Việc Làm Biên Dịch
1. Khám phá ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Ngành ngoại ngữ nói chung, Ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng có lẽ là nhóm ngành được các phụ huynh và các học sinh mong đợi, kỳ vọng nhiều nhất. Đặc trưng của các nhóm ngành liên quan đến ngôn ngữ, luôn được đề cao nhất định trong xã hội, có nhu cầu cao về nhân lực trong thị trường tuyển dụng, không lo thất nghiệp, không lo chật vật với mức thu nhập hạn chế. Vậy Ngôn ngữ Trung Quốc là gì mà mang lại cho bạn nhiều cơ hội đến thế?
1.1. Hiểu đúng về Ngôn ngữ Trung Quốc
Hiểu đúng về Ngôn ngữ Trung Quốc
Bạn có thể sẽ trông thấy những ngành na ná Ngôn ngữ Trung Quốc trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Chẳng hạn như ngành Trung Quốc học, ngành Sư phạm tiếng Trung,… Hãy hiểu thật chính xác về chuyên ngành này trước khi chọn nó làm mục tiêu cho sự nghiệp học tập và nghiên cứu của bạn nhé!
Nói đến Ngôn ngữ Trung Quốc là nói đến một ngành học đề cập đến toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác nghiên cứu, khám phá và sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung để phục vụ trong đa dạng các lĩnh vực, từ ngoại giao, thương mại cho đến du lịch, kinh tế. Mỗi người dân trên thế giới đều có thể nhận ra sức mạnh và tiềm lực của Trung Quốc. Đó là một cường quốc về cả kinh tế lẫn văn hóa, là “con hổ” đứng thứ hai toàn cầu với sự phân bố dân cư chiếm tỷ lệ lớn ở các châu lục, trong đó có Việt Nam.
Mối quan hệ trên nhiều phương diện giữa nước ta và quốc gia Trung Quốc được thiết lập cùng với mức độ phổ biến của ngôn ngữ Trung Quốc đã và đang thúc đẩy sự phát triển của ngành học này.
1.2. Học những gì trong ngành Ngôn ngữ Trung Quốc?
Ngôn ngữ Trung Quốc đã không còn là ngành học quá mới mẻ trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Sinh viên được học những gì? Riêng về trình độ đại học, khi tham gia vào ngành học này, các sinh viên sẽ được giảng dạy những bộ môn cơ bản, nền tảng, điển hình như: Hán tự, Đọc hiểu, Ngữ pháp, Giao tiếp tiếng Trung, hay những môn về Kỹ năng biên phiên dịch tiếng Trung, tiếng Trung các chuyên ngành (Thương mại, du lịch, nhà hàng khách sạn, văn phòng,…) và một số học phần đề cập đến văn hóa, văn minh và chính trị của Trung Quốc.
Học những gì trong ngành Ngôn ngữ Trung Quốc?
Tựu chung, khi chọn Ngôn ngữ Trung Quốc làm ngành học theo đuổi ở cấp bậc đại học. Các sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức từ cơ sở cho đến chuyên sâu về các khía cạnh văn hóa – xã hội, đặc biệt là sự nhấn mạnh về khía cạnh ngôn ngữ. Sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc được tiếp cận với nhiều khối kiến thức đa dạng, được vận dụng lý thuyết cho đến thực hành. Để sau khi tốt nghiệp, có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung ở bốn kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc hiểu và Viết.
Bên cạnh kỹ thuật sử dụng ngoại ngữ, sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc cũng được tiếp cận với những kiến thức ngôn ngữ cho đặc trưng từng chuyên ngành. Nhằm bổ trợ cho việc tham gia nhiều việc làm liên quan đến tiếng Trung ở đa dạng các lĩnh vực, từ thương mại, xuất nhập khẩu, kinh tế, du lịch, nhà hàng khách sạn và cả lĩnh vực ngoại giao. Bên cạnh đó, sinh viên sau khi ra trường, cũng am hiểu về kỹ năng phiên dịch, có thể ứng dụng phương pháp phiên dịch trong đời sống và làm việc ở nhiều môi trường bắt buộc thường xuyên sử dụng tiếng Trung để giao tiếp.
Cuối cùng, cũng như bao sinh viên chuyên ngành khác, sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc được cung cấp kiến thức và nắm bắt vững hệ thống các kỹ năng mềm bổ trợ công việc. Đó là các kỹ năng: Thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, ứng xử, giải quyết vấn đề, năng lực thích nghi,… để có thể thích hợp với đa dạng môi trường, địa điểm làm việc.
2. Tìm hiểu chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc
Có thể khẳng định, sau tiếng Anh thì tiếng Trung là thứ ngôn ngữ thông dụng, phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở mọi quốc gia tại châu Á.
Sự cần thiết về nguồn nhân lực liên quan đến tiếng Trung đã thôi thúc sự phát triển của chuyên ngành này trong hệ thống giáo dục nước ta. Có rất nhiều cơ sở giáo dục, từ công lập cho đến tư thục cung cấp chương trình đào tạo cho ngành học này. Mỗi chương trình có thể được thiết kế khác nhau, dưới đây là một vài thông tin tham khảo về chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐHQGHN.
2.1. Khối kiến thức chung
Khối kiến thức chung
Trong khối kiến thức chung, sẽ được phân thành các khối kiến thức theo lĩnh vực và khối ngành. Về cơ bản vào một vài năm đầu đại học, sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được tiếp cận với các học phần như sau:
+ Khối kiến thức chung: Gồm các môn lý luận, KHXH và KHTN (Triết học Mác Lênin, Đường lối ĐCS, Tư tưởng HCM, Tin học cơ sở, Ngoại ngữ cơ sở, Giáo dục QP – AN, Giáo dục thể chất và kỹ năng bổ trợ).
+ Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: Gồm các học phần bắt buộc mang tính đại cương, cung cấp cơ sở về lý luận để hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu khoa học, các học phần nhóm ngành sau này (Toán cao cấp, Môi trường và phát triển, Xác suất thống kê, Địa lý đại cương, Thống kê KH và XH).
+ Khối kiến thức chung của khối ngành: Gồm một số học phần bắt buộc và một số học phần tự chọn, giúp sinh viên tiếp cận được những kiến thức về KH xã hội như (Xã hội học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới,…)
2.2. Khối kiến thức chung theo nhóm ngành
Khối kiến thức chung theo nhóm ngành
Sau khi đã có cơ sở kiến thức đại cương, sinh viên từ năm 2, tiếp tục được tiếp cận với những học phần cung cấp về những nội dung liên quan mật thiết đến ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Được phân chia thành các nhóm kiến thức sau:
+ Khối kiến thức ngôn ngữ – văn hóa: Ngôn ngữ học tiếng Trung, Đất nước học Trung Quốc, Giao tiếp liên văn hóa, Văn học Trung Quốc, Ngôn ngữ học đối chiếu, Tiếng Hán cổ đại,…
+ Khối kiến thức tiếng: Đây cũng là những học phần chính yếu cung cấp nền tảng về ngoại ngữ và cách sử dụng ngoại ngữ tiếng Trung cơ bản nhất trong ngành học này. Các học phần được phân từ cấp độ 1 đến 4, với các cấp tương ứng từ A đến C.
2.3. Khối kiến thức ngành
Khối kiến thức ngành
Xen kẽ với khối kiến thức nhóm ngành là khối kiến thức ngành. Trong nội dung đào tạo của khối kiến thức này, sinh viên sẽ được tiếp cận một cách chuyên sâu nhất về các chuyên ngành cụ thể trong Ngôn ngữ Trung Quốc. Học tốt những học phần trong khối kiến thức này sẽ trang bị cho bạn một nền tảng học thuật vững chắc cho công việc sau này. Bao gồm:
+ Định hướng chuyên ngành phiên dịch: Kĩ năng nghiệp vụ phiên biên dịch, Biên dịch, Phiên dịch, Biên dịch nâng cao, Phiên dịch nâng cao, Dịch văn học, Biên phiên dịch chuyên ngành, tiếng Trung Quốc kinh tế – thương mại – du lịch – khách sạn,….
+ Định hướng chuyên ngành du lịch: Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn, Biên phiên dịch, Giao tiếp và lễ tân ngoại giao, Nhập môn khoa học du lịch, Kinh tế du lịch,… một số học phần tự chọn khác.
+ Định hướng chuyên ngành tiếng Trung kinh tế: Tiếng Trung Quốc kinh tế, Biên phiên dịch, Kinh tế vĩ mô và vi mô, Kinh tế tiền tệ ngân hàng và một số học phần tự chọn, bổ trợ khác.
+ Định hướng chuyên ngành Trung Quốc học: Văn hóa xã hội Trung Quốc đương đại, Biên phiên dịch, Lịch sử và Triết học Trung Quốc,… một số học phần tự chọn và bổ trợ khác.
Cuối cùng là khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được tham gia thực tập ở các doanh nghiệp, công ty ở năm cuối và làm báo cáo, khóa luận tốt nghiệp để ra trường.
Ngành Toán tin ra làm gì
3. Cơ hội việc làm cho sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc
Sau chương trình đào tạo, cơ hội việc làm luôn là yếu tố được các sĩ tử quan tâm hàng đầu trong quá trình quyết định chọn ngành nào để học. Như đã đề cập ngay từ đầu, Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành có nhu cầu cao trong thị trường lao động của Việt Nam. Cùng tìm hiểu các công việc cụ thể sau khi sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc ra trường có thể làm được nhé!
3.1. Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc làm được công việc gì?
Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc làm được công việc gì?
Mỗi năm, theo thống kê, nhiều công ty, doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành học này trung bình hơn 3000 chỉ tiêu. Và trên thực tế, mặc dù có khá nhiều nhà đầu tư và sự hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tuy nhiên nhu cầu nhân sự với Ngôn ngữ Trung Quốc chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự hạ nhiệt. Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc tùy vào từng phân ban cụ thể, có đầy đủ năng lực chuyên môn để tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp cụ thể như sau:
+ Giáo viên, giảng viên giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc
+ Chuyên viên biên phiên dịch tài liệu, hồ sơ, hợp động, thư từ, sách báo, phim ảnh tiếng Trung.
+ Chuyên viên xuất nhập khẩu, truyền thông, Marketing, bán hàng, việc làm nhân viên kinh doanh biết tiếng Trung hay tổ chức sự kiện, đối ngoại cho các doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng tiếng Trung.
+ Nhân viên hướng dẫn giao dịch thương mại
+ Nhân viên order, nhân viên mua hàng, chuyên viên phát triển thị trường tại các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng Trung Quốc.
+ Nhân viên lễ tân tiếng Trung tại doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn.
+ Tìm việc làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa; chuyên viên điều hành tour.
+ Phụ trách an ninh sân bay; Tiếp viên hàng không,…
Tìm gia sư tiếng Trung
3.2. Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc ra làm việc ở đâu?
Các nhà tuyển dụng tiềm năng
Với vô số cơ hội việc làm cho sinh viên Ngôn ngữ Trung Quốc, có thể thấy, trên thị trường lao động, có rất nhiều địa điểm có nhu cầu về tuyển dụng nhân sự ngành học này. Đó là những nhà tuyển dụng nào? Tương ứng với các việc làm đã được timviec365.com.vn thống kê ở trên, cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc sau khi ra trường có thể công tác ở các địa điểm như sau:
+ Thứ nhất, làm việc ở môi trường giáo dục của hệ thống các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm du học, trung tâm xuất khẩu lao động Trung Quốc. Các trường Cao đẳng, Đại học cho chuyên ngành liên quan đến tiếng Trung.
+ Thứ hai, làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn có vốn đầu tư 100% từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn liên doanh hoạt động với Trung Quốc, Đài Loan,…
+ Thứ ba, làm việc ở các cơ quan, tổ chức, ban ngành, đơn vị về hoạt động ngoại giao với Trung Quốc. Chẳng hạn như: Đại sứ quán, Lãnh sự quán,…
+ Thứ tư, làm việc tại hệ thống các khách sạn, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện có hoạt động phục vụ khách hàng người Trung Quốc.
+ Thứ năm, làm việc ở các công ty lữ hành và du lịch, dịch vụ.
+ Thứ sáu, làm việc tại các hãng bay quốc tế và nội địa đang hoạt động ở Việt Nam.
Về mức lương cho những ai học Ngôn ngữ Trung Quốc, đa phần những công việc liên quan đến việc sử dụng một ngôn ngữ thứ hai, ngoài tiếng mẹ đẻ đều có cơ hội thu về mức thu nhập cao. Riêng về mức thu nhập chung cho công việc phiên dịch viên tiếng Trung là từ khoảng 12 – 15 triệu/tháng.
4. Thông tin tuyển sinh Ngôn ngữ Trung Quốc
Khi đã nắm bắt được những thông tin về nội dung học tập, cùng với triển vọng nghề nghiệp ở tương lai của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Bạn đã tự tin hơn về quyết định của mình hay chưa? Nếu vẫn đọc đến đây, chắc chắn bạn đã thực sự nghiêm túc đầu tư cho ngành học này. Một số thông tin về công tác tuyển sinh dưới đây sẽ giúp bạn định hình rõ nét và có sự chuẩn bị sớm hơn cho hành trình chinh phục Ngôn ngữ Trung Quốc!
4.1. Điểm danh các trường đào tạo chất lượng
Điểm danh các trường đào tạo chất lượng
Đừng lo lắng về việc chọn trường, vì có rất nhiều sự lựa chọn đối với chuyên ngành này tại nước ta. Cụ thể như sau:
+ Khu vực miền Bắc: ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN), Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Khoa học và Quân sự, ĐH Thủ đô Hà Nội, ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thăng Long, ĐH Dân lập Phương Đông, ĐH Thái Nguyên, ĐH Hạ Long, ĐH Sao Đỏ, ĐH Đại Nam, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
+ Khu vực miền Trung: ĐH Hà Tĩnh, ĐH Ngoại ngữ Huế, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng.
+ Khu vực miền Nam: ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM, ĐH Mở TPHCM, ĐH Hùng Vương, ĐH Văn Hiến, ĐH Đồng Tháp.
4.2. Phương thức xét tuyển và điểm chuẩn
Phương thức xét tuyển và điểm chuẩn
Nhìn chung, không có quá nhiều cơ sở giáo dục áp dụng phương thức xét tuyển ngành Ngôn ngữ Trung Quốc theo kết quả ba năm cấp 3. Thông thường, sẽ áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia, tương ứng với những tổ hợp xét tuyển như sau:
+ Khối A01: Anh – Lý – Toán
+ Khối D01: Anh – Toán – Văn
+ Khối D02: Nga – Toán – Văn
+ Khối D03: Pháp -Toán – Văn
+ Khối D04: Trung – Toán – Văn
+ Khối D09: Sử – Anh – Toán
+ Khối D10: Toán – Địa – Anh
+ Khối D11: Anh – Lý – Văn
+ Khối D14: Văn – Anh – Sử
+ Khối D15: Địa – Anh – Văn
+ Khối D55: Văn – Trung – Lý
+ Khối D65: Văn – Trung – Sử
+ Khối D66: Văn – Anh – GDCD
+ Khối D78: Văn – Anh – KHXH
Điểm chuẩn trung bình thống kê qua các năm từ 15 – 22 điểm.
Trên đây là những thông tin xoay quanh ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Hy vọng cơ hội nghề nghiệp và nội dung học tập đa dạng, phong phú sẽ trở thành động lực thúc đẩy cho quyết định theo học chuyên ngành này của bạn!