Không chỉ riêng giáo viên mà hầu hết các bậc cha mẹ cũng điều than thở về sự “bất lực” trong phương pháp dạy học sinh cá biệt. Sự thật hơi phũ phàng ở đây chính là những phương pháp mà chúng ta dạy trẻ điều phản tác dụng. Vậy cũng đừng buồn và hụt hẫng! Hãy cùng theo dõi những dòng tâm sự của một bạn gia sư tại Thành Tâm, xem bạn ấy gặp khó khăn về cách giáo dục học sinh cá biệt là gì!
Cùng Thành Tâm giải đáp nhé!
Học sinh cá biệt là gì?
Chắc hẳn cụm từ “Học sinh cá biệt” đã trở nên quá thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, được mấy ai hiểu được trọn vẹn về nó.
Học sinh cá biệt là một thuật ngữ dùng để chỉ những bạn học sinh nghịch ngượm, quậy phá, không nghiêm túc trong giờ học, đánh nhau và không tuân theo kỉ luật của nhà trường.
Đặc điểm chung của nhóm đối tượng học sinh này bao gồm:
-
Luôn có tính hiếu động, thích sự khám phá, tìm tòi và muốn tạo sự chú ý với người khác ở mọi lúc mọi nơi.
-
Sự nhanh nhẹn đi kèm với sự nghịch ngượm, bướng bỉnh.
-
Học ở mức trung bình yếu do không chịu tập trung vào việc học hành. Bên cạnh đó cũng có một số bạn rất thông minh nhưng do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, bị bạn bè rủ rê, bỏ bê chuyện học hành.
-
Các bạn muốn làm tất cả những gì các bạn muốn mà không muốn nghe sự khuyên bảo của mọi người xung quanh.
Đến đây, có nhiều bạn giáo viên mới ra trường sẽ cảm thấy “nổi da gà” rồi ấy nhỉ! Nhưng không sao cả, mọi thứ điều có cách giải quyết của nó thôi mà!
Nguyên nhân “đáng ghét” làm cho trẻ bị học sinh cá biệt là gì?
Để có cách giáo dục học sinh cá biệt phù hợp thì điều quan trọng nhất là gia đình và quý PHHS phải xác định được nhóm nguyên nhân làm cho con trẻ trở nên “cá biệt” như vậy.
Dựa vào thực tế mà đội ngũ gia sư cấp một chúng tôi tìm hiểu được thường sẽ có 2 nhóm nguyên nhân. Cụ thể như sau:
Nhóm nguyên nhân khách quan
Ở nhóm nguyên nhân này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích 3 yếu tố bao gồm: gia đình, nhà trường và môi trường xung quanh. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển của con trẻ sẽ có sự tác động và ảnh hưởng đến trẻ.
-
Yếu tố gia đình:
Bạn thử hình dung, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình văn hóa, nề nếp và có trình độ học vấn chắc chắn nó sẽ khác với một gia đình “phức tạp”, ba mẹ hay cãi nhau, rượu chè bài bạc,… Chỉ đơn giản bấy nhiêu thôi, nó cũng đã chi phối và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và suy nghĩ của trẻ. Con trẻ sẽ dần thu mình lại, ít nói và lầm lỳ hơn, chán nản trong chuyện học tập.
Do vậy, gia đình chính là nền tảng để con trẻ được học, được phát triển thành một con người tốt. Là bậc cha mẹ chúng ta nên cân bằng và tạo điều kiện để con trẻ được giáo dục tốt nhất.
-
Yếu tố nhà trường:
Đâu đó cũng còn những trường hợp giáo viên xúc phạm, nói những lời “quá nặng nề”, không tôn trọng và khẳng định kết quả mà con trẻ đạt được… Những điều này vô tình làm cho con trẻ trở nên ngang bướng hơn, khó giáo dục hơn.
-
Môi trường xung quanh
Theo câu chuyện có nguồn gốc từ Trung Quốc thì mẹ của Mạnh Tử đã 3 lần chuyển nhà vì con. Thật ra, không phải ngẫu nhiên mà bà lại làm như vậy. Thực tế là bà sợ môi trường xung quanh ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của con mình. Bà sợ Mạnh Tử sẽ trở thành phiên bản của những thói xấu đó. Một môi trường tốt sẽ giáo dục nên một con người tốt, một văn hóa tốt.
>>> Xem thêm: Con lười học phải làm sao? [Mẹo] 9+ Cách dạy con tự giác học
Nhóm nguyên nhân chủ quan
Đây có lẽ là nguyên nhân xuất phát từ bản thân của con trẻ. Nếu bé học chậm, tiếp thu chậm ngay từ khi còn bé thì đó là điều cũng bình thường. Nhưng nếu bé đang học tốt tự dưng trở nên ngang bướng và “cá biệt” thì thật sự có vấn đề. Thông thường giai đoạn trẻ hay ăn chơi nhiều nhất và lì lượm nhất là giai đoạn tuổi dậy thì từ lớp 7 đến lớp 9.
Phương pháp và cách giáo dục học sinh cá biệt là gì? Bắt đầu từ đâu?
Khi lần lượt đi qua hết các nhóm nguyên nhân, chắc chắn chúng ta sẽ biết được đối tượng học trò hay con mình bị cá biệt là do đâu. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có phương pháp giáo dục con trẻ hiệu quả, con trẻ nghe lời.
Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, gia sư Thành Tâm xin chia sẻ như sau:
Hãy là một người bạn với trẻ
Vì sao chúng tôi đưa yếu tố này lên đầu tiên, thật ra cũng có “ý đồ” cả. Thay vì la mắng con trẻ thì tại sao chúng ta không làm bạn cùng với trẻ, hiểu trẻ và cùng chia sẻ để xem thử bé đang gặp phải vấn đề gì để khắc phục được nhanh chóng. Thông thường, yếu tố tâm lý của trẻ mỗi giai đoạn là khác nhau, vì thế chỉ khi hiểu được trẻ mới cảm hóa được chúng.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, chúng ta thường không có nhiều thời gian quan tâm đến con đến con và bỏ qua điều này. Nếu có điều kiện thì chúng ta nên tìm cô giáo dạy kèm tại nhà để cải thiện và giáo dục con trẻ học tập tốt hơn.
Đừng so sánh hay phân biệt chúng với bất kì ai
Hình tượng “con nhà người ta” dường như là tuyệt vời và lý tưởng trong suy nghĩ của quý PHHS có con học cá biệt. Hay nhiều khi quá bực mình giáo viên lỡ nói nặng lời là: “học sinh cá biệt”, “lì lượm”…. sẽ vô tình làm cho con trẻ tổn thương và suy nghĩ rất nhiều.
Thật ra, đứa học trò nào cũng có thế mạnh riêng của chúng, chẳng qua là chúng ta chưa khai thác hết mà thôi. Bé học chậm các môn học nhưng lại tham gia phong trào và chơi thể thao giỏi,…
Khi so sánh và phân biệt đối xử, chúng sẽ trở nên khó bảo và ngang bướng hơn rất nhiều. Vậy tại sao chúng ta không quan tâm, tôn trọng, hướng dẫn trẻ học tập,… biết đâu chừng bé cảm nhận được sự tận tâm của giáo viên và PHHS dành cho mình và sẽ cố gắng học tập hơn.
Đừng xem các con là học sinh cá biệt
Nghe thì có vẻ khó nhỉ? Học trò nào cũng là học trò, con đứa nào cũng là con của ba mẹ, do vậy chúng ta hãy công bằng với chúng. Đứa nào cũng giống nhau, không lệch phần hơn về đứa nào cả.
Theo chia sẻ của cô Kiều Hoa hiện là gia sư lớp 5 tại Thành Tâm: “Khi nhận lớp ở trường cũng như dạy kèm tại nhà, cô thường sẽ nghiên cứu rất kĩ về thông tin của học sinh. Luôn làm ngược lại với người khác, khi lần đầu gặp con trẻ hãy để con trẻ tự giới thiệu về bản thân. Bởi vì, dù là học sinh cá biệt nhưng chúng luôn mong người khác nhìn chúng là người bình thường”.
Tuy toàn làm ngược, không giống ai nhưng lại đem lại hiệu quả! Vậy tại sao không thử đúng không nào!
Dùng chính tình yêu thương, bao dung để “cảm hóa” con trẻ
Là cha mẹ hay là giáo viên cũng thế, chúng ta hãy lấy hết tình thương, sự bao dung của mình để giáo dục con trẻ. ” Chỉ có tình cảm con người mới cảm hóa được con người”, trong trường hợp này thì không sai đâu nhé.
Với đứa học trò cá biệt, chúng thường thích sự dỗ dành và chịu “ngọt”. Thay vì la mắng, tức giận thì chúng ta cố gắng phân tích, dạy dỗ và tận tâm hướng dẫn con trẻ học. Biết đâu được con trẻ sẽ “quay đầu”, tu tính học hành nghiêm túc.
Con trẻ sẽ nhìn nhận được sự yêu thương, sự chân thành mà quý PHHS, đội ngũ giáo viên dành cho chúng. Hãy thử nhé!
Sợi dây liên kết giữa PHHS và giáo viên
Đây chính là sợi dây kết nối quan trọng trong cách giáo dục học sinh cá biệt. Thông qua thầy cô, các bậc cha mẹ sẽ biết được tình hình và kết quả học tập của con mình trên trường thế nào. Ngược lại, thông qua PHHS, giáo viên sẽ lần lượt tìm hiểu được những thông tin về con trẻ để tìm được nhóm nguyên nhân làm cho con trẻ bị “cá biệt”. Vì khi biết được nguyên nhân của mọi vấn đề, người giáo viên sẽ có chìa khóa mở cửa trái tim của chúng.
Kết nối – Cách giáo dục học sinh cá biệt
Kết nối ở đây chính là kết nối giữa giáo viên và con trẻ, giữa học sinh cá biệt với những bạn học khá giỏi trong lớp. Giáo viên sẽ tạo môi trường học tập, giao lưu hài hòa trong lớp học.
Một khi chúng ta đã kết nối được thì con trẻ “cá biệt” sẽ tin tưởng bạn và chia sẻ được tâm tư, tình cảm và khó khăn của chúng. Hãy chuẩn bị kiến thức và sẵn sàng trả lời con trẻ khi chúng hỏi!
Tìm gia sư dạy kèm tại nhà cho con
Đây có lẽ là một trong những phương pháp mà nhiều quý PHHS lựa chọn cho con trẻ cải thiện tính cách và kết quả của con trẻ. Tùy vào độ tuổi và yêu cầu của gia đình, chúng ta có thể lựa chọn gia sư là giáo viên hay sinh viên.
Gia sư sẽ lần lượt tháo gỡ những khó khăn về:
-
Quan tâm, chia sẻ và hiểu được con trẻ, biết được con trẻ muốn gì, cần gì, khắc phục điều gì?
-
Gia sư sẽ dễ làm bạn hơn với con trẻ, chúng dễ chia sẻ hơn.
-
Hướng dẫn con trẻ học tập, rèn luyện và trao dồi kiến thức mới, tạo nền tảng kiến thức cho những năm học sắp tới.
Gia sư Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về học sinh cá biệt là gì, cách giáo dục học sinh cá biệt thế nào là hiệu quả. Tưởng chừng như bế tắc trong việc tìm kiếm câu trả lời nhưng cũng không phải vậy đúng không nào!
Hãy dùng chính tình yêu thương, sự chân thành và tận tâm để “cảm hóa” con trẻ nhé! Chúc các bạn thành công!
Mọi sự thắc mắc vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc fanpage của chúng tôi để được giải đáp.
TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM
Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức
HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)
Nhấn vào đây để đánh giá bài này !
[Toàn bộ:
1
Trung bình:
5
]