Hoán dụ là gì có mấy kiểu hoán dụ thường gặp

Hoán dụ là gì? Hoán dụ là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng Việt và được học trong chương trình ngữ văn lớp 6. Nhìn chung đây là biện pháp tương đối khó áp dụng nếu không hiểu biết sâu sắc, cụ thể. Tuy nhiên, nếu ứng dụng trong sáng tác văn học sẽ đem lại hiệu quả vô cùng cao. Bởi biện pháp này có thể tạo ra nhiều ấn tượng cho người đọc và người nghe. Vậy, hoán dụ là gì? Hãy cùng bancobiet.org tìm hiểu những thông tin cụ thể về biện pháp tu từ này.

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là một trong 4 biện pháp tu từ được áp dụng thường xuyên trong tiếng Việt. Hiểu một cách đơn giản, đây là cách gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm bằng với tên của một sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm khác. Tuy nhiên, chúng có quan hệ gần gũi và vô cùng thân thiết với nhau. Từ đó, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt câu văn.

Hoán dụ là gì có mấy kiểu hoán dụ thường gặpHoán dụ là gì có mấy kiểu hoán dụ thường gặpHoán dụ là gì có mấy kiểu hoán dụ thường gặp

Ví dụ Hoán dụ cụ thể:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Từ ví dụ trên có thể phân tích như sau:

Áo nâu: Đây là loại áo có màu nâu. Thường dùng để chỉ trang phục của người nông dân.

Áo xanh: Đây là loại áo có màu xanh và thường dùng để chỉ trang phục của những người công nhân lao động.

Giữa áo nâu với người nông dân hay áo xanh với người công nhân có mối quan hệ rất gần gũi với nhau. Do đó, nhắc với áo nâu, người ta thường nghĩ tới nông dân và nhắc tới áo xanh, người đọc đã ngay lập tức tưởng tượng ra đó là người công nhân.

Thuật ngữ là gì? đăc điểm hướng dẫn cách sử dụng ví dụ cụ thể

Hiểu một cách đơn giản, câu áo nâu liền với áo xanh còn mang hàm ý là người nông dân liền với người công nhân. Tuy nhiên, cách nói hoán dụ này khiến sự vật được nhắc tới trở nên đặc biệt và hấp dẫn hơn.

Nông thôn: là từ phức dùng để vùng lãnh thổ mà người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp. Khi sử dụng cụm từ này, tác giả có ý nhắc tới những người sống ở nông thôn

Thị thành: là từ phức dùng để chỉ những người sống ở thành phố, đô thị. Từ này còn mang ý nghĩ chỉ những người dân sống ở thị thành. 

Như vậy, khi sử dụng câu nông thôn cùng với thị thành đứng lên. Tác giả đã sử dụng phương pháp hoán dụ. Bởi yếu tố nông thôn với người sống ở nông thôn và thị thành với người sống ở thị thành có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

Những kiểu hoán dụ thường gặp hiện nay

Nhìn chung, hiện nay có 4 kiểu hoán dụ thường gặp nhất trong tiếng Việt. Trong đó bao gồm:

Biện pháp hoán dụ lấy bộ phận để gọi toàn thể

Ví dụ cụ thể: 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng từ bàn tay để liên tưởng tới người lao động. Bởi, bàn tay là bộ phận của con người. Còn người lao động chính là toàn thể.  Đây chính là mối quan hệ giữa cái bộ phận với cái toàn thể.

Danh từ là gì? Các loại danh từ trong tiếng Việt

Biện pháp hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Trong đoạn thơ này, nông thôn là từ dùng để chỉ người dân sống ở nông thôn. Thành thị là từ dùng để những người sống ở các thành phố. Đây chính là mối quan hệ giữa vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Ví dụ hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ ở những từ ngữ sau:

  • Từ “Huế”:  Đây là từ mang ý nghĩa thể hiện địa danh là thành phố Huế hoặc những người sống ở Huế. Hai hàm ý này có mối quan hệ gần gũi với nhau. Là vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
  • Từ “Đổ máu”: Đổ máu là hiện tượng có mối liên hệ mật thiết hoặc dấu hiệu của chiến tranh. Do đó, khi dùng từ này, tác giả có ý định thể hiện chiến tranh đang bắt đầu ở thành phố này. Đây là biện pháp lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Biện pháp hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

Từ “một” trong đoạn ca dao liên tưởng đến số ít, sự đơn lẻ.

Từ “ba” là từ mang ý nghĩa chỉ số nhiều, gợi tới sự liên tưởng về tình đoàn kết.

Như vậy, một ở đây là sự cô độc, đơn lẻ. Ba là sự đoàn kết. Ý nghĩa của câu ca dao mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới chính là làm việc một mình sẽ không mang lại hiệu quả cao. Đoàn kết có thể tạo nên sức mạnh và mang tới nhiều thành công. Từ đó, ca ngợi và hướng con người đến sự yêu thương, đùm bọc với nhau.

Đoạn ca dao này đã sử dụng biện pháp hoán dụ lấy mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt?

Hoán dụ là gì ẩn dụ là gì

Đặc điểm giống nhau

Cả hai biện pháp tu từ trên dùng cách gọi tên của sự vật này bằng tên của sự vật khác.

Nhờ vào phương pháp này, sức gợi hình và gợi cảm của sự diễn đạt được tăng lên.

Đặc điểm khác nhau

Biện pháp tu từ ẩn dụBiện pháp tu từ hoán dụHoán dụ dựa trên mối quan hệ tương đồng của các sự vật, cụ thể như sau:Giống nhau về phẩm chấtTương đồng về hình thứcCó nhiều điểm chung về cách thứcGiống nhau về chuyển đổi cảm giácẨn dụ dựa trên mối quan hệ tương đồng hoặc thân cận và gần gũi với nhau, cụ thể như sau:Bộ phận với toàn thểGiữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựngGiữa cái cụ thể với cái trừu tượngGiữa dấu hiệu của sự vật đối với sự vật.

Trên đây là chia sẻ của bancobiet.org về hoán dụ là gì? Những biện pháp hoán dụ hiện nay. Mong rằng với những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn cập nhật thêm các thông tin về biện pháp hoán dụ là gì. Từ đó, áp dụng khi sáng tác văn học nghệ thuật. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật các thông tin hữu ích nhất về văn học, giải trí, khoa học, nghệ thuật…

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận