Học Luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội xin việc làm sau tốt nghiệp ra sao? – Joboko

01/08/2021 15:30

Luật kinh tế là một trong những ngành luật hot nhất hiện nay vì tạo ra nhiều cơ hội việc làm và có nhiều chuyên ngành để người học lựa chọn chuyên sâu. Với tấm bằng Luật kinh tế, bạn không chỉ có cơ hội xin vào các cơ quan nhà nước mà có thể phát triển sự nghiệp rộng mở theo nhiều hướng khác nhau.

Ngành Luật kinh tế là chương trình đào tạo ít nhất 4 năm trong trường đại học và đa số mọi người đều lựa chọn học lên cao sau khi ra trường hoặc vừa đi làm vừa học tiếp. Ngành Luật quốc tế cung cấp các kiến thức đầy đủ về luật pháp kinh tế, thương mại của Việt Nam và quốc tế, thực tiễn pháp lý cũng như các kiến thức để nghiên cứu, xử lý vấn đề pháp lý, các vụ kiện tụng, tranh chấp trong kinh doanh, hợp tác, v.v.

hoc luat kinh te ra lam gi

Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?

I. Tổng quan về ngành Luật kinh tế

Chương trình học của Luật kinh tế tập trung vào các môn học như luật sở hữu trí tuệ, pháp luật doanh nghiệp, luật thương mại, cạnh tranh và các bộ luật, điều khoản quan trọng khác. Trong quá trình học, sinh viên cũng sẽ tham gia vào việc phân tích các trường hợp, vụ việc, đưa ra nhận định về vấn đề luật pháp, quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp tác hay đầu tư. Những người theo chuyên ngành Luật thương mại quốc tế trong Luật kinh tế cũng sẽ giúp doanh nghiệp khi làm ăn ở thị trường nước ngoài.

II. Học Luật kinh tế ra làm công việc gì?

Trong khi những chuyên ngành như Luật hình sự, dân sự thường làm việc trong cơ quan nhà nước hơn thì những người học Luật kinh tế dường như không bị giới hạn nhiều về cơ hội việc làm. Các vai trò mà bạn có thể đảm nhiệm được sau khi có bằng cử nhân ngành Luật kinh tế là:

  • Chuyên viên pháp lý/Chuyên viên pháp chế: Có thể nói, đây là vị trí việc làm được nhiều người lựa chọn nhất vì dễ xin việc, thường có môi trường làm việc tốt và mức lương cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường dù hoạt động trong nước hay quốc tế cũng đều có nhu cầu tư vấn pháp lý hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý nên nhu cầu tuyển vai trò Chuyên viên pháp lý/pháp chế rất cao.
  • Luật sư (chuyên về các vụ án kinh tế): Để làm luật sư, bạn sẽ phải học thêm và tham gia các kỳ thi, tốn ít nhất là 2 – 3 năm sau khi ra trường để có chứng chỉ hành nghề.
  • Tư vấn pháp lý: Các công việc chính của người tư vấn pháp lý cũng tương tự như Chuyên viên pháp lý/pháp chế nhưng làm việc độc lập trong các văn phòng luật, hỗ trợ cho các khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân.
  • Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Những vai trò này thì đều làm trong cơ quan nhà nước, các Bộ, ban ngành.
  • Tiếp tục học lên và tham gia giảng dạy, nghiên cứu: Với cơ hội nghề nghiệp này thì ít nhất bạn sẽ phải học để có bằng Thạc sĩ trở lên.

Ngoài ra, nhiều người học Luật kinh tế xong có thể lựa chọn phát triển theo hướng làm kinh doanh hay chính trị. Những nền tảng kiến thức vững chắc về luật pháp, đặc biệt là Luật kinh tế giúp bạn gia tăng cơ hội thành công dù quyết định con đường sự nghiệp như thế nào.

Đọc thêm: Tương lai ngành Luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

hoc luat kinh te ra lam gi 2

Những việc làm học Luật kinh tế có thể ứng tuyển

III. Các trường đào tạo Luật kinh tế tốt nhất hiện nay

Luật kinh tế được đào tạo rộng rãi trong nhiều trường đại học, tùy vào khả năng và điều kiện thực tế mà bạn lựa chọn môi trường phù hợp nhất với mình. Dĩ nhiên, học ở những trường tốt, nổi tiếng cũng có thế mạnh nhất định để xin việc làm sau này. Một số trường đó là:

  • Đại học Luật Hà Nội.
  • Khoa Luật, ĐHQGHN.
  • Học viện Ngân hàng.
  • Đại học Luật, ĐH Huế.
  • Đại học Vinh.
  • Đại học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng.
  • Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM, v.v.

Luật Kinh tế là một ngành hấp dẫn, nhiều cơ hội và triển vọng nghề nghiệp, thăng tiến. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chăm chỉ học tập, tiến bộ và kiên định với mục tiêu của mình vì trong tương lai, ngành này vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Rate this post

Viết một bình luận