Học Dốt Toán Nên Học Ngành Gì, Việc Nào Phù Hợp Với Người Vừa Xấu, Vừa Dốt

*

Nếu bạn vẫn đang bâng khuâng vì điểm số mình không cao, học lực kém thì không biết nên chọn ngành nào phù hợp. Bài viết này hi vọng sẽ giúp được bạn!

Học lực kém nên chọn ngành nào để theo học?

Trước đây, khi mình còn đang là một học sinh lớp 12 với một học lực kém. Có thể nói thuộc dạng thành phần điểm thấp nhất lớp. Lúc đó, mình còn đang có ý định không học đại học. Học xong 12, có được tấm bằng rồi xin vào một xí nghiệp nào đó để làm công nhân và tận hưởng cuộc sống ở quê nhà.

Bạn đang xem: Dốt toán nên học ngành gì

Thế rồi, cứ đến ngày thi kì thi quốc gia. Mình đi thi với một tâm lý hết sức thoải mái vì mình nghĩ lúc đó “thi cho có thôi”. Kết quả, mình rớt đại học nhưng lại đậu vào cao đẳng. Lúc đó nộp nguyện vọng 2 mình còn chưa biết sẽ học ngành gì. Một là, vì gia đình muốn mình đi học, không muốn mình đi làm sớm. Hai là tự nhiên lúc đó crush bảo mình nên đi học đi, đi làm sớm sẽ mất hết tuổi thanh xuân. Thế là mình đi học.

Sau những ngày mài mò lên mạng tìm cụm từ “học dốt có nên học đại học” hay “học dở nên học ngành gì?”. Cuối cùng mình đưa ra danh sách một số ngành sau đây:

1/ Ngành thiết kế đồ họa

Đa phần những môn học trong ngành này liên quan đến tính thẩm mĩ nhiều hơn là tính toán. Hồi đó, mình cực dốt môn toán, lý và hóa. Sau khi tìm hiểu thì thấy ngành này cần sự tỉ mỉ. Một chút năng khiếu về nhìn nhận cái đẹp, xấu. Mình cũng tự tin vào con mắt nghệ thuật của mình lắm chứ. Thêm một cái nữa là học ngành này chắc chắn được sắm một cái laptop riêng để học. Vậy nên, mình đưa ngành này vào danh sách này đầu tiên vì nó ít liên quan đến các môn mình từ “học dốt” ở năm 12.

Học ngành này bạn có thể vừa học, vừa làm freelancer thiết kế – Designer. Sau này ra trường, bạn sẽ làm ở một công ty truyền thông, quảng cáo. Công việc chính là thiết kế ra những hình ảnh để quảng cáo trên website, hình ảnh quảng cáo ngoài trời, logo, tờ rơi, ….

Xem thêm: Phụ Nữ That Nghiệp Nên Làm Gì, Làm Gì Khi Thất Nghiệp Ở Tuổi 30

2/ Nghệ thuật diễn xuất

Hồi bé đam mê phim lắm, thấy nghề diễn viên cũng khá thú vị. Có thể lên sóng truyền hình nè, biết đâu lại còn được nổi tiếng. Ngành này cũng không yêu cầu quá nhiều về kiến thức các môn ở trường cấp 3 lắm. Thế nhưng, ngành này yêu cầu bạn phải có năng khiếu một tí mới được. Nếu bạn tự tin với các biểu cảm và ngoại hình của mình thì cũng nên thi thử. Biết đâu sẽ trở thành một ngôi sao thì sao. Nhưng mình nói trước, ngành này nhiều sóng gió lắm.

Có 2 hướng sau khi tốt nghiệp: Bạn trở thành một diễn viên cho đài truyền hình nào đó (nếu có cơ hội) hoặc có thể xin vào các công ty chuyên sản xuất phim sitcom (phim chiếu Youtube). Hoặc có thể tự mở kênh Youtube cho mình nếu bạn có thể tự tìm hiểu được.

3/ Nhiếp ảnh

Ngành nghề này cũng không yêu cầu nhiều về kiến thức các môn mà mình đã học trước đây. Thế nhưng, cũng giống ngành thiết kế đồ họa. Để học ngành này, bạn cũng cần có một xíu kiến thức về tư duy sáng tạo và nhìn nhận cái đẹp. Tuy nhiên, để theo ngành này, bạn cần chuẩn bị cho mình một nguồn tài chính kha khá nhé ! Tiền mua trang thiết bị để họcc không hề rẻ đâu.

Sau khi ra trường, bạn có thể làm phóng viên ảnh, làm một freelancer chụp ảnh, hoặc làm việc ở một công ty du lịch nào đó. Một điều mình chắc chắn các bạn sẽ phải gặp đó là bị “nhờ chụp giùm”.

4/ Quay phim

Tương tự nghề nhiếp ảnh. Bạn cũng không sử dụng những môn mà mình học không tốt ở nghề này. Công việc ra trường thì tương tự nghề nhiếp ảnh. Thông thường, bạn sẽ được học cả 2 môn chung một khóa.

Xem thêm: Top-Down Là Gì ? Công Nghệ Thi Công Top

5/ Âm nhạc

Đúng rồi, bạn có thể trở thành ca sĩ đấy. Thế nhưng, ngành này yêu cầu bạn phải có năng khiếu ca hát. Ngoại hình tốt một xíu và nhất là gia đình phải có kinh tế ổn định. Vì học và theo đuổi ngành nay khá tốn kém. Ngành này khi bắt đầu ra đời sẽ rất nhiều áp lực. Nên phải cân nhắc kĩ và chắc rằng bản thân đủ tự tin và bản lĩnh để theo nghề nhé!

6/ Người dẫn chương trình

Bạn có giọng nói tốt, có khả năng nói chuyện tốt trước đám đông. Ngại gì mà không thử theo đuổi ngành này chứ. Cái tên nghề đã nói lên tất cả nên mình sẽ không nói gì thêm.

7/ Pha chế

Hay còn gọi là nghề bartender, nghề này đòi hỏi bạn phải có trí nhớ tốt. Có thể nhớ được công thức các loại thức uống và nhanh chóng thực hiện chúng.

Nghề này ra trường có thể làm ở các quán bar, nhà hàng. Ngoài tiền lương được nhận ra, nếu bạn pha chế tốt, bạn còn nhận được một ít tiền hoa hồng (có thể gấp đôi số lương của bạn).

8/ Nhà tạo mẫu tóc

Mất khoảng 6 tháng đến 1 năm để có thể ra nghề, với nghề này bạn có thể xin vào làm ở các chuổi cửa hàng salon tóc hoặc tự mở salon riêng cho mình. Khác với các thợ hớt tóc truyền thống. Nghề tạo mẫu tóc bạn còn được học về cách tạo mẫu, kiến thức về các loại kem dưỡng tóc, sản phẩm chăm sóc tóc, tư vấn màu tóc phù hợp với khách hàng,…

9/ Tài xế

Nghề này chắc mình không cần nói nhiều rồi. Hiện nay, các hãng xe công nghệ có dịch vụ cho thuê xe để chạy taxi. Nếu tài chính không cho phép, bạn có thể sử dụng dịch vụ của họ. Hoặc nếu bạn không thích nghề lái taxi, bạn cũng có thể xin vào một xí nghiệp nào đó để lái xe. Chẳng hạn các công ty kho bãi. Họ thường xuyên tuyển lái xe container. Những hãy chắc rằng bạn không bị say xe nếu như chọn nghề này nhé!

10/ Đầu bếp

Nghề này học khá tốn kém. Thế nhưng lương lại khá cao sau khi ra trường. Nghề này đòi hỏi bạn phải có trí nhớ tốt và “đôi tay thần thánh”. Thế nhưng, nghề này thì khả năng cạnh tranh nội bộ cao. Vì ai cũng muốn lên làm bếp trưởng để hưởng lương cao hơn.

Ngoài ra, làm đầu bếp bạn cần phải chú trọng sức khỏe của mình nhiều hơn. trau dồi kiến thức ngoại ngữ tốt hơn. Và chịu được áp lực tốt. Vì có thể một mình bạn phải phục vụ cả trăm khách hàng mỗi ngày mà phải đảm bảo món nào cũng phải ngon nhé!

Trên đây là danh sách 10 ngành mà không cần học lực quá tốt vẫn có thể làm và phát triển tương lai được. Theo bạn còn ngành nào nữa, hãy chia sẻ cho mọi người biết nhé. Học ở đây là học lực ở nơi học đường, giảng đường chứ không phải là không học mà vẫn giỏi đâu nhé! Nghề nào cũng phải cần học!

Rate this post

Viết một bình luận