Bạn đã nghe nhiều về hình thức đầu tư BOT, BTO, BT. Vậy những hình thức trên có ý nghĩa gì? Nó có những ưu điểm, nhược điểm như thế nào? Nhà nước Việt Nam đầu tư hợp đồng kiểu nào cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, giai đoạn của đất nước hiện nay?
Theo Luật Đầu tư 2005, tại Điều 3 Khoản 17, 18 và 19 đưa ra định nghĩa của các loại hợp đồng này như sau:
BOT là gì? (BOT viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer)
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu từ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
BTO là gì?
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
BT là gì?
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Mô hình đầu tư BOT hiện đang phù hợp với điều kiện Kinh tế, phát triển của nước Việt Nam ta hiện nay:
BOT là hình thức: Chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại.
Vì hiện nay, do Nhà nước Việt Nam chúng ta còn thiếu vốn quá nhiều để đầu tư các cơ sở hạ tầng; hình thức BOT có lợi thế ở chỗ không hoặc sử dụng ít vốn ngân sách, chủ yếu hoàn vốn cho nhà đầu tư thông qua kinh doanh công trình dự án. Đa số các trạm thu phí đường bộ trên các tuyến đường Việt Nam đều xây dựng theo hình thức BOT.
- Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong khâu kinh doanh, khai thác công trình để thu hồi vốn và lợi nhuận vì công trình theo hợp đồng này sau khi xây dựng sẽ được Chủ đầu tư khai thác luôn nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm thêm lợi nhuận trong một khoảng thời gian xác định trước khi chuyển giao cho Nhà nước.
Ví dụ: Một chiếc cầu sau khi được xây dựng xong sẽ được khai thác lợi nhuận bằng cách thu phí từ các phương tiện vận chuyển đi qua cầu. Việc thu phí này có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định tùy theo thỏa thuận của Nhà nước và nhà đầu tư.
- Do nhà đầu tư lo ngại việc thay đổi chính sách của Nhà nước, như đối với hợp đồng BOT thì sau khi xây dựng công trình phải chuyển giao cho Nhà nước trước rồi nhà đầu tư mới được khai thác lợi nhuận công trình. Như vậy, nếu sau giai đoạn đã chuyển giao công trình mà Nhà nước lại có sự thay đổi về chính sách với lĩnh vực này theo hướng bất lợi hơn cho nhà đầu tư thì phía nhà đầu tư sẽ bị thiệt. Còn đối với hợp đồng khác, trên thực tế có rất ít nhà đầu tư lựa chọn bởi lẽ việc được nhận lợi ích từ một công trình khác của Nhà nước có thể phải chờ trong một thời gian và cũng có thể lợi ích từ công trình này sẽ không bằng được công trình đã bàn giao cho Nhà nước. Vì vậy, để đảm bảo được lợi ích của chính mình và chủ động trong việc sử dụng và kinh doanh công trình thì sự lựa chọn hợp đồng BOT đối với các nhà đầu tư là vô cùng đúng đắn.
5/5 – (1 bình chọn)