1. Kinh tế tài chính là gì?
Kinh tế tài chính là ngành học mà sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế – tài chính, nguyên lý kinh tế, tài chính tiền tệ, quản lý tài chính, quản lý ngân sách, hiểu biết về thị trường tài chính, có năng lực phân tích tài chính – kinh tế, xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý kinh tế tài chính trong tổ chức hay các doanh nghiệp. Ngoài ra còn đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một lĩnh vực, ngành nghề, tài chính.
Đây là ngành học được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu vì những lợi ích to lớn và những kiến thức hay về lĩnh vực kinh tế – tài chính có thể giúp ích được rất nhiều cho công việc sau này. Vậy những công việc có thể làm sau khi học ngành kinh tế tài chính là gì, cùng xem qua mục dưới đây nhé!
2. Những công việc có thể làm khi học ngành kinh tế tài chính
Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng sẽ có mặt của kinh tế – tài chính. Do vậy, cơ hội làm việc của ngành nghề này rất rộng mở, mình có thể nêu ra một số công việc mà sinh viên học ngành kinh tế tài chính có thể làm sau khi ra trường như:
– Làm cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tài chính.
– Làm nhân viên quản lý tài chính trong các cơ sở hoặc đơn vị kinh tế các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, nhân hàng, tập đoàn kinh tế, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán.
– Nhân viên làm công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính trong các tổ chức phi chính phủ.
– Làm chủ các cơ sở, đơn vị kinh doanh hoạt động lĩnh vực kinh tế tài chính.
– Làm giảng viên, nghiên cứu viên về các lĩnh vực có liên quan đến ngành học kinh tế tài chính trong các trường đại học, cao đẳng hay viện nghiên cứu.
Xem thêm: Tìm việc làm thực tập sinh tài chính
3. Mức lương trung bình đối với những người học ngành kinh tế tài chính
Nhiều bạn sau khi đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn tiếp tục phát triển con đường học vấn của mình bằng cách học cấp bậc cao hơn như thạc sĩ kinh tế, tiến sĩ kinh tế. Tuy nhiên, không hẳn các bạn phải học lên bậc câu nhất để tìm được một công việc tốt và lương cao trong ngành này.
Mức lương khởi điểm của một cử nhân ngành kinh tế mới ra trường cũng sẽ vào khooảng 8 triệu/tháng và sẽ tăng dần theo thời gian cũng như tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm. Thậm chí mức lương cao nhất trong ngành này có thể đến hàng trăm triệu một tháng như vị trí giám đốc điều hành (700 triệu/tháng) hoặc các vị trí như giám đốc tài chính (có mức lương khoảng từ 50 -100 triệu đồng/tháng).
4. Cơ hội nghề nghiệp hiện nay của ngành có cao không?
Tài chính quốc tế có 5 chuyên ngành nổi bật đó là: tài chính – ngân hàng, kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế đối ngoại và marketing
– Đối với chuyên ngành tài chính ngân hàng: Hiện nay mỗi năm có gần 20.000 sinh viên tài chính ngân hàng ra trường nên mức độ canh tranh khá cao. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn thường xuyên thiếu hụt lao động do chất lượng ứng viên chưa đáp ứng được nhứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Do vật nếu bạn có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thì cơ hội nghề nghiệp đối với ngành này sẽ luôn rộng mở.
– Đối với chuyên ngành kế toán – kiểm toán: kế toán là công việc ghi chép, xử lý, thu thập và cung cấp thông tin về tình hình tài chính kế toán của các tổ chức doanh nghiệp. Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán thì các bạn có thể làm trong các bộ phận tài chính, tài vụ, tín dụng, kế toán của tất cả các nhân viên trong công ty và doanh nghiệp.
Có thể nói đây là công việc được tuyển dụng nhiều nhất bởi dù là tư nhân hay nhà nước thì các công ty khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có bộ phận kế toán. Tùy thuộc vào công việc mà bạn đảm nhận và kinh nghiệm trong nghề thì mức lương vị trí này sẽ khác nhau. Thông thường, mức lương kế toán giao động trong khoảng từ 6 – 10 triệu, thâm chí những người làm lâu năm có kinh nghiệm giao động trong khoảng từ 20 – 30 triệu.
– Đối với chuyên ngành quản trị kinh doanh: Rất nhiều người bị nhầm lẫn chuyên ngành quản trị kinh doanh với kinh tế tài chính. Nhưng quản trị kinh doanh chỉ là một phần nhỏ trong ngành kinh tế tài chính.
Sinh viên sẽ được học về cách thành lập và vận hành môt doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm công việc tổ chức, điều hành cho một đơn vị hoặc cũng có thể mở công ty và tập trung theo đuổi một chuyên ngành nhất định như nhân sự hoặc marketing.
– Đối với chuyên ngành kinh tế đối ngoại: Điểm đầu vào của chuyên ngành này khá là cao (tầm 26 điểm), do vậy nên sinh viên ngành này chắc chắn có chất lượng tốt. Đặc biệt khả năng giao tiếp, đọc hiểu ngoại ngữ thành thạo.
Mục đích của chuyên ngành này là đào tạo và hướng cho sinh viên trở thành các cán bộ ngoại thương. Vì kiến thức ngành này tương đối rộng như là các vấn đề liên quan đến tài chính quốc tế, vận tải, bảo hiểm, marketing quốc tế, thương mại điện tử, kế toán,…
Do vậy mà sau khi học chuyên ngành kinh tế đối ngoại sinh viên có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí công việc khác nhau như nhân viên xuất nhập khẩu, ngân hàng, chứng quán hay các công ty nớc ngoài để cơ hội nghề nghiệp rộng lớn hơn.
– Đối với chuyên ngành Marketing: Đây là một trong những chuyên ngành hot nhất hiện nay. Đa số các bạn sinh viên mới ra trường đều sẽ được trải qua công việc này. Bạn có thể ứng tuyển vào các phòng ban như: phòng kế hoạch, phòng nghiên cứu thị trường, bộ phận phát triển mới.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Học viện Tài chính có những ngành nào?
5. Các trường đào tạo ngành kinh tế tài chính uy tín
Hiện nay, có rất nhiều trường mở lớp đào tạo chuyên ngành học tài chính kinh tế. Vậy câu hỏi đặt ta là: Học kinh tế tài chính trường nào tốt? Để có bạn có thể dễ dang hơn trong việc tìm hiểu thông tin trường đào tạo ngành kinh tế tài chính, mình sẽ liệt kê một số trường đại học uy tín dưới đây:
– Trường Đại học kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
– Trường Đại học Ngoại Thương
– Trường Đại học Thương Mại
– Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân
– Trường Đại học Bách Khoa
– Trường Đại học tài chính
– Trương Đại học giao thông vận tải
– Trường Đại học Ngân Hàng
– Trường Đại học Công đoàn
Chắc hẳn sau khi đọc vài viết, “bạn cũng có thể tự trả lời câu hỏi: học kinh tế ra làm gì?”. Với 5 chuyên ngành học của kinh tế tài chính, bạn hãy tự cảm nhận xem mình hợp với chuyên ngành nào và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhé. Hy vọng bạn có thể sớm tìm ra chuyên ngành học yêu thích và thành công trong lĩnh vực kinh tế tài chính.