Học võ để làm gì | Khái niệm võ thuật | Học võ nào thực chiến nhất

Trang Chủ

Học võ để làm gì?

Học võ để làm gì?

Lưu lại

Đã lưu

Removed

0

Điểm bình chọn

0

Điểm bình chọn

0

Học võ để làm gì? Võ thuật là gì? Lợi ích của nó là gì?

Môn Phái? Tại sao có sự khác nhau giữa các môn phái? Môn phái nào là thực chiến?

Đã có vô vàn những câu hỏi về Kiến thức võ thuật như thế được “Lưu truyền” từ đời này sang đời khác

Kiếm 1 con dao hoặc 1 khẩu súng , tôi sẽ thắng người có võ

Ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long - Học võ thuật để làm gì

Khái niệm và lịch sử ra đời võ thuật

Võ thuật ban đầu đồng nghĩa với quân sự. Từ trước công nguyên đã ra đời.

Tuy nhiên võ thuật nghĩa là “chỉ qua vi võ” chiến tranh kết thúc thì thành võ.

Võ thuật bấy giờ là binh đao kiếm kích, là 1 đâm tử mạng, đó mới thực là võ thuật chiến đấu.

Người sáng lập ra môn võ kav maga đã nói rằng “một người có thể là đấu sĩ giỏi trên sàn đấu nhưng chưa chắc là một người có thể đối phó trên đường phố, MMA, UFC chỉ là một trò giải trí”

Một người biết võ thực sử là người biết dùng mánh khóe, biết dùng tất cả những gì có trong tay, từ cái ghế cho tới cái bút, cây dù, dao găm, vũ khí.

Võ thuật thực sự rất tàn bạo, chỉ có Nhật bản và Trung Quốc mới thể hiện được võ thuật thực sự.

Ngày xưa trong mỗi võ đường đều có treo rất nhiều binh khí, mỗi lần đánh nhau giữa các phái là có người tử mạng dưới lưỡi đao, thương.

Võ thuật thực sự không chỉ có tay và chân, Người học võ là người có khả năng sử dụng bất cứ gì để giết kẻ địch. Còn võ thuật chân tay nó chỉ là 1 phần nhỏ mà thôi.

Vì thế, xin đừng ngêu ngao câu hát “tôi là vô địch, môn võ của tôi là nhất, chỉ có lồng sắt mới khẳng định ai là cao thủ.

Tôi xin kể 1 câu chuyện có thật, Trong 1 cuộc tỷ thí bằng quyền cước, người đó thua và nói “Tôi công nhận quyền cước anh hay thì hay thật, nhưng liệu anh dám cầm thương lên ngựa đấu với tôi 1 trận” Kết quả là anh chàng giỏi quyền cước không biết dùng binh khí, cái chết trong chớp mắt xảy ra.

Liệu lồng sắt có phải võ thuật thực sự như những trận đấu kiếm và đấu binh khí ở nhật và trung quốc, Việt Nam và 1 số nơi như người da đỏ.

Đấu võ đài, đấu vật, đã thành thể thao từ lâu và là trò cho thiên hạ xem mua vé trả tiền.

Có 1 lần tôi đi xem đấu quyền anh ở 1 trận lớn, MC trân võ đài nói rằng “ Quý vị hãy vỗ tay nhiệt liệt để cổ vũ tinh thân 2 đấu sĩ để họ đánh sung sức cho chúng ta thưởng thức” Tôi nghe mà đau xót cho những võ sĩ , những “chú gà” lên cựa với những vết thương không hề nhỏ.

Sàn đấu là chỗ giải trí, xem đấm nhau 1 cách hợp pháp thỏa mãn thú vui tao nhã.

Đó liệu có phải võ thực sự. Thời bình, người học võ dần quên mất cách sử dụng binh khí, quên cả cách đoạt mạng người trong chớp mắt. Điều này hoàn toàn có lý do trong thời bình.

Vậy các bạn còn dám vỗ ngực tự xưng nữa không. Các bạn có thể thắng 1 người cầm 1 thanh mã tấu chứ? Bạn biết sử dụng binh khí chứ?

Điều tiếp theo là võ thuật binh khí. Những bài binh khí cổ hầu như đã mất. Sau thời gian thuộc địa, bị ngoại quốc mang súng tân công thì tất cả binh khí đao thương kiếm kích đã bị mất.

Những bài binh khí các bạn đang học hiện nay chỉ có lịch sử trên dưới 100 năm bởi những võ sư chưa hề đánh nhau trên lưng ngựa câm đao xông trận.

Không đùa chứ bạn có muốn học một người chưa bao giờ đánh nhau nhìn bức thư pháp mà sáng tác ra kiếm thuật không-điển hình là bài kiếm mang trên Huỳnh long độc kiếm mà tôi đang học… để thi lấy bằng hlv!!!

Võ thuật thời bình là 1 cách sống, rèn luyện nhân cách, các bạn muôn đánh nhau thì xin mời… bệnh viện luôn chào đón các bạn.

Nó là 1 đam mê, 1 lý tưởng.. hãy thôi phim ảnh và ảo tưởng đi, quay trở lại với chính mình. Võ thuật là chiến thắng chính mình.

Nếu muốn học binh khí, nên học kendo. Vì sao? Trong các cuộc chiến tranh xâm lược, đế quộc nhật ngoài sung ra còn mang bên mình 1 thanh kiếm dài.

Bạn sẽ học món binh khí từ những người đã trả qua chiến tranh hay học từ những Võ sư trường lớp, bài bản, đai đẳng và chưa bao giờ biết cầm kiếm giết người!!!

Võ thuật để giết người, để tự vệ và mục đích tối cần và hạ đẳng nhất mà ta phải có được, hoặc ít ra là không bị giết. Sau đó mới tới văn hóa, tới con người và tới cách sống (đạo).

Xin đừng bóp méo võ thuật bằng những câu hỏi ngớ ngẩn nữa.

Võ thuật thời bình… có thể là biểu diễn, là thực chiến, Tùy vào mục đích của người muốn tập mà thôi.

Đừng so đo giữa môn này, môn khác 1 cách khập khiễng như so vẻ đẹp trai của các bạn gái và bạn trai.

Chỗ của bạn là sàn đấu, chỗ của tôi là sân tập, đều là mồ hồi, nước mắt và máu… đề là đam mê.

Chúng ta là những người cùng thuyền, sao phải dìm chết nhau!

Thay vì hát hò, nhảy múa, hiphop, bar, bia bọt, cần sa, độ xe, chúng ta đến với võ thuật.

Chẳng có gì sai cả, chúng ta đang làm giàu cho đất nước, làm giàu cho giống nòi.

Làm giàu bằng cách tu dưỡng bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cung Lê là cái tên nổi tiếng nhất xuất thân từ Tán Thủ từng thi đấu MMA

Tại sao nên học võ thuật?

Cứ như thế đời này sang đời khác, có vô số những con người hỏi những câu ngớ ngẩn như thế thay vì tìm 1 phương pháp và tập luyện.

Bạn có biết, thời nay người ta thường nói, kiếm một khẩu súng để thắng người học võ thì 500 năm trước, nguyên soái Thích Kế Quang cũng có tuyên bố rằng “võ thuật chân tay mà cũng gọi là võ thuật, nó chỉ là thứ thể thao giải trí thôi, Võ thuật thực sự phải là binh đao kiếm kích ngoài sa trường”.

Bạn có biết, một người binh sĩ phải khoác trên mình 1 bộ giáp sắt hơn 15kg và 1 cây giáo thép trung bình cũng 15-20kg.

Bạn có thể dùng côn gỗ và tay chân để chiến đấu với họ chứ.

Ngàn đời này, câu hỏi học võ để làm gì vẫn cứ vang vảng.

Thời loạn, võ quan để ra chiến trường đánh giặc, Thời bình võ thuật để tu tâm dưỡng tính và tự vệ khi cần thiết.

Võ thuật sử dụng chân tay là 1 nghệ thuật cơ thể.

Vào thời phong kiến, quan quân triều đình cấm người dân sử dụng binh khí để chống bạo loạn lật đổ chính quyền.

Bên cạnh đó không ít thổ phỉ, trộm cướp và hơn nữa là tranh giành đất đai, quyền lực giữa các gia tộc.

Truyền thống “Gia Tộc” và Gia trưởng là cái nôi của quyền lực chính trị không chỉ ở trung quốc mà còn ở Nhật Bản, Hàn quốc và 1 số nước khác.

Đa số các cuộc đánh giết giành quyền lực giữa các gia tộc xảy ra và giữa các gia tộc lớn bùng lên thành nội chiến như ta đã thấy.

Để bảo vệ mình, các họ Trần Gia, Châu gia, Dương gia, Thái, Lý, Mạc,Trương, Hồng… đã lên tiếng, Võ thuật tay chân ra đời.

Cùng với nó là chùa thiếu lâm, Chùa thiếu lâm là cái nhà chung của những tên tướng cướp, trưởng phiến quân khởi nghĩa trốn truy bắt của nhà nước đã vào chùa.

Trụ trì chùa thiếu lâm đương thời cũng kiêm cả chức vụ quản lý tôn giáo và chính trị.

Hễ vào chùa là phải đi tu nếu không muốn bị tử hình, Ở đây không có gì ngoài gậy gộc và tay chân.

Những tay 1 thời khét tiếng ngoài trận mạc đã có nhiều thời gian phát triển võ thuật ở đây.

Lúc đó 1 môn phái chỉ có 3-5 bài quyền như Hồng quyền chỉ có “ Thái tổ quyền, đại hồng quyền, tiểu hồng quyền”, hổ hình môn chỉ có “Hạ niệm đầu, song quyền, quyền qua, tam trửu”…

Người xưa biết ít tập nhiều, lâu ngày thành cao thủ. Mỗi bài quyền là đúc kết của những lần tỷ thí, đánh giết, chứ không phải như ngày nay, quyền chỉ múa cho đẹp mắt.

Võ thuật thiếu lâm không phải là 1 môn phái, có hàng trăm cao thủ quy tụ và hàng trăm lối đánh, bài quyền đã ra đời tại đây….

Hướng dẫn tự tập võ thuật tại nhà

Nguần: sưu tầm

Xem Các Sản Phẩm Võ Thuật Đang HOT Nhất

0

0

bỏ phiếu

Đánh giá bài viết

Rate this post

Viết một bình luận