Có thể bạn chưa biết món cháo trai vừa dễ ăn lại dễ nấu. Những ngày mệt nhọc chỉ cần một bát cháo trai nóng hổi là bạn sẽ được tiếp đủ năng lượng. Không những người lớn mà các bé nhỏ cũng có thể dùng món cháo này rất tốt.
Trai là loại thực phẩm giàu chất đạm, đặc biệt là hàm lượng kẽm rất dồi dào. Trai từ lâu đã được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon nhưng quen thuộc và gần gũi nhất có lẽ là món cháo trai.
Hôm nay hãy cùng naungon.net đi tìm hiểu về 2 công thức nấu cháo trai thơm ngon nhất. Hãy ghi lại và nấu cho gia đình mình ăn nhé.
Trai tươi: 1 kg
Gạo tẻ: 1 bát cơm
Gạo nếp: 1/4 bát cơm
Hành khô: 1 – 2 củ
Hành tươi: 2 – 3 nhánh
Ngò rí, rau răm: 100 gram
Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu xay, dầu ăn…
Trai, hàu, ốc, hến… có cách sơ chế khá giống nhau, bạn buộc phải làm sạch từ lớp vỏ, loại bỏ cát và đất rồi mới lấy thịt.
Sau khi mua trai về bạn rửa trai dưới vòi nước lạnh 2 – 3 lần cho sạch lớp đất cát, rong rêu dính trên vỏ. Cẩn thận hơn bạn có thể dùng một chiếc bàn chải cọ rửa lớp vỏ trai.
Sau đó bạn chuẩn bị một chậu nước vo gạo, cắt nhỏ 1 quả ớt thả vào chậu nước rồi trút trai vào ngâm trong 1 – 2 tiếng. Nước vo gạo và ớt có tác dụng làm trai nhả cát và giảm mùi tanh hôi.
Sau khi ngâm bạn rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
Gạo: Nếu chỉ nấu với gạo tẻ cháo sẽ không được dẻo, thơm. Do vậy bạn nên thêm một chút gạo nếp trộn với gạo tẻ. Lượng gạo nếp không cần nhiều, cần gần 1 nắm nhỏ là được.
Bạn trộn 2 loại gạo này với nhau sau đó vo 2 – 3 lần nước cho sạch. Tiếp đó bạn đổ nước vào gạo, ngâm khoảng 1 – 2 tiếng để khi nấu cháo hạt gạo nhanh nhừ.
Trai: Sau khi rửa sạch trai bạn trút trai vào nồi nước rồi bắc lên bếp nấu sôi. Khi nước sôi bạn vớt bọt để nước dùng có vị ngọt thanh và không bị đục.
Nấu đến khi trai mở vỏ nghĩa là trai đã chín, bạn vớt trai ra rổ, phần nước luộc bạn giữ lại để nấu cháo.
Nước luộc trai bạn chờ khoảng 10 – 15 phút cho cặn lắng xuống dưới đấy rồi gạn lấy nước trong. Vì trai sống ở bùn đất nên có nhiều cặn, bạn nên lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ sạch lớp cặn.
Hành lá, ngò rí, rau răm: Các loại rau thơm bạn cắt rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Hành khô: Bạn lột vỏ hành khô, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ.
Trai đã luộc chín bạn dùng dao hoặc thìa lấy phần thịt bên trong để trong một chiếc bát riêng, vỏ trai không dùng đến bạn có thể vứt đi.
Thịt trai sau khi lấy bạn loại bỏ phần ruột đen và lớp màng đen trong bụng trai, rửa 1 – 2 lần với nước để làm sạch cát còn dính.
Tiếp đó bạn thái thịt trai thành các miếng vừa ăn, ướp với 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng mì chính rồi trộn đều.
Gạo sau khi ngâm xong bạn trút vào nồi nước luộc trai đã gạn lấy nước trong. Nếu nước luộc trai không đủ bạn thêm nước đun sôi để nguội.
Lưu ý khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa để tránh cháo bị trào. Bên cạnh bạn cũng cần thường xuyên khuấy đảo nồi cháo để tránh gạo bị cháy ở dưới đáy nồi.
Trong thời gian chờ cháo chín bạn tiến hành xào thơm thịt trai nhé.
Bắc một chiếc chảo lên bếp, thêm 1 muỗng dầu ăn, dầu nóng bạn phi thơm hành khô băm nhỏ rồi cho thịt trai vào xào. Đảo đều tay để thịt trai chín đều và thấm gia vị. Vì thịt trai đã làm chín trước đó nên bạn không cần phải xào lâu, thịt trai săn lại, thấm gia vị thì bạn tắt bếp.
Sau khi xào thịt trai, bạn trút thịt trai vào nồi cháo, khuấy đều, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Nấu thêm khoảng 3 phút là có thể tắt bếp và lấy ra dùng được.
Phần cháo: Hạt cháo nở đều, mềm dẻo, độ đặc vừa phải, không bị khê hay sượng.
Phần trai: Thịt trai ngọt, mềm, nêm gia vị đậm đà.
Khi ăn bạn múc cháo ra bát, rắc hành ngò, rau răm lên trên, thêm chút tiêu xay cho thơm rồi trộn đều và thưởng thức nhé! Cháo trai nên ăn ngay khi còn nóng, để nguội dễ bị tanh.
Cháo trai chứa nhiều dinh dưỡng lại hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, thích hợp làm món ăn dặm hoặc ăn sáng cho trẻ. Nấu cháo cho trẻ bạn lưu ý thái nhỏ nguyên liệu và không nêm gia vị mặn quá nhé.
Trước tiên bạn rửa trai dưới vòi nước lạnh, sau đó dùng một chiếc bàn chải gai cọ sạch lớp đất bùn, rong rêu bám trên lớp vỏ trai.
Sau đó bạn trút trai vào ngâm trong hỗn hợp nước gạo + dấm hoặc ớt thái mỏng khoảng 1 – 2 tiếng để trai nhả cát và không bị tanh khi nấu cháo.
Sau khi ngâm trai xong bạn rửa lại lần nữa với nước cho thật sạch.
Chúng ta sẽ luộc trai nguyên con, nước luộc còn dùng để nấu cháo nên bạn phải làm sạch con trai nếu không nước sẽ hôi tanh và nhiều cặn bẩn, không dùng được mà phần nước luộc này rất ngọt, bỏ đi sẽ rất phí.
Gạo nấu cháo: Bạn vo 2 – 3 lần nước rồi ngâm gạo trong nước 1 – 2 tiếng hạt gạo mềm, khi nấu nhanh nhừ hơn. Để cháo được thơm bạn có thể rang gạo trước rồi mới nấu.
Luộc trai lấy thịt: Trai sau khi làm sạch bạn xếp vào nồi, đổ nước ngập trai rồi bắc lên bếp nấu chín trai. Trong quá trình luộc bạn thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong.
Khi trai mở miệng có nghĩa là đã chín. Bạn với trai ra rổ cho nguội, phần nước dùng bạn chờ cho lắng cặn rồi gạn lấy nước trong.
Bước 3: Làm sạch thịt trai