Hỏi đáp chuyên gia: Thụ tinh ống nghiệm có sinh đôi được không?

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản tỷ lệ mang thai cao, được bác sĩ chỉ định khi người bệnh đã điều trị vô sinh hiếm muộn bằng các kỹ thuật khác nhưng không thành công. Do đó nhiều cặp vợ chồng nóng lòng muốn cấy nhiều phôi để mang thai đôi, tăng tỷ lệ có con. Vậy thụ tinh ống nghiệm có sinh đôi được không?

1. Thụ tinh ống nghiệm có sinh đôi được không?

Chuyên gia sản khoa khẳng định thụ tinh trong ống nghiệm có thể sinh đôi được. Phương pháp thụ tinh ống nghiệm sinh đôi được thực hiện bằng cách kết hợp tinh trùng đã lọc rửa và trứng trong môi trường ống nghiệm.

Thụ tinh sinh đôi có thể xảy ra khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo phôi. Bác sĩ đưa nhiều hơn một phôi vào trong cơ thể của người mẹ. Thụ tinh ống nghiệm mang thai đôi áp dụng cho các trường hợp sau:

– Phụ nữ bị tắc hai vòi trứng

– Phụ nữ lạc nội mạc tử cung ở những vị trí khác nhau

– Vợ chồng vô sinh hiếm muộn, thất bại nhiều lần trong điều trị IUI

– Nam giới có số lượng tinh trùng ít, yếu, xuất tinh ngược dòng hoặc không xuất tinh

– Không tìm thấy tinh dịch trong tinh trùng

Thụ tinh trong ống nghiệm có thể mang thai đôi

2. Thụ tinh ống nghiệm để sinh đôi có nên hay không?

Bố mẹ nên cân nhắc việc thụ tinh ống nghiệm để sinh đôi. Thực tế, một số trường hợp không nên chọn sinh đôi như: Những bà mẹ sức khỏe yếu việc mang thai đôi sẽ gặp nhiều nguy hiểm và khó khăn hơn bình thường. Tỷ lệ sảy thai sẽ cao hơn mang thai đơn. Ngoài ra, mẹ cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để nuôi hai con cùng lúc. Vấn đề chi tiêu tài chính và nuôi dưỡng một em bé đã khó. Khi sinh đôi, gia đình cần phải chuẩn bị nhiều hơn về tiền bạc, công sức cũng như thời gian để chăm sóc hai bé.

3. Những nguy cơ khi thụ tinh ống nghiệm mang thai đôi

Có rất nhiều vấn đề và nguy cơ phải đối mặt khi mẹ thụ tinh ống nghiệm sinh đôi. Dưới đây là một số nguy cơ chia sẻ bởi các bác sĩ sản khoa:

3.1 Sinh non, sinh thiếu tháng

Theo thống kê, hầu hết các bà mẹ mang thai đôi bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm đều vượt cạn ở tuần 36 – 37, thậm chí là sớm hơn. Có những trường hợp sinh non ở tuần thứ 12, những đứa trẻ này có thể gặp phải các vấn đề về đường hô hấp. Chính vì thế, nếu đang mang thai đôi, chị em cần hạn chế vận động mạnh, khám thai mỗi tuần/lần ở những tuần cuối thai kỳ hoặc khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

3.2 Tỷ lệ sinh mổ cao

Tỷ lệ thai phụ gặp tình trạng 2 ngôi thai ngược nahu trong bụng mẹ rất phổ biến. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ thụ tinh ống nghiệm mang thai đôi không thể sinh nở tự nhiên mà cần can thiệp mổ lấy con cũng rất cao, chiếm đến 80%.

3.3 Cân nặng tăng chóng mặt

Người mẹ mang thai đôi cần nạp nhiều hơn 500 kcal/ngày so với người mẹ mang thai một để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho hai mầm sống. Từ đó, mức tăng cân của mẹ sinh đôi cũng sẽ rất cao và vượt xa so với trước lúc mang thai. Việc tăng cân nhanh, nhiều khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề, tăng áp lực lên các khớp gây đau nhức, dễ xảy ra tình trạng rạn da. Không những thế, mẹ sinh đôi cũng rất khó lấy lại vóc dáng sau sinh.

3.4 Tình trạng ốm nghén trầm trọng

Khi mang đa thai, lượng hormone gonadotropin trong cơ thể người mẹ tăng cao hơn, dẫn đến cảm giác buồn nôn, khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm trạng mà còn khiến mẹ khó hấp thụ đủ dinh dưỡng cho thai kỳ. Ngoài ra, nhiều mẹ mang thai đôi cũng than phiền về tình trạng khó ngủ, đau lưng, ợ nóng, tiểu nhiều về đêm hơn những mẹ chỉ mang thai đơn.

3.5 Dễ bị phù chân hơn

Khi mang song thai, tử cung của người mẹ phải giãn to hơn, tuần hoàn chi dưới cũng bị chèn ép theo. Do đó, nguy cơ bị phù chân ở mẹ bầu thụ tinh ống nghiệm có sinh đôi cao và sớm hơn. Tử cung to nhanh cũng gây nên tình trạng khó thở cho mẹ bầu.

3.6 Nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường trong thai kỳ

Đây là hệ quả của việc tăng cân nhiều ở những bà mẹ mang thai đôi. Biến chứng tiền sản giật rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý kiểm soát lượng đường huyết cũng như cân nặng, theo dõi chặt chẽ thai kỳ, bổ sung dinh dưỡng và vận đồng phù hợp theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Mang thai đôi từ thụ tinh ống nghiệm phụ nữ dễ bị tiền sản giật

3.7 Một số biến chứng nguy hiểm khác

Phụ nữ thụ tinh ống nghiệm mang thai đôi sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm khác:

– Cặp song sinh dính liền nhau

– Cân nặng thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai, chậm tăng trưởng trong tử cung

– 15% trường hợp bị hội chứng truyền máu song sinh (dòng máu chia sẻ giữa cặp thai đôi không đều dẫn đến có một thai nhi lớn hơn khác thường).

– Dây rốn quấn quanh cổ (tràng hoa quấn cổ)

3. Cách chăm sóc khi thụ tinh ống nghiệm sinh đôi

Với những chị em muốn thụ tinh trong ống nghiệm mang thai đôi, bác sĩ sản khoa cũng hướng dẫn một số cách chăm sóc khi thụ tinh như sau:

4.1 Giai đoạn chuyển phôi

Chuyển phôi được thực hiện sau 3-5 ngày nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm. Thông thường, mẹ sẽ được cấy phôi từ ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh. Quá trình cấy phôi diễn ra trong 15 phút, mẹ hầu như không gặp khó khăn hay đau đớn nào.

Để tăng tỷ lệ mang thai đôi, trước thời điểm chuyển phôi từ 12-18 ngày, mẹ cần chuẩn bị niêm mạc tử cung, đảm bảo đạt độ dày theo quy định để nhận phôi. Khi độ dày đạt từ 8-13mm, niêm mạc đã sẵn sàng tiếp nhận phôi.

Trong những ngày nuôi niêm mạc, mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh các loại thức ăn gây táo bón hay tiêu chảy. Mẹ cũng nên tránh xa đồ uống chứa cồn, thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng, nhiều đầu mỡ…

Đồng thời, thực hiện luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức đề kháng. Cuối cùng, chị em cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan giúp cơ thể khỏe mạnh để việc chuyển phôi đạt kết quả cao.

4.2 Giai đoạn sau chuyển phôi

5 ngày sau chuyển phôi, phôi thai bắt đầu làm tổ. Trong giai đoạn này các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng theo thực đơn:

– Bổ sung thực phẩm chứa chất béo bão hòa (thịt nạc, bơ tươi, hạnh nhân…)

– Axit folic rất cần thiết cho giai đoạn hình thành của tế bào. Mẹ bổ sung dưỡng chất này ở các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt hướng dương…), trái cây họ cam quýt, măng tây, rau màu xanh đậm.

– Chất đạm có trong thịt, cá,…

– Chất sắt: Hàu, điệp, các loại gan, sò, ốc

– Canxi: Dung nạp trung bình mỗi ngày 1000mg

– Rau và trái cây: Có rất nhiều vitamin và chất xơ trong loại thực phẩm này, giúp hệ miễn dịch của mẹ tốt hơn.

Sau khi chuyển phôi, mẹ cần phải tuyệt đối đảm bảo sức khỏe. Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng như khuân vác hay tập luyện thể thao cường độ cao để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý là cách chăm sóc tốt nhất cho phụ nữ mang thai đôi IVF

Bài viết trên đây đã trả lời thắc mắc thụ tinh ống nghiệm có sinh đôi hay không và chỉ cách chăm sóc bà bầu mang song thai khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này. Mẹ nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để đưa ra quyết định có nên thụ tinh ống nghiệm mang thai đôi và tránh những nguy cơ biến chứng có thể gặp phải trong thai kỳ nhé.

Rate this post

Rate this post

Viết một bình luận