ban bị chặt nhiều phục vụ cho phát triển, sinh hoạt theo đặc thù. Thế hệ trẻ càng ít biết đến, khi lễ hội không được tổ chức liên tục hàng năm.

( BlogCayCanh.vn )

Rate this post

Viết một bình luận