Rate this post
Để biết được học Thương mại điện tử ra làm gì, ngành thương mại điện tử là gì hay thương mại diện tử làm gì thì bạn cần hiểu rõ rất nhiều yếu tố liên quan đến ngành nghề này. Vậy bài viết dưới đây của Cao Đẳng Kinh Tế sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết, đủ giúp bạn biết được những cơ hội nghề nghiệp của mình trong tương lai khi theo đuổi ngành thương mại điện tử.
1. Giải đáp thế nào là thương mại điện tử?
1.1. Hiểu khái niệm thương mại điện tử?
Nhắc đến Thương mại điện tử ở Việt Nam, có lẽ không còn xa lạ với bất kể một ai, chính xác mà nói đó là thuật ngữ để chỉ bất kỳ một loại hình hoạt động kinh doanh và các giao dịch thương mại, buôn bán nào trong xã hội. Thương mại điện tử có liên quan mật thiết đến internet và công nghệ số.
Có thể thấy, đây là một phương tiện giao dịch hết sức quen thuộc với mỗi chúng ta trong thời hiện đại, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong các hoạt động kinh tế. Nếu rành về công nghệ, bạn sẽ biết được rằng, thương mại điện tử chính là một sản phẩm ưu việt của mạng xã hội và truyền thông. Trong cuộc cách mạng công nghiệp thời đại trẻ thì thương mại điện tử phát triển vô cùng mạnh mẽ. Ứng dụng rõ nhất của nó chính là việc cho phép người dùng có thể mua bán các bản phẩm qua các trang web, các phương tiện truyền thông như facebook, shopee,…
1.2. Ngành Thương mại điện tử có sức hấp dẫn như thế nào?
Muốn biết học thương mại điện tử ra làm gì thì nhất định bạn cần phải biết được những giá trị lợi ích mà ngành nghề này mang đến cho bạn là gì. Nói về các loại hình chính của thương mại Đây chính là một hoạt động cho phép người dùng có thể sử dụng các chức năng trực tuyến của các trang điện tử để trao đổi mua bán sản phẩm, dịch vụ. Công cụ hỗ trợ cho hoạt động này bao gồm điện thoại thông minh, máy tính và thực hiện thông qua các phần mềm giao dịch trực tuyến.
Khi muốn trao đổi, mua bán, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hành động theo đúng luật giao dịch thương mại điện tử như:
- Tham gia vào hoặc trực tiếp cung cấp thị trường trực tuyến, quy trình bán hàng
- Mua bán giữa các tổ chức doanh nghiệp với nhau
- Mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng qua các trang web, các ứng dụng di động, bán hàng qua điện thoại hoặc chatbox.
- Sử dụng các công cụ điện tử thông minh để thu thập dữ liệu của người dùng
- Trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp
- Tiếp thị sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng tiềm năng
- Thực hiện các giao dịch trao đổi tiền tệ
Như vậy, thông qua những tiện ích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, một khi công nghệ đã đi sâu vào đời sống của con người thì chắc chắn sự ra đời của thương mại điện tử chính là quy luật tất yếu. Nó cho phép con người có thể thực hiện điều không tưởng cách đây khoảng 1 thập kỷ trở về trước, đó là có thể ngồi một chỗ và thực hiện tất cả các giao dịch. Điều đó cũng có nghĩa là thương mại điện tử có thể giúp bạn rút ngắn, thu gọn giao dịch và tiết kiệm tối đa chi phí.
1.3. Các loại hình chính của thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử đều tồn tại các hình thức thương mại điện tử phổ biến bao gồm:
- Loại hình B2B: hoạt động thương mại giữa các công ty
- Loại hình B2C: hoạt động thương mại điện tử giữa công ty với khách hàng tiêu dùng
- Loại hình C2C: hoạt động thương mại điện tử giữa cá nhân và người khách hàng tiêu dùng
- Loại hình B2G: hoạt động thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ
2. Học Thương mại điện tử ra làm gì?
Sau khi đã biết thương mại điện tử là gì thì đã đến lúc bạn cần lấn sâu hơn vào việc tìm hiểu những cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang đến. Sau khi tốt nghiệp việc làm thương mại điện tử, các bạn có thể làm việc ở rất nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp.
Thị trường của lính vực Thương mại điện tử tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, trong tương lai ngành thương mại điện tử sẽ có tăng tốc phát triển hơn nữa. Nhìn nhận rõ thực trạng và tiềm năng phát triển này cho nên có rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào các chiến lược kinh doanh theo những mô hình mới với mục đích tạo ra hàng loạt các cơ hội hấp dẫn để kiếm tiền.
Kéo theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực Thương mại điện tử cũng ngày càng một thu hút mạnh mẽ đông đảo giới trẻ do có nền tảng về những cơ hội tuyển dụng vô cùng rộng mở ở trong tương lai. Khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử, bạn sẽ có quyền được lựa chọn những vị trí việc làm hấp dẫn với mức lương đầy thu hút cùng một môi trường làm việc khú thú vị, năng động và chuyên nghiệp.
Các vị trí đó bao gồm:
- Chuyên viên phân tích sự phát triển của Thương mại điện tử. Đây là vị trí quan trọng trong khâu hoạch định chiến lược tiếp thị thông qua phương tiện kỹ thuật số hiện đại
- Chuyên viên quản lý hiệu suất của hoạt động Thương mại điện tử. Họ là những người chịu trách nhiệm tiếp nhận nguồn khách hàng và duy trì nguồn doanh thu cho đơn vị, doanh nghiệp
- Chuyên viên phụ trách việc quản lý các website Thương mại điện tử
- Chuyên viên Kinh doanh thương mại điện tử, làm Marketing online trong các doanh nghiệp kinh doanh
- Chuyên gia tư vấn, giảng viên hay diễn giả đào tạo về Thương mại điện tử
- Chuyên viên làm quản trị và xây dựng hệ thống trong giao dịch và kinh doanh trực tuyến. Với vị trí này trong tương lai bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các các vị trí cấp cao như giám đốc E – Marketing, giám đốc thông tin,…
- Tư vấn viên làm việc tại các công ty tư vấn, xây dựng các dự án về lĩnh vực công nghệ có liên quan đến thương mại điển tử, quản trị doanh nghiệp.
- Chuyên viên lập dự án và hoạch định các chính sách công nghệ thông tin
- Làm cán bộ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin tại các trung tâm, các viện và cơ quan nghiên cứu thuộc các bộ ngành.
3. Học Thương mại điển tử sẽ được làm việc ở đâu?
Với những vị trí việc làm vừa kể ở trên, bạn với danh nghĩa là một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại điện tử có thể làm việc ở hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước và thực hiện ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Tại đó, bạn có thể đảm nhận vị trí việc làm tại các bộ phận như sau:
- Phòng Marketing, Phòng Kế hoạch, Phòng nghiệp vụ kinh doanh ở trong những đơn vị công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
- Làm việc tại các công ty chuyên về mảng công nghệ tin học, thực hiện các giải pháp công nghệ kinh doanh, thương mại.
- Các trường Đại học, các trung tâm công nghệ và viện nghiên cứu, các sở ban ngành có liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin,…
4. Ngành Thương mại điện tử học ở đâu và cần những kỹ năng gì?
Theo đuổi một ngành học bất kể chắc chắn ai cũng sẽ mong muốn có thể gặt hái được nhiều thành tựu tốt đẹp trong ngành. Đặc biệt là khi bạn theo đuổi một ngành hot và trẻ như Thương mại điện tử thì ước mơ về một tương lai sự nghiệp bay cao bay xa sẽ càng trở nên cháy bỏng hơn bao giờ hết. Nhưng để có thể chắp cánh cho ước mơ đó, nhất định bạn cần phải tìm được cho bản thân mình một chiếc nôi nuôi dưỡng, ấp ủ chờ đến ngày có thể bung cánh bay cao.
Không gì khác đó chính là những ngôi trường chuyên đào tạo ngành Thương mại điện tử. Bạn cần chọn cho mình một ngôi trường Đại học chất lượng chuyên đào tạo lĩnh vực Thương mại điện tử.
- Trường Đại học Thương mại.
- Trường Đại học Kinh tế Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF).
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Kinh tế luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH).
- Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
Theo học ngành Thương mại điện tử ở những ngôi trường này, các bạn sinh viên ngoài việc được trang bị cho bản thân kiến thức về chuyên môn mà còn được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về trình độ ngoại ngữ chuyên ngành của lĩnh vực Thương mại điện tử. Ngoài ra bạn còn được trang bị kỹ năng bán hàng, xây dựng các chiến lược trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử marketing thông qua internet, tha gia vào các dự án kinh doanh,… với những hoạt động đa dạng này thì chắc chắn người sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ và toàn diện khối kiến thức sâu rộng của chuyên ngành Thương mại điện tử.