Học Sinh Cá Biệt Là Gì? Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt Hiệu Quả


WElearn Wind

Rate this post

Trong công tác giáo dục, không phải lúc nào cũng gặp những em học sinh ngoan, biết vâng lời. Chắc chắn ở lớp học nào cũng có những em học sinh cá biệt, có cá tính hơi mạnh. Vậy, học sinh cá biệt là gì? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những học sinh này nhé!

1. Thế nào là học sinh cá biệt?

Học sinh cá biệt là những học sinh thường có cá tính mạnh mẽ hơn các bạn khác cùng lứa. Những học sinh này thường nghịch ngợm, quậy phá, có những hành động đánh nhau, gây mất trật tự.

Có 2 dạng học sinh cá biệt

  • Học sinh cá biệt trong học tập

  • Học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống

2. Đặc điểm của những học sinh cá biệt

Dưới đây là những đặc điểm mà bạn thường thấy ở một học sinh cá biệt

  • Có sự hiếu động hơn các bạn khác, thích tìm tòi, khám phá và gây sự chú ý cho người khác

  • Nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng cũng khá nghịch ngợm

  • Học lực ở mức trung bình – yếu → vì không tập trung trong giờ học

  • Chỉ nghiêm túc và tập trung với những thứ mình thích

3. Những biểu hiện thường gặp của học sinh cá biệt

3.1. Biểu hiện của học sinh cá biệt trong học tập

Có 3 dạng học sinh cá biệt trong học tập

  • Thông minh, có khả năng tiếp thu kiến thức nhưng lại ham chơi, lười biếng, không muốn học

  • Khiếm khuyết về trí tuệ, chậm phát triển

  • Khuyết tật ((không nói, không nghe, không có tay chân…) nên không có đủ phương tiện học tập bình thường như các bạn khác.

3.2. Biểu hiện của những học sinh cá biệt về hạnh kiểm

Đây là dạng học sinh có đạo đức chưa tốt, thường xuyên làm gương xấu cho các bạn khác:

  • Thường xuyên trốn học đi chơi, lừa ba mẹ, dối thầy cô

  • Thường xuyên đánh nhau, đe dọa, gây gổ với các bạn khác

  • Thường tách mình ra khỏi các hoạt động trong lớp

  • Vướng vào các tệ nạn xã hội

Biểu hiện học sinh cá biệt

  • Ăn cắp tiền bạc của cha mẹ, bạn bè

  • Không tuân theo những quy định chung của nhà trường, lớp học

  • Luôn bày trò nghịch ngợm, phá phách thầy cô, bạn bè

  • Thái độ coi thường người khác

  • Thường xuyên có sự chống đối ba mẹ, thầy cô

4. Nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt

4.1. Từ phía gia đình học sinh

Nguyên nhân đầu tiên tác động đến các em nhiều nhất có lẽ là từ gia đình. Theo khảo sát, 80% các học sinh cá biệt đều là kết quả của việc thiếu sự quan tâm từ gia đình.

Có thể là do ba mẹ quá mải mê kiếm tiền mà quên đi việc chăm lo đời sống tinh thần cho con, để dẫn đến tình trạng ngỗ ngược.

Ngoài ra, việc gia đình không hạnh phúc, ba mẹ ly dị cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn học sinh. Từ đó, khiến các bạn thay đổi cách nhìn nhận về mọi người xung quanh và trở nên khác biệt hơn để che giấu cảm xúc của mình.

4.2. Từ ngoài xã hội

Xếp sau gia đình, xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con người. Nếu trẻ được lớn lên trong một xã hội công bằng, yêu thương, chắc chắn sẽ không thể trở thành học sinh cá biệt.

Hơn nữa, xã hội ngày nay có quá nhiều tệ nạn cám dỗ các em học sinh. Đáng buồn hơn là những tệ nạn này len lỏi vào trong cả môi trường giáo dục, gây ra những tư tưởng sai lệch cho học sinh ngày nay.

4.3. Từ phía nhà trường

Dĩ nhiên, nguyên nhân đó cũng đến từ việc nhà trường không chăm lo và để ý đến các học sinh có cá tính đặc biệt của mình. Những học sinh này thường rất nhạy cảm về mặt cảm xúc, nên nếu nhà trường có những hành vi trừng phạt nặng nề, các bé sẽ càng chống đối hơn.

Nghiêm trọng hơn là có một số trường dường như muốn “loại bỏ” hẳn các em cá biệt ra khỏi trường học, đối xử phân biệt và xem thường chúng. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý cũng như cách hành xử với trẻ.

4.4. Từ chính bản thân học sinh cá biệt

Nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh trở nên cá biệt hơn trong mắt mọi người đó là xuất phát từ chính bản thân của các em đó. Bản thân các em không biết tỉnh táo và làm chủ lý trí của mình trước những cám dỗ của cuộc sống.

Hơn nữa, các em lại thường xuyên tiếp xúc với những bạn xấu và theo bản năng, bắt chước những cách cư xử đó và cho rằng đó là hay, là đúng.

Một phần cũng là do các em này đang ở giai đoạn dậy thì, muốn khẳng định bản thân nhưng lại chưa đủ kiến thức nên đã bồng bột, có những hành động thiếu sáng suốt.

5. Phương pháp giáo dục với học sinh cá biệt

5.1. Giáo dục học sinh cá biệt thông qua giờ sinh hoạt

Thông qua các giờ sinh hoạt, nhà trường và giáo viên cần có sự nhắc nhở thường xuyên để các em biết được rằng mình đang xếp loại hạnh kiểm chưa tốt. Đồng thời cũng phải có những răn đe và giáo dục tư tưởng để giúp các em tránh khỏi những tệ nạn xã hội.

Đồng thời, giáo viên và nhà trường cũng nên nói rõ về những quy định và hướng dẫn các em thực hiện cho tốt. Song song với đó cũng phải có các chế độ thưởng – phạt công bằng, khách quan để các em cố gắng

5.2. Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội

Việc giáo dục các học sinh cá biệt không phải trách nhiệm của riêng ai mà là của mọi người. Nhà trường và gia đình cũng cần phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho từng trường hợp

5.3. Giáo dục học sinh cá biệt bằng phương pháp kết bạn

Khi bước vào tuổi dậy thì, các bé sẽ rất dễ bị cám dỗ và ảnh hưởng bởi những tật xấu. Vì vậy, để tránh điều này, gia đình và nhà trường cần tạo cho các em một môi trường trong sạch, hạn chế tối đa những tệ nạn xã hội.

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt

Thay vì để các bé chơi với những người bạn xấu thì hãy cho chúng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể để được sống trong môi trường lành mạnh, làm quen với những người bạn tốt và giúp đỡ nhau tiến bộ hơn.

5.4. Giáo dục học sinh cá biệt, kết hợp kỷ luật và tình thương

Giáo dục là một hoạt động đặc biệt bởi sản phẩm tạo ra là con người. Vì vậy vẫn nên dùng đến kỷ luật nhưng là kỷ luật kết hợp với tình yêu thương. Có như vậy thì người thầy mới không khắc những vết thương lên tinh thần của người học trò về sau này. 

Thầy cô đừng làm cho học sinh rơi vào trạng thái thấy mình là kẻ cá biệt và cô độc trong lớp rồi nảy sinh những phản ứng tiêu cực như sợ hãi, tự ti. Tùy vào từng trường hợp và linh động để xử lý cho phù hợp.

5.5. Không đuổi học học sinh cá biệt

Một số giáo viên nóng tính thường đưa ra giải pháp đuổi học các học sinh cá biệt, với lý do rằng không muốn thấy mặt các em trong lớp vì sẽ ảnh hưởng đến các bạn khác. 

Điều này hoàn toàn sai. Bởi vì trường học là nơi để dạy các em trở thành người tốt hơn chứ không phải là nơi để loại trừ những người chưa tốt. Giải pháp này dường như đã dồn các em vào đường cùng và sẽ càng khiến cho học sinh cảm thấy bị phân biệt đối xử hơn. 

Do đó, dù có chuyện gì xảy ra, giáo viên nên biết kiềm chế cảm xúc và không được đuổi học sinh ra khỏi lớp.

5.6. Quan tâm và gần gũi hơn với các em

Các học sinh này thường bị thiếu thốn về tình cảm hay mắc phải những vấn đề cá nhân nên mới trở thành như vậy. Vì vậy, giáo viên cần phải quan tâm đến các em nhiều hơn để có thể thấu hiểu các vấn đề chúng đang mắc phải và cùng nhau đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

5.7. Nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm của các em

Những bạn học sinh cá biệt có tâm lý khá nhạy cảm nên giáo viên cần phải khéo léo kh trò chuyện với các em. Đừng dùng bạo lực hay răn đe, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo và phân tích cho các em hiểu đúng sai như thế nào. 

Đối với những bạn này, nếu bạn càng bạo lực,, càng tỏ ra đáng sợ thì các bé càng không quan tâm và càng muốn chống đối nhiều hơn. Vì vậy, hãy dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, tinh tế để giải thích cho các em hiểu.

5.8. Tìm ra điểm mạnh để giúp các em phát huy nó

Không ai mà không có điểm mạnh cả. Kể các các học sinh cá biệt. Các em có thể quậy phá đó, không vâng lời đó nhưng chắc chắn sâu bên trong các em cũng có một điểm mạnh nào đó cho bản thân mình.

Để các em có thể hòa nhập với các bạn trong lớp, giáo viên cần cố gắng tìm ra điểm mạnh của các em và phát huy nó để học sinh cảm thấy mình được tôn trọng và có giá trị hơn trong mắt mọi người.

Nhờ vậy, các bạn sẽ thay đổi suy nghĩ của mình, điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp hơn khi đứng với đám đông.

5.9. Tin tưởng vào sự nỗ lực của các em

Ai cũng muốn được tin tưởng và công nhận sự cố gắng cả. Kể cả chúng ta cũng vậy. Vậy thì tại sao lại không cho học sinh quyền được tin tưởng và được tự hào về những nỗ lực của bản thân?

Đôi khi, các em cũng muốn được cố gắng, được mọi người tin tưởng và ủy nhiệm nhưng do ngại ngùng hay vì lý do nào đó mà không muốn thể hiện nó ra bên ngoài. 

Hãy trao cho học sinh sự tin tưởng của mình. Khi được tin tưởng càng nhiều, chúng sẽ càng có động lực để thay đổi và phát triển hơn.

5.10. Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế

Lỗi của học sinh cá biệt không nằm hoàn toàn do chúng mà một phần còn do cách cư xử của giáo viên. Khi giáo viên không biết kiềm chế được cảm xúc của mình, cư xử chưa đúng với học sinh, kèm theo việc tuổi mới lớn dễ tự ái đã dẫn các em đến con đường “cá biệt” này.

Vì vậy, các giáo viên cần học cách điềm tĩnh, tự biết kiềm chế và thay đổi bản thân để mình trở nên tốt hơn, làm gương để học sinh noi theo.

5.11. Giáo dục theo cách mềm dẻo linh hoạt – nhưng lời nói phải đi đôi với việc làm

Những bạn này thường không thích sự quát mắng nên rất “ưa ngọt”, thích những lời chia sẽ và tâm sự thật lòng. Nên giáo viên cần có sự mềm dẻo linh hoạt trong các tình huống. “Mềm nắn rắn buông”. Không phải lúc nào cũng dùng nguyên tắc và kỷ luật là tốt. Đôi khi cần dùng đến trái tim để có thể chạm đến trái tim.

Hơn nữa, những lời nói mà giáo viên phát ra cần đi đôi với hành động. Nếu nói mà không làm thì lời nói sẽ chẳng được các em tôn trọng.

5.12. Hãy đặt mình vào các em, hiểu được tâm lý của tuổi dậy thì

Để có thể hiểu được ai đó, việc đầu tiên bạn cần làm là đặt mình vào vị trí của họ. Dạy các học sinh cá biệt cũng vậy. Thực ra, khi các em hành xử như vậy đều có lý do của nó chứ không tự nhiên.

Vì vậy, giáo viên cần đặt mình vào các em để có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt được tâm lý của tuổi dậy thì. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp cho cho từng học sinh.

5.13. Đừng phân biệt các em

Đây là điều tối kỵ trong việc cảm hóa học sinh cá biệt. Các bé trở nên khác biệt hơn so với các bạn là muốn gây được sự chú ý của mọi người xung quanh, muốn mọi người để ý đến mình nhiều hơn. Vì vậy, giáo viên không được phân biệt đối xử với các em.

Nguy hiểm hơn, việc phân biệt này còn khiến cho các bé hình thành những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy không được công bằng trong lớp học. Từ đó, các bé sẽ dễ có thái độ chống đối và không tôn trọng thầy cô.

5.14. Hãy dùng chính tình yêu thương để thay đổi một con người

Nguyên nhân dẫn đến cá biệt thường do yếu tố tâm lý nên những bạn này thường sống thiên về cảm xúc hơn. Vì vậy, để hiểu được trẻ, người giáo viên cần phải dùng chính tình yêu thương của mình để chia sẻ và cảm thông với chúng.

Thầy cô cần làm gì để dạy học sinh cá biệt

Hơn thế nữa, khi hướng dẫn trò chuyện với chúng bằng con tim, các bạn học sinh sẽ rất dễ thấy mình được thấu hiểu và đồng cảm, từ đó việc thay đổi một con người là không quá khó.

5.15. Hãy kết hợp với phụ huynh để dạy các em

Việc các em trở thành cá biệt lỗi không phải hoàn toàn ở nhà trường. Vì thế nên việc giáo dục để giúp trẻ tốt hơn cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Khi sự giáo dục được thống nhất và kết hợp giữa 2 bên, phương pháp sẽ đồng bộ hơn.

Hơn thế nữa, thời gian các em ở trường chỉ 8 tiếng, trong khi thời gian còn lại là chịu sự quản lý của gia đình nên các bậc phụ huynh cũng cần có những tác động, quan tâm đến trẻ, đặc biệt là chia sẻ để thấu hiểu chúng nhiều hơn.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn “giải quyết” câu hỏi Học Sinh Cá Biệt Là Gì? Biện Pháp Để Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt Hiệu Quả. Hy vọng những thông tin mà Trung tâm WElearn gia sư chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc thấu hiểu tâm lý và chia sẻ cùng các em dễ dàng hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

Rate this post

Viết một bình luận