Học ngành gì dễ xin việc? Top 10 ngành nghề dễ kiếm việc nhất – Jobtest

Học ngành gì dễ xin việc” là chủ đề luôn thu hút sự chú ý của hầu hết các bạn học sinh trước ngưỡng cửa thi đại học. Lý do bởi thị trường việc làm luôn thay đổi không ngừng, có những ngành vô cùng hot vào 10 năm trước nhưng bây giờ lại rất khó kiếm việc làm và ngược lại. Để giúp các bạn định hướng tốt hơn, chúng tôi xin đưa ra danh sách các ngành dễ xin việc nhất ở thời điểm hiện tại và trong ít nhất 5-10 năm nữa:

Xem thêm:

Học ngành gì dễ xin việc

1. Công nghệ thông tin

Nhu cầu việc làm trong các nghề liên quan đến máy tính và công nghệ thông tin được dự báo sẽ tăng 13% từ năm 2018 đến năm 2030, nhanh hơn mức tăng trưởng trung bình của tất cả các nghề.

Những ngành nghề này dự kiến ​​sẽ tạo thêm khoảng 500.000 việc làm mới. Mặc dù tiềm năng phát triển lớn như vậy nhưng nguồn cung luôn trong tình trạng thiếu hụt, nhất là với nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao (High tech). Cụ thể, con số thiếu hụt rơi vào khoảng 190.000 nhân viên.

Theo báo cáo trong năm 2021 của Salary Explorer, mức lương trung bình hàng tháng trong ngành công nghệ thông tin là 17,4 triệu đồng. Trong khi đó mức lương trung bình của tất cả các nghề tại Việt Nam mới chỉ là 6 triệu đồng/tháng. Ngay cả một sinh viên IT chưa tốt nghiệp cũng đã có thể kiếm việc làm với mức lương dao động khoảng 342-530 USD/tháng, tương đương với 7-12 triệu VNĐ.

Học ngành công nghệ thông tin

2. Marketing

“Học ngành gì dễ xin việc” thì không thể không kể đến marketing. Doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ, hay chỉ đơn giản là một nhà bán hàng online thì cũng cần marketing để đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận với một lượng lớn khách hàng.

Mặc dù nhiều trường đại học trên cả nước đã và đang chú trọng đào tạo sinh viên chuyên ngành marketing nhưng tính đến năm 2025, nguồn nhân lực ngành này vẫn thiếu hụt lên đến 21.600 người. 

Nhân viên marketing có cơ hội nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn. Thu nhập tối thiểu của một sinh viên marketing vừa tốt nghiệp là 5-6 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có cơ hội làm việc ở công ty nước ngoài thì thu nhập có thể lên tới hàng nghìn USD. 

Đi cùng với mức đãi ngộ cao như vậy thì ngành marketing đòi hỏi các bạn phải không ngừng sáng tạo và trau dồi bản thân nhiều hơn.

Học ngành marketing

3. Y dược

Vấn đề ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn đã đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người khiến nhu cầu khám – chữa bệnh ngày càng tăng cao. Vì thế, ngành y dược luôn nằm trong top các ngành dễ xin việc nhất tại Việt Nam và trên thế giới.

Trong vòng 2 năm ứng phó với dịch bệnh COVID-19 trên khắp cả nước, chúng ta cũng có thể thấy nguồn nhân lực trong ngành y dược đang thiếu hụt trầm trọng đến mức nào.

Dự kiến trong năm tới, ngành này cần tuyển dụng thêm khoảng 55.000 bác sĩ, 83.000 điều dưỡng và khoảng 10.000 dược sĩ thì mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu khám – chữa bệnh của người dân.

Học ngành y dược

4. Công an – Quân đội

Có lẽ đáp án hoàn hảo nhất cho câu hỏi “Học ngành gì dễ xin việc” là khối ngành Công an – Quân đội. Tại sao vậy?

Bất kỳ sinh viên nào xuất thân từ các trường Công an – Quân đội khi tốt nghiệp sẽ ngay lập tức được phân vào làm việc trong các cơ quan nhà nước mà không cần phải đi xin việc như các ngành nghề khác.

Chưa kể trong quá trình học tập, các bạn sinh viên không những không mất học phí, không mất tiền chi phí sinh hoạt mà còn được Nhà nước hỗ trợ thêm một khoản nhỏ hàng tháng.

Chính vì thế mà ngành này luôn hấp dẫn hàng ngàn nguyện vọng của học sinh khối 12 trên khắp cả nước. Tuy nhiên song hành với lợi ích đó là cơ chế đào tạo và tuyển sinh vô cùng khắt khe.

Học ngành công an quân đội

5. Ngành Ngoại ngữ

Nỗ lực hội nhập kinh tế trên mọi lĩnh vực của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành nghề liên quan đến ngoại ngữ.

Dự kiến vào năm 2026, nhu cầu nhân lực nghề biên-phiên dịch tiếng Anh có thể tăng tới 17%.

Ngoài biên-phiên dịch, sinh viên ngoại ngữ còn có thể làm việc trong các ngành rất tiềm năng như xuất nhập khẩu, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng (PR), …

Hiện nay, tiêu chí tốt nghiệp của nhiều trường Đại học khối kinh tế, công nghệ là phải có chứng chỉ tiếng Anh. Bởi vậy có thể nhân lực ngành ngôn ngữ Anh sẽ bị bão hòa. Để tăng năng lực cạnh tranh của mình, ngoài tiếng Anh, các bạn sinh viên nên thành thạo thêm 1 ngoại ngữ khác như Hàn, Nhật, Đức,…

Học ngành ngoại ngữ

6. Thiết kế đồ họa

Ngành tiếp theo trong danh sách các ngành dễ xin việc nhất tại Việt Nam chính là thiết kế đồ họa (graphic design).

Sinh viên ngành thiết kế đồ họa có cơ hội ứng tuyển tại các công ty như:

  • Công ty quảng cáo;

  • Công ty phát triển phần mềm;

  • Đài truyền hình;

  • Công ty thiết kế;

  • Công ty tổ chức sự kiện;

  • Studio;

  • Nhà xuất bản,…

Hiện nay tại Việt Nam có tới 3000 công ty quảng cáo, 70% trong số đó là công ty nội địa. Đó là chưa kể tới 67 đài truyền hình (63 đài của các tỉnh thành và 4 đài quốc gia) và hàng ngàn studio, công ty thiết kế,… trên khắp cả nước. Như vậy có thể thấy nhu cầu nhân lực ngành thiết kế đồ họa, kỹ xảo hình ảnh là vô cùng lớn.

Học thiết kế đồ họa

7. Cơ khí

Ngành cơ khí là 1 trong 4 ngành kinh tế chủ lực đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mỗi năm, nhu cầu tuyển dụng để làm việc trong ngành cơ khí lên tới hơn 8.000 người, bao gồm cả kỹ sư, kỹ thuật viên và đội ngũ lao động chuyên sản xuất, điều khiển, sửa chữa các phương tiện, máy móc hiện đại.

Bởi vậy sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí thường không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình đi xin việc. Họ có cơ hội làm việc và nhận được mức lương hậu hĩnh tại các nhà máy thủy-nhiệt điện, nhà máy gia công, viện nghiên cứu hoặc các khu chế xuất công nghệ cao,…

Một khi đã có kinh nghiệm làm việc, bạn còn có thể đi xuất khẩu lao động tại các quốc gia phát triển công nghiệp như Hàn, Nhật.

Học ngành cơ khí

 

8. Quản trị kinh doanh

Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng cần có một đội ngũ quản lý để có thể điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh.

Theo như chính sách phát triển kinh tế, Việt Nam đặt ra mục tiêu sẽ có khoảng 1,3 đến 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. Đó là chưa kể tới xu hướng khởi nghiệp của thế hệ thanh niên trong thời gian tới.

Lấy dấu mốc từ năm 2016 hay còn gọi là “năm khởi nghiệp quốc gia” đến nay, đã có tới 1500 công ty khởi nghiệp (startup) do các bạn trẻ tự sáng lập. Con số này cao gấp 9 lần so với thời điểm 2011. Nhìn vào sức lan tỏa và tiềm năng phát triển như vậy, rất có thể vài năm nữa sẽ có thêm hàng ngàn dự án khởi nghiệp mới của các bạn trẻ trên toàn quốc.

Đó chính là những lý do khiến nhu cầu nhân lực làm việc trong ngành quản trị kinh doanh ngày càng tăng. Theo thông tin của tờ SaiGon Press, chỉ tính riêng TPHCM đã dự kiến tuyển dụng lên tới 27.000 nhân viên (giai đoạn 2020-2025).

Học quản trị kinh doanh

9. Đầu bếp

Học không giỏi thì nên học ngành gì dễ xin việc? Đâu là các ngành dễ xin việc mà không yêu cầu bằng đại học?

Đây là những câu hỏi thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn học sinh khối 12 khi không có ý định học đại học, cao đẳng. Để trả lời cho vấn đề này, chúng tôi xin gợi ý cho bạn ngành đầu bếp.

Thứ nhất, học đầu bếp sẽ không yêu cầu bạn phải tư duy nhiều, chỉ cần bạn có đam mê nấu nướng và tinh thần ham học hỏi là đủ.

Thứ hai, đầu bếp có cơ hội làm việc ở rất nhiều nơi, ví dụ như khách sạn, nhà hàng, quán ăn, bệnh viện, cơ quan tổ chức, trường học,… Chưa kể bạn còn có thể nấu những bữa cơm ngon cho gia đình và bạn bè.

Mức lương khởi điểm của ngành đầu bếp là 5-7 triệu đồng/tháng. Có thể thấy đây là mức lương khá ổn so với mặt bằng chung, tuy nhiên cơ hội thăng tiến sẽ chậm hơn so với các ngành nghề yêu cầu trình độ cao.

Học đầu bếp

10. Du lịch lữ hành – Quản trị nhà hàng, khách sạn

Trước khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ngành du lịch Việt Nam phát triển vô cùng sôi động. Trong năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa.

Tiềm năng phát triển này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn trên thế giới như Marriott, Accor, Hilton,…Từ đó kéo theo hàng loạt các chuỗi khách sạn 3-5 sao ra đời tại nhiều điểm du lịch trên toàn quốc.

Học quản trị khách sạn

Cuối cùng sau 19 tháng đóng cửa vì tình hình dịch bệnh, hiện nay thị trường ngành du lịch, khách sạn đã chính thức hoạt động trở lại. Trước mắt vẫn là khai thác thị trường nội địa và dần dần đón khách quốc tế trở lại. Dự kiến ngành này sẽ tạo ra tối thiểu 3 triệu việc làm và sôi động trở lại trong 5-10 năm tới.

Trên đây là 10 gợi ý cho câu hỏi “học ngành gì dễ xin việc” mà chúng tôi muốn gợi ý cho các bạn học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề sau này. Chúc các bạn tìm cho mình một con đường đúng đắn và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Source: Jobtest

Rate this post

Viết một bình luận