Hóa học là gì?

Ngày nay, đời sống của con người ngày càng dễ dàng thuận tiện nhờ vào các thành tựu của hoạt động nghiên cứu khoa học như toán học, vật lý, hóa học,… Là thuật ngữ được sử dụng vô cùng thông dụng trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa hóa học là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin cơ bản liên quan đến thuật ngữ này.

Hóa học là gì?

Hóa học là một ngành thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên. Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất.

Hóa học lần đầu được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ pháp thuộc và được giảng dạy sâu rộng ở Việt Nam cho đến này. Hóa học sớm được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông xuất phát từ vai trò quan trọng của chúng trong đời sống. Học sinh trung học cơ sở được tiếp cận, học tập và nghiên cứu môn Hóa học từ chương trình giáo dục lớp 8.

Từ định nghĩa hóa học là gì, bước đầu chúng ta có thể hình dung được khái quát nhất về ngành khoa học này. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Đối tượng nghiên cứu của hóa học

Ngành hóa học nghiên cứu về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Trong đó:

– Nguyên tử là đơn vị cơ bản của hóa học bao gồm lõi đặc là hạt nhân nguyên tử, bao quanh bởi một đám mây điện tử khổng lồ.

– Nguyên tố hóa học là các chất tinh khiết chỉ bao gồm một loại nguyên tử, đặc trưng bởi số proton cụ thể trong hạt nhân của các nguyên tử, được gọi là số hiệu nguyên tử và được thể hiện bằng ký hiệu Z.

– Hợp chất là một chất hóa học tinh khiết cấu tạo từ nhiều hơn một nguyên tố.

– Phân tử là phần nhỏ nhất không thể phân chia của một chất hóa học tinh khiết với đặc tính hóa học duy nhất. Hay có thể hiểu là nó có khả năng thực hiện một số phản ứng hóa học với các chất khác.

– Phản ứng hoác học là khái niệm dùng để chỉ các phản ứng của một chất khi tiếp xúc gần với chất khác ( hỗn hợp hoặc dung dịch) hoặc một số dạng năng lượng.

Như vậy, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của hóa học đã làm sáng tỏ hơn định nghĩa hóa học là gì? Tương tự các ngành khoa học khác, hóa học được chia thành nhiều phân ngành khác nhau.

Phân ngành hóa học

Hóa học thường được chia thành các phân ngành chủ yếu sau:

– Hóa phân tích:

Hóa phân tích là sự phân tích các mẫu vật để thu được sự hiểu biết về thành phần và cấu trúc hóa học của chúng.

– Hóa sinh:

Hóa sinh là phân ngành nghiên cứu về các hóa chất, phản ứng hóa học và tương tác hóa học diễn ra trong các sinh vật sống.

– Hóa học vô cơ:

Hóa học vô cơ là phân ngành nghiên cứu các tính chất và phản ứng của các hợp chất vô cơ.

– Hóa học vật liệu:

Hóa học vật liệu là chuẩn bị, mô tả và tìm hiểu về các chất với các chức năng hữu ích.

– Hóa học thần kinh:

Hóa học thần kinh nghiên cứu về các chất hóa học thần kinh như chất dẫn truyền, peptide, protein, lipid, đường và acid nucleic. Đồng thời tìm hiểu về sự tương tác của chúng và vai trò của chúng trong việc hình thành, duy trì và sửa đổi hệ thần kinh.

– Hóa học hạt nhân:

Hóa học hạt ngân nghiên cứu về các hạt hạ nguyên tử kết hợp với nhau và tạo thành hạt nhân.

– Hóa học hữu cơ:

Hóa học hữu cơ nghiên cứu các cấu trúc, tính chất, thành phần, cơ chế và phản ứng của các hợp chất hữu cơ với nền tảng là các mạch cacbon.

– Hóa học vật lý:

Hóa học vật lý nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ bản của các hệ thống, quá trình hóa học.

Như vậy, ta thấy hóa học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu vô cùng đa dạng. Trên thực tế, ngành khoa học này đã đóng góp vô cùng lớn trong đời sống xã hội ngày nay.

Vai trò của ngành hóa học

Các thành tựu nghiên cứu hóa học đã được vận dụng trong cả lĩnh vực đời sống và kinh tế xã hội, cụ thể như sau:

– Ứng dụng của hóa học trong đời sống:

Nhờ vào các thành tựu của hóa học, sự ra đời của các đồ gia dụng, máy móc và các sản phẩm khác phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất… Bên cạnh đó, hóa học cũng được ứng dụng để trong quá trình chế biến thức ăn và đồ uống đến dược phẩm. Từ đó, đóng góp vào quá trình phát triển của con người.

– Ứng dụng trong phát triển kinh tế xã hội:

Hóa học là nền tảng, cơ sở cho nhiều ngành công nghiệp như điện tử, vật liệu, năng lượng, thực phẩm, y học,… Ngành hóa học cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các lĩnh vực như vật lý, điện tử, năng lượng các chất cơ bản cho sinh học, dược học và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Ngành hóa học ngày càng phát triển, nghiên cứu ra các vật liệu tinh vi với kích thước nano đã đem lại một cuộc cách mạng lớn trong công nghệ.

Như vậy, ngành hóa học là một lĩnh vực nghiên cứu vô cùng đa dạng, thú vị và hữu ích. Các thành quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng có hiệu quả vào đời sống, quá trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội. Do đó, hiểu rõ hóa học là gì? thật sự cần thiết thiết, từ đó nhận thức đúng đắn và có ý thức học tập, rèn luyện, quan tâm thích đáng đối với môn học. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Rate this post

Viết một bình luận