Học cách im lặng khi tức giận.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng nếu làm được điều này, não bộ sẽ cảm ơn bạn, và con cái bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng hơn hết, bạn sẽ tránh phải hối hận về sau vì những lời đã nói lúc tức giận.
Não bộ thực sự nghĩ ngợi, và làm việc tốt vào những khoảng lặng.
Khi im lặng, đó là bạn buộc bạn không nói gì. Thực ra, cách đó đang giúp bạn đi vào 1 thời điểm mà não bộ tạm nghĩ ngơi và khi đó nó dẫn bạn đến 1 lối suy nghĩ tốt hơn.
Hằng ngày, não bộ của chúng ta luôn hoạt động và bị chi phối bởi nhiều thứ như: âm thanh xe cộ, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác…
Nghiên cứu não bộ đã tìm thấy khi bạn im lặng, chỉ cần 2 phút, bạn sẽ giúp não bộ dễ tìm ra cách giải quyết không phải là tốt hơn, mà là tốt nhất. Điều này càng hữu ích khi bạn phải đối mặt với cơn giận dữ, hay các cuộc xung đột. Khởi đầu cho nghiên cứu này là TS. Bernardi, ĐH Pavia, Ý đã vô tình tìm thấy sự im lặng giữa các đoạn nhạc mới tạo ra 1 trạng thái thoải mái của cơ thể, còn hiệu quả hơn là nghe các loại nhạc dành cho thư giãn. Điều này sau này đã được chứng minh sự im lặng sẽ tạo ra 1 trạng thái thoải mái và hoạt động tốt hơn của các tế bào thần kinh của não bộ khi đối phó với các xung đột hay giận dữ, theo TS. Kriste, ĐH Duke, Mỹ và TS. Scholl, ĐH Oregon.
Nên làm gì để giảm các xung đột và suy nghĩ tốt hơn.
1. Khi bạn và chồng có xung đột, bạn hãy chọn cách im lặng và bây giờ bạn có lí do để im lặng bởi vì nó không chỉ làm giảm xung đột mà còn tạo 1 khoảng lặng cần thiết cho 1 giải pháp tốt nhất cho xung đột. Chọn im lặng, không phải là chiến tranh lạnh mà cả hai sẽ nói chuyện, nhưng vào 1 thời điểm tốt hơn và khi cả hai chịu suy nghĩ đến giải pháp.
2. Khi con bạn bướng bỉnh, bạn tức giận. Thông thường sẽ la mắng hay đánh, nhưng hãy ngừng lại và để não bộ có thời gian suy nghĩ. Khi bạn cho phép não bộ suy nghĩ lại, nó sẽ làm tốt hơn và bạn sẽ bớt những lời nói hay hành động hối hận khi làm lúc tức giận.
3. Trẻ con cũng cần có 1 khoảng lặng. Đôi lúc trẻ cũng cần nhận ra việc trẻ làm. Có nhiều cách để 1 đứa trẻ có thể suy nghĩ tốt hơn. VD. khi trẻ đòi hỏi để được chơi dài hơn mà không chịu ngủ. Bạn nên cho trẻ biết dấu hiệu kết thúc như “con có 2 phút để dọn dẹp và lên giường” và bạn hãy đặt 1 đồng hồ hẹn 2 phút để hết 2 phút có tiếng chuông hay 1 chiếc đồng hồ cát. Đó là cách giúp trẻ nhận ra và khuyến khích trẻ suy nghĩ.
Notes
Kirste I, Nicola Z, Kronenberg G, Walker TL, Liu RC, Kempermann G. Is silence golden? Effects of auditory stimuli and their absence on adult hippocampal neurogenesis. Brain Struct Funct. 2015 Mar;220(2):1221-8.
Bernardi L, Porta C, Sleight P. Cardiovascular, cerebrovascular, and respiratory changes induced by different types of music in musicians and non-musicians: the importance of silence. Heart (British Cardiac Society). 2006 Apr;92(4):445-452.
Scholl B, Gao X, Wehr M. Nonoverlapping sets of synapses drive on responses and off responses in auditory cortex. Neuron. 2010 Feb 11;65(3):412-21.
—
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em – số 44/84 Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội:
– Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
– Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
– Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
– Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.
– Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem