Học quản trị nhân lực ra làm gì
Quản trị nhân lực đang là ngành mới trong những năm gần đây tuy nhiên đây lài là ngành phát triển mạnh ở nước ta, cơ hội làm việc của ngành này vô cùng rộng mở.
Trong bài viết dưới đây, Lê Ánh Hr sẽ cùng bạn đọc tìm câu trả lời cho câu hỏi “Học quản trị nhân lực ra làm gì?”, các bạn cùng theo dõi nhé.
>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
I. Ngành quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân lực là tổng hợp những công việc thực hiện việc quản lý nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Xây dựng và vận hành các chính sách, chiến lược nhân sự nhằm mang lại động lực cho nguồn nhân lực phát huy được tối đa những năng lực tiềm ẩn của bản thân mỗi người lao động và sẵn sàng cống hiên cho tổ chức.
Đối với một người chuẩn bị chân vào ngành quản trị nhân lực, nếu được tham gia đào tạo một cách bài bản thì các bạn sẽ được đào tạo, truyền đạt những kiến thức từ tổng quan cho đến chên sâu về nguồn nhân lực cũng như nền tảng kinh doanh, quản trị và cách vận hành được bộ máy tổ chức, doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Khi học ngành quản trị nhân lực ở môi trường đại học, các bạn có thể sẽ được trau đồi các kiến thức về các lĩnh vực như:quản trị học, quản trị văn phòng, quản trị chiến lược, quản trị vận hành, quản trị marketing, quản lý nhân sự, quản trị nguồn nhân lực, tuyển dụng và đào tạo, định mức lao động tiền lương, các kỹ năng về quản trị và lãnh đạo, hành vi tổ chức, luật lao động, an toàn lao động,…
Ngành Quản trị nhân lực yêu cầu bạn cần hội tụ nhiều tố chất bao gồm:
+ Có tầm nhìn chiến lược: Để làm quản trị nhân sự, bạn phải có tầm nhìn bao quát mọi mặt, mọi lĩnh vực trong công ty. Không ngừng tìm tòi, khám phá những cái mới, hiện đại để áp dụng hiệu quả.
+ Đánh giá và định hướng đúng năng lực cũng như khả năng của nhân viên, để biết cách đào tạo, phát huy điểm mạnh.
+ Tận tâm với công việc: Cống hiến hết mình, không quản ngại khó khăn, đưa ra những chính sách hợp lý nhất.
+ Biết lắng nghe, thấu hiểu: Biết đặt mình vào vị trí của người lao động, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.
II. Học quản trị nhân lực ra làm gì
Với những kiến thức và kỹ năng được trau dồi, sau khi ra trường, sinh viên ngành Quản trị nhân lực dễ xin việc tại các đơn vị, doanh nghiệp với những vị trí, công việc hấp dẫn như:
1. Nhân viên hành chính văn phòng, tổ chức hành chính và hành chính lễ tân
Làm nhân viên văn phòng nhân sự, lễ tân cho công ty, doanh nghiệp với công việc tương đối nhẹ nhàng, thu nhập ổn định. Có thể điểm qua một vài nội dung công việc chính sau:
+ Thực hiện thu thập, quản lý, sắp xếp các văn bản, tài liệu, hồ sơ, hợp đồng liên quan đến nhân sự một cách khoa học và hiệu quả. Theo dõi và quản lý công văn đến và công văn đi;
+ Trực tiếp tổ chức quản lý các thông tin về nhân sự, cả bản cứng và bản mềm, thường xuyên cập nhật dữ liệu liên quan đến hợp đồng để dẽ dàng quản lý nguồn nhân lực.
2. Nhân viên hành chính nhân sự
Thực hiện các công tác hành chính nhân sự bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân sự, theo dõi và đánh giá nhân viên, thực hiện các quy địng về nghỉ việc và đuổi việc, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho lao động.
Đối với chức danh công việc này, hầu như ở mọi loại hình sản xuất và quy mô tổ chức. Bộ phận này đóng vai trò trực tiếp trong việc quyết định đến chất lượng và phát triển nguồn nhân lực tổ chức.
3. Chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên tuyển dụng là người giúp kết nối các yêu cầu của công ty với những người tìm việc đủ tiêu chuẩn. Thực hiện các công việc bao gồm các hoạt động liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, đánh giá, sắp xếp công việc cho người được tuyển dụng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng.
Người tuyển dụng duy trì mối liên hệ trong cộng đồng từ các trường cao đẳng cho đến đại học để tìm ra những ứng cử viên triển vọng cho công việc. Họ có thể phải di chuyển rất nhiều.
Nhân viên tuyển dụng phải sàng lọc, phỏng vấn, và đôi khi phải kiểm tra các ứng cử viên. Những nhân viên này cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi giữa các nhân viên hoặc cơ hội thăng tiến của nhân viên trong những tổ chức lớn.
Họ kiểm tra và giải quyết những phàn nàn, kiểm tra và kết hợp các nguyên tắc để đưa ra sự can thiệp cần thiết,đồng thời họ cũng biên soạn và trình những bản báo cáo thống kế về vấn đề này.
4. Chuyên viên đào tạo
Lên kế hoạch, tiến hành tổ chức và chỉ đạo rất nhiều hoạt động đào tạo. Những người huấn luyện tư vấn cho các giám sát viên ở nơi làm việc về tăng hiệu quả làm việc và chỉ đạo các buổi giới thiệu định hướng, sắp xếp các đợt huấn luyện về công việc cho nhân viên mới.
Chịu trách nhiệm giúp nhân viên duy trì và nâng cao những kỹ năng trong công việc, chuẩn bị cho những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.
Họ có thể thiết lập các kế hoạch đào tạo cá nhân để củng cố thêm những kỹ năng đã có của nhân viên hoặc dạy cho người mới…
5. Chuyên gia phân tích công việc
Phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo các chương trình cho các công ty và có thể chuyên về những lĩnh vực chuyên môn như phân loại vị trí công việc.
Họ thu thập và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc. Bản mô tả công việc sẽ giải thích về những nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu.
Từ đó có chiến lược hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự mới cũng như phân bổ hợp lý theo năng lực công việc, sắp xếp đúng người đúng việc để người lao động có thể phát huy tốt năng lực của họ.
6. Chuyên viên tiền lương, thưởng và phúc lợi
Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các phòng ban, đơn vị đúng quy định. Quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động.
Trực tiếp lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên, quản lý hệ thống đánh giá hoạt động của công ty, thiết kế chế độ khen thưởng như tiền thưởng cho các kế hoạch hoạt động thành công, hoàn thành công việc xuất sắc,…
Đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của người lao động trong công ty với nhau, giữa công ty họ với công ty khác, và phù hợp với quy định lương thưởng và phúc lợi của Nhà nước.
7. Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên
Quản lý phúc lợi nhân viên là những người chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình bao gồm từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc, xuất bản, dịch vụ lương thực thực phẩm, và nghỉ ngơi giải trí.
Ghi nhận những đề xuất của nhân viên, chăm sóc cho trẻ em và người già, các dịch vụ hướng dẫn…
8. Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ
Tiếp nhận khâu truyền thông cho hình ảnh của công ty doanh nghiệp bằng các ý tưởng, kế hoạch sáng tạo. Đồng thời, xử lý các mối quan hệ nội bộ một cách linh hoạt, hợp lý.
>>> Xem thêm: Điểm chuẩn tuyển sinh ngành Quản trị nhân sự của các trường Đại học năm 2021
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về ngành quản trị nhân lực là gì? Học quản trị nhân lực ra làm gì?. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học quản trị nhân sự tại trung tâm Lê Ánh Hr. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.
Lê Ánh Hr chúc bạn thành công!