Hoa đẹp TV | Ý nghĩa hoa chiều tím, đặc điểm, cách chăm sóc – Hoa đẹp TV

Hoa chiều tím – loài hoa đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Bởi lẽ chúng ta có thể bắt gặp loài hoa này ở rất nhiều nơi. Thông thường thì có thể bạn sẽ thấy chiều tím được trồng ở ven đường, ở bờ rào. Chính điều đó đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một loài hoa mọc dại. Nhưng thực tế thì không bạn nhé. Đặc biệt, hoa chiều tím còn mang rất nhiều ý nghĩa và công dụng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hoa chiều tím thì bạn đọc hãy cùng hoadep.tv đi tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Hoa chiều tím

Giới thiệu về hoa chiều tím

Ngoài tên gọi hoa chiều tím ra thì loài hoa này còn được gọi với tên gọi thân thuộc khác, đó là cây nhất xinh. Tên tiếng Anh là Mexican petunia và có tên gọi khoa học là Ruellia brittoniana. Chiều tím thuộc họ thực vật Acanthaceae có nguồn gốc từ Mexico. Loài cây này được sinh trưởng trong khu rừng nhiệt đới. Trước kia thì chúng được tìm thấy phổ biến ở khu vực bán khô cằn của Bắc và Nam mỹ, Châu Á và khu vực Châu Phi. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay thì hoa chiều tím đã và đang được trồng rất nhiều và phổ biến ở khắp mọi nơi trên Việt Nam.

Cây hoa chiều tím

Hoa chiều tím có độc không?

Đó là câu hỏi được nhiều lượt tìm kiếm trong thời gian gần đây, tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện chưa có tài liệu nào nói về độc tính cảu loài hoa này. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn trọng khi chơi loài hoa này nhé.

Hoa có độc không

Đặc điểm của hoa chiều tím

Nói về đặc điểm của hoa chiều tím thì cũng giống như nhiều loài hoa khác, nó cũng có đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Vậy cụ thể những đặc điểm này là như thế nào?

Đặc điểm hình thái của cây hoa chiều tím

– Cây hoa chiều tím có chiều cao khoảng 50-60cm, cây mọc tự nhiên và có khả năng chịu nắng rất tốt. Chiều tím phát triển nhanh chóng, dễ trồng và cũng rất dễ chăm sóc.

– Lá chiều tím có màu xanh đậm, lá nhỏ và dài có hình giáo mác, nhọn ở phần cuối lá, gân lá nổi rõ. Ngoài ra, lá chiều tím thường mọc đối, có cuống ngắng mọc sát thân. Thường lá chiều tím có chiều dài khoảng 15-20cm, chiều rộng khoảng 1cm.

– Chiều tím có thân thẳng đứng, hoa mọc đơn lẻ và thường mọc ở phần nách lá. Đặc biệt, hoa hợp thành ống tràng, có cuốn nhỏ, bên trong thì có nhụy hoa. Nhưng cuống hoa chiều tím lại ngắn, chỉ khoảng 0.5-1cm mà thôi.

Đặc điểm của hoa

– Cánh hoa mềm, mỏng được chia thành 5 thùy.

– Hoa chiều tím thường chỉ nở vào buổi sáng và đến chiều thì hoa tan.

– Cây cho hoa quanh năm và thay hoa liên tục nên khi trồng thì các bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này hàng ngày.

– Không chỉ cho hoa mà cây chiều tím còn cho quả. Cây có quả hình quả nang và chỉ xuất hiện khi hoa tàn.

Đặc điểm sinh thái của cây hoa chiều tím

Ngoài những đặc điểm trên ra thì cây hoa chiều tím còn có một số đặc điểm sinh thái như sau:

– Cây mọc khỏe, có tốc độ sinh trưởng nhanh.

– Là cây ưa sáng và bóng bán phần.

– Có khả năng phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu bình thường, dễ trồng và dễ chăm sóc.

– Thường được trồng làm cảnh, trồng trong bồn hoa công viên, đường phố hoặc nhà ở.

– Cũng là một trong những loài cây bụi nên rất thích hợp để trồng dưới gốc cây giúp tô điểm thêm cho mỹ quan của sân vườn.

– Tốc độ sinh trưởng nhanh.

– Có khả năng sống ở vùng nhiệt đới và cả trong những khu rừng nhiệt đới.

Ý nghĩa của hoa chiều tím

Nếu bạn đã được nhìn thấy thì hoa chiều tím không chỉ được yêu thích bởi vẻ đẹp mà nó còn được rất nhiều người biết đến bởi ý nghĩa. Vậy ý nghĩa của hoa chiều tím là gì?

– Ý nghĩa của hoa chiều tím trong cuộc sống hàng ngày

Nói về ý nghĩa này thì hoa chiều tím vừa có tác dụng làm đẹp không gian lại vừa có tác dụng làm sạch không gian. Cụ thể:

Cây hoa chiều tím có hoa màu tím, lá màu xanh. Những màu sắc này cho dù xuất hiện ở bất kể đâu thì nó cũng làm nổi bật cả một không gian rộng lớn. Nhờ vào sự nổi bật ấy mà hoa chiều tím thường được trồng để trang trí sân vườn, biệt thực, công viên, ven đường….

Ý nghĩa hoa chiều tím

Còn tại sao chúng tôi lại nói rằng hoa chiều tím có khả năng làm sạch không gian?

Có thể bạn chưa biết nhưng cây hoa chiều tím này thường được trồng để tạo ra các bụi cây. Chiều tím có thân nhỏ, nhiều lá. Nhờ vào đặc điểm này là cây chiều tím đã có tác dụng ngăn chặn bụi vào trong không gian sống của bạn. Đặc biệt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nhiều như Việt Nam thì việc trồng cây hoa chiều tím để làm sạch không gian là một lựa chọn tuyệt vời.

– Ý nghĩa của hoa chiều tím trong phong thủy

Về mặt phong thủy thì người ta quan niệm rằng hoa chiều tím có tác dụng trang trí, làm mới không gian. Đặc biệt, chúng còn giúp tạo ra sự thoải mái, và dễ chịu cho ngôi nhà cũng như các thành viên trong gia đình.

Ý nghĩa phong thủy

– Ý nghĩa của hoa chiều tím trong tình yêu

Ngoài những ý nghĩa trên ra thì loài hoa này còn được biết đến với những ý nghĩa trong tình yêu. Qua tìm hiểu thì chúng tôi biết được rằng chiều tím thể hiện tình yêu thủy chung, lâu dài. Bên cạnh đó, loài hoa này còn thể hiện sự sâu sắc và gắn bó của đôi lứa. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm của chiều tím là luôn mọc sát nhau nên người ta cho rằng đây chính là sự gắn bó chặt chẽ của những người đang yêu nhau.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa chiều tím

Trước khi trồng cây hoa chiều tím thì yêu cầu các bạn cần chuẩn bị:

– Đất trồng

– Chậu trồng cây

– Giá thể: được phối trộn xơ dừa, vỏ trấu, tro trấu theo tỉ lệ 1:2:1

– Ngoài tỉ lệ trên thì tùy điều kiện các bạn có thể sử dụng các tỉ lệ phối trộn khác để giâm cành như: cát + đất thịt theo tỉ lệ 1:1, đất phù xa, đất sạch + vỏ trấu thì theo tỉ lệ 2:1….

Tuy nhiên, khi chuẩn bị giá thể thì các bạn lưu ý, để đảm bảo rằng các loại giá thể được trộn đều thì tốt nhất bạn nên chia giá thể thành 4 góc nhỏ. Rồi sau đó trộn chung lại. Thực hiện trộn đi trộn lại như vậy 3-4 lần để đảm bảo có môi trường phát triển đều nhất cho mọi cây trồng.

– Kéo cắt cành chuyên dụng sắc bén

Sau khi chuẩn bị xong các yêu cầu trên thì lúc này các bạn bắt đầu tiến hành vào việc trồng cây hoa chiều tím. Về cách trồng thì các bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiến hành cắt cành

Với bước này thì yêu cầu các bạn sử dụng kéo sắc bén để cắt cành. Việc này giúp hạn chế và giảm thiểu được tối đa những tổn thương cho cành. Khi cắt cành các bạn lưu ý:

– Mỗi cành giâm thường có chiều dài khoảng 30-35cm ở đoạn vừa phải.

– Tốt nhất nên sử dụng cành giâm ở độ tuổi vừa phải, và nên hạn chế tối đa việc sử dụng các cành già. Bởi những cành già có khả năng ra rễ không cao. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Theo kinh nghiệm thì tốt nhất, các bạn nên lựa chọn và sử dụng cành giâm ở trong độ 1-2 tuổi.

Nhưng làm thế nào để có thể nhận dạng được tuổi của các cành giâm? Với những kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi thấy rằng, với cây hoa chiều tím, các bạn có thể nhận dạng tuổi qua màu sắc. Ví dụ:

– Với những cành sắp già thì nó có màu nâu sẫm.

– Những cành có độ tuổi trung bình thì có màu xanh lục hơi đậm.

– Những cành non có màu xanh non.

Bước 2: Kích thích ra rễ

Với bất kể cây trồng nào thì mọi bước đều có một vai trò quan trọng nhất định. Và với cây chiều tím, sau bước cắt cành với những lưu ý trên thì tiếp theo bạn cần phải kích thích ra rễ.

Lưu ý: trước khi giâm cành thì các bạn nên ngân cành trong dung dịch Atonik loãng hoặc dung dịch N3M – đây là thành phần giúp kích thích ra rễ cho những cành giâm. Ngoài ra, phương pháp khác thì các bạn cũng có thể pha loãng dung dịch tưới sau khi giâm cành theo đúng hướng dẫn được ghi trên bao bì để đảm bảo việc ra rễ cho cây là tốt nhất.

Bước 3: Xử lý chậu hoa chiều tím

Với bước này thì các bạn cần phải chuẩn bị chậu giâm cành, cho giá thể vào chậu. Sau đó nén đất nhẹ hoặc thả nhẹ chậu đựng giá thể để có thể đảm bảo được rằng các khoảng trống bên trong giá thể chắc chắn được lấp đầy. Lưu ý: yêu cầu lượng giá thể trong chậu đủ để cung cấp dinh dưỡng đủ cho bộ rễ phát triển và bên cạnh đó, việc này còn giúp hạn chế được sự nén đất khi tưới nước cho cành giâm.

Cách chăm sóc

Bước 4: Tiến hành giâm cành

Để có được những cây chiều tím đẹp như bạn vẫn thấy thì bước tiếp theo đó chính là giâm cành. Tại bước này, các bạn sử dụng cành giâm đã được chuẩn bị giâm vào trong chậu giá thể.

– Với 1 chậu, có thể giâm 4-5 cành. Lưu ý, khoảng cách giữa 2 cành giâm khoảng 1-2cm, hoặc cách khác cũng có thể giâm tập trung ở phần chính giữa của chậu.

– Cần ấn nhẹ giá thể vào góc cành giâm để có sự tiếp xúc trực tiếp giữa cành giâm và việc này cũng giúp cho cành giâm có khả năng đứng thẳng đứng.

Bước 5: Chăm sóc

Sau khi trồng cây chiều biếc thì để cây phát triển, cho hoa đẹp thì việc chăm sóc là không thể thiếu. Khi chăm sóc cây chiều biếc thì các bạn lưu ý:

Sau khi giâm cành nên thực hiện tưới phun sương cho cành giâm đó để luôn giữ được độ ẩm nhất định. Tuy nhiên, cũng có thể tưới đẫm cho giá thể trước khi giâm cành. Nhưng cho dù với cách nào đi chăng nữa thì các bạn cần phải đảm bảo rằng cành giâm và giá thể luôn giữ được độ ẩm nhất định để khả năng kích thích ra rễ của cành giâm được đảm bảo và đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi chăm sóc cây hoa chiều tím:

– Cây thích hợp sống trong điều kiện được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Thời tiết càng nắng thì cây cho ra càng nhiều hoa. Nếu cây trồng trong bóng râm thì sẽ ít hoa hơn, thân cây cũng sẽ còi cọc, phát triển kém.

– Cây chiều tím là cây ưa nắng nhưng ngoài ra thì nó cũng là loài cây ưa ẩm. Do vậy cây cần phải được cung cấp nước hàng ngày.

– Lưu ý đất trồng cần phải có khả năng thoát nước tốt, không được ngập úng.

Trên đây là một số điều thú vị về hoa chiều tím mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng qua chia sẻ này thì các bạn cũng đã có thêm được nhiều thông tin thú vị về hoa chiều tím – loài hoa đẹp thơ mộng.

Xem thêm:

Lan mokara: ý nghĩa, hình ảnh đẹp, các mẫu hoa đẹp dùng mokara

Hoa ngũ sắc (bông ổi): Ý nghĩa và đặc điểm

Hoa bìm bìm: Ý nghĩa và sự tích của nó

Ý nghĩa hoa sử quân tử trong phong thủy

Hoa dạ lý hương, sự tích cảm động của loài hoa này

(Visited 90 times, 1 visits today)

Rate this post

Viết một bình luận