Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc quản trị tốt nhân sự để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng không thể thiếu đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Nhiều người khi nhắc đến nghề này thường “tặc lưỡi” cho rằng đây là nghề văn phòng và vô cùng nhàn, không áp lực cũng như không quá phức tạp. Nhưng về bản chất thì đây là nghề đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo vô cùng trong cách sử dụng và quản trị nhân sự.
Mỗi một người có một ưu điểm khác nhau, để nhìn nhận và quản trị bất cứ nhân sự nào cũng cần nhìn nhận qua nhiều khía cạnh khác nhau. Coi nhận lực chính là tài sản chính của doanh nghiệp, sự phát triển của mỗi cá nhân chính là sự thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển. Đó chính là nhiệm vụ của người làm quản trị nhân sự.
Với đối tượng là làm việc với con người nên những người theo ngành hành chính nhân sự thông thường được yêu cầu khá cao về kinh nghiệm. Nhưng hiện nay với cách làm việc hiệu quả, quản trị nhân sự hợp lý thì cơ hội việc làm của ngành nghề này đã mở rộng hơn cho nhiều đối tượng đặc biệt là người trẻ tuổi.
Học quản trị nhân sự ra làm những công việc gì?
Tất cả các công việc về nhân sự đều do bộ phận này quản lý
1. Hoạch định và tuyển dụng nhân viên
Bộ phận quản trị nhân sự doanh nghiệp hàng quý, hàng năm đều cần lên kế hoạch trong việc tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản trị nhân sự cần xác định mức độ cần thiết, nhu cầu của từng phòng ban để có kế hoạch tuyển dụng và phân bổ nhân sự cho hợp lý.
Với công việc này những người làm nhân sự cần trang bị cho mình những kỹ năng tuyển dụng, phỏng vấn, cách nhìn nhận và phân bổ nhân sự hợp lý cho từng vị trí công việc.
2. Bố trí sử dụng nhân viên
Nhân viên là nguồn lực chủ yếu của mỗi doanh nghiệp. Nhân viên phát triển tốt thì có nghĩa là doanh nghiệp phát triển tốt. Mỗi người có một ưu nhược điểm khác nhau, khả năng thực hiện công việc cũng khác nhau. Do đó, bộ phận nhân sự cần phân tích công việc và đánh giá được mức độ đáp ứng trong công việc của nhân viên. Từ đó, bộ phận nhân sự dễ dàng xây dựng kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên.
Khi đã bồi dưỡng và đào tạo nhân viên, bộ phận nhân sự một lần nữa cần có sự phân tích, đánh giá khả năng của nhân viên để có cách điều phối phù hợp.
3. Đào tạo và phát triển nhân viên
Với mỗi nhân viên cần phải có kế hoạch và lộ trình đào tạo nhân viên đặc biệt là nhân viên mới và nhân viên nòng cốt.
Với nhân viên mới cần có thời gian đào tạo để họ làm quen với môi trường, cách làm việc cũng như đây là thời gian để họ chứng tỏ khả năng của bản thân.
Đối với nhân viên nòng cốt cần có lộ trình đào tạo trong việc quản trị. Hay nói cách khác cần có phương pháp đào tạo và phát triển nhân viên.
4. Đánh giá nhân viên
Sau khi đào tạo cần có đánh giá về năng lực và mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của nhân viên. Để làm được việc này, bạn có thể tham khảo những tiêu chí đánh giá nhân viên.
5. Tạo động lực cho nhân viên
Nhân viên không phải là một cái máy và bộ phận nhân sự cũng cần nắm bắt được những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của nhân viên. Khi nắm bắt được những mong muốn của họ, bộ phận nhân sự sẽ có những động viên để nhân viên có tinh thần làm việc cũng như khả năng gắn bó với doanh nghiệp.
Quản trị nhân sự là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đây chính là cầu nối giữa lãnh đạo với nhân viên trong mỗi doanh nghiệp. Đây cũng chính là lĩnh vực mới thu hút rất nhiều nhân sự trong thời gian tới.
Share
0