Đánh giá post
Học quản trị nhân lực ra làm gì? Đây chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều bạn khi chưa hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành học cũng như công việc tương lai của bạn khi theo học Quản trị nhân lực. Mời bạn tham khảo!
Ngành Quản trị nhân lực hay còn gọi là quản lý nhân sự, là ngành đào tạo khai thác, sử dụng cũng như quản lý nguồn nhân lực của một doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
Ngành Quản trị nhân lực học gì?
Khi theo học chuyên ngành Quản trị nhân lực, bạn sẽ được học về:
-
Kiến thức tổng quan và chuyên sâu về nguồn nhân lực, quy trình tuyển dụng nhân sự; kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân sự, quản trị nhân sự…
-
Sinh viên sẽ được học một số môn chuyên ngành như tâm lý học quản lý, các nguyên lý quản trị, dân số và phát triển, các nguyên tắc quản lý nhân sự cơ bản…
-
Đào tạo các kỹ năng liên quan đến ngành học như: kỹ năng quản lý con người, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tuyển dụng nhân sự hiệu quả, nghệ thuật lãnh đạo…
-
Sinh viên chuyên ngành sẽ được thường xuyên tham gia những buổi chuyên đề với sự tham gia của các nhà quản lý giàu kinh nghiệm đến từ các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ. Họ sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức trong lĩnh vực nhân sự cực kỳ hữu ích.
? Xem thêm: Quản lý nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của công việc quản lý nhân sự
Top 6 trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực tốt nhất
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản lý nhân sự chất lượng tốt, bài bản. Bạn có thể tham khảo một số trường dưới đây cùng với mức điểm chuẩn để có sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai nghề nghiệp của mình.
STT
Trường
Điểm
1
Đại học Kinh tế quốc dân
A00; A01; D01; D07: 27,1
2
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
A00; A01; D01; C00: 22
3
Đại học Thương mại
A00; A01; D01; D07: 25.55
4
Đại học Lao động – xã hội
A00; A01; D01: 15 (cơ sở 1 Hà Nội)
A00; A01; D01: 21 (cơ sở 2 TP.HCM)
5
Đại học Mở TP.HCM
A00, A01, D01, C03: 25,05
6
Đại học Hoa Sen
A00, A01, D01, D03, D09: 16
Học Quản trị nhân lực ra làm gì?
Bạn bối rối vì chưa biết học Quản trị nhân lực ra làm gì? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.
Chuyên viên tuyển dụng
Trở thành chuyên viên tuyển dụng là lựa chọn của nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực.
Công việc mà một nhân viên tuyển dụng phải làm bao gồm:
-
Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự và đợi cấp trên duyệt.
-
Đăng tải thông tin tuyển dụng lên website, các trang tuyển dụng hàng đầu (như JobsGO) hoặc các group việc làm trên facebook.
-
Tiếp nhận, đánh giá và sàng lọc ứng viên qua vòng hồ sơ để đến vòng phỏng vấn.
-
Gọi điện trao đổi với ứng viên trước khi phỏng vấn.
-
Xếp lịch phỏng vấn
? Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên đào tạo nội bộ
Là một nhân viên đào tạo nội bộ, nhiệm vụ của bạn bao gồm:
-
Xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo để nâng cao kỹ năng, tay nghề của nhân sự trong công ty
-
Thảo luận với chuyên gia đào tạo về nội dung và các phương pháp giảng dạy phù hợp
-
Dự trù kinh phí, rủi ro của các chương trình đào tạo
Head Hunter
Khác với những nhân viên tuyển dụng thông thường, Head Hunter không tìm kiếm ứng viên bằng cách đăng tải tin tuyển dụng và chờ đợi ứng viên chủ động liên hệ. Thay vào đó, Head Hunter chủ động theo dõi và liên hệ với ứng viên để giới thiệu về một công việc phù hợp với họ.
Head Hunter giúp rút ngắn quy trình và tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Chình vì thế, khi làm việc tại vị trí này, bạn sẽ có cơ hội nhận được mức lương hấp dẫn dao động từ 8 – 17 triệu đồng mỗi tháng tùy theo số năm kinh nghiệm.
Chuyên viên truyền thông nội bộ
Chuyên gia truyền thông nội bộ chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin trong công ty như tin tuyển dụng, các thay đổi về quy chế, chính sách, tài trợ, cuộc thi,…
Hiệu quả của công việc truyền thông nội bộ được đo bằng số lượng thành viên trong công ty nhận và nắm được thông tin.
? Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên Truyền thông
Làm công tác quản lý nhân lực trong cơ quan nhà nước
Sinh viên ngành Quản trị nhân lực sau khi ra trường có thể làm trong phòng ban, Sở Nội vụ hoặc Bộ Nội vụ của nước ta. Công việc cũng tương tự như một hành chính nhân sự bình thường, hằng ngày bạn sẽ phải tiếp nhận những nhu cầu tuyển dụng khác nhau từ các sở ban ngành để từ đó thực hiện kế hoạch thi tuyển công chức theo quy định và yêu cầu đã nêu trong văn bản.
Cơ hội việc làm ngành Quản trị nhân lực có cao không?
Có thể nói, Việt Nam đang trong đà phát triển về mọi mặt và ngày càng có nhiều những doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ ra đời và khẳng định được vị thế của mình. Chính vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực rất được quan tâm và chú trọng trong mỗi doanh nghiệp.
Theo tính toán của Hr Best Choice – Công ty vận hành bộ máy nhân sự thì cứ 100 nhân lực sẽ cần ít nhất 1 nhà quản trị nhân lực. Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động nên nhu cầu sử dụng lên đến hơn 10.000 người quản trị nhân lực. Đặc biệt, nguồn nhân lực của ngành này hiện đang không được dồi dào và chưa thật sự đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng cũng như kiến thức của nguồn nhân sự. Vì vậy, các bạn đang theo học ngành này hãy luôn tự tin và trau dồi thật tốt kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức thì cơ hội chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.
Thêm nữa, theo thống kê, Việt Nam có khoảng 326 khu công nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước. Mà mỗi năm các khu công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cực kỳ lớn,lên đến hàng chục nghìn lao động chia ra nhiều đợt. Chính vì vậy, các khu công nghiệp rất cần những người “quản trị nhân lực” tiềm năng để làm công việc hành chính – nhân sự.
Vì vậy có thể khẳng định với thực tế như hiện nay thì cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực là rất lớn và luôn rộng mở với những bạn sinh viên năng động, tư duy sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm.
Kết
Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho “Học quản trị nhân lực ra làm gì?”, hãy luôn tự tin và cố gắng theo đuổi đam mê của mình bạn nhé!