Tất niên là lễ cúng vào cuối năm để chia tay năm cũ và chuẩn bị đón năm mới. Đây là một phong tục tập quán của nước ta, nhằm gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Vậy mâm cúng tất niên được chuẩn bị như thế nào và gồm những gì. Hãy cùng ohay.vn tìm hiểu nhé.
Ý Nghĩa Của Mâm Cúng Tất Niên
Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ được tiến hành vào những ngày cuối năm vào ngày 30 âm lịch. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình được sum họp. Họ gặp mặt và chuẩn bị bữa cơm thân mật sau một năm làm việc mệt mõi. Và cùng nhau chuẩn bị cho một năm mới may mắn, bình an.
>> Xem Ngay Nhé!! Bạn Đã Biết Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Cúng Ông Công Ông Táo Đúng?
Chuẩn Bị Cho Mâm Cúng Tất Niên
Mâm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.
Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc“ (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.
Những Lễ Vật Chuẩn Bị Cho Mâm Cúng Tất Niên
- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo, muối
- Trà, Rượu, Nước lọc
- Giấy tiền vàng mã
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Chè, Xôi, Cháo trắng
- Tam sên
- Gà ta
- Heo sữa quay
- Bánh bao
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa
- Bình hoa, Lư Nhang
>> Xem Ngay Nhé!! Xem Ngay Bài Khấn Cúng Ông Công Ông Táo 23 Tháng Chạp
Mâm Cúng Tất Niên Ở Từng Miền
Mâm cúng tất niên được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Mâm Cúng Tất Niên Miền Bắc
Gồm những món: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt đông, đĩa thịt gà luộc đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
Mâm Cúng Tất Nên Miền Trung
Gồm những món: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram
Mâm Cúng Tất Niên Miền Nam
Gồm những món: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.
Trên đây, ohay.vn đã chỉ cho bạn cách chuẩn bị mâm cúng tất niên đơn giản mà đầy đủ nhất. Chúc bạn và gia đình có một bữa cơm sum vầy ấm áp nhất.
Xem thêm:
5/5 – (1 bình chọn)