Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân bất thường

Rate this post

Thuế thu nhập cá nhân bất thường là một sắc thuế khá quen thuộc với các bạn kế toán và người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc không ký hợp đồng lao động. Vậy, thuế thu nhập cá nhân bất thường là gì? Cách tính thuế thu nhập bất thường như thế nào? Hãy cùng ACMan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khi nào bị thu thuế thu nhập bất thường?

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân bất thườngCăn cứ điểm i, khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập bất thường (TNBT) là khoản thuế mà người lao động phải trả trong các trường hợp sau:

– Người lao động không ký hợp đồng lao động với các tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công, tiền thù lao,…

– Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/ lần trở lên.

Như vậy, các trường hợp ký hợp đồng thử việc 2 tháng, sau 2 tháng không ký tiếp hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng cộng tác viên bị tạm thu thuế TNBT là đúng quy định của pháp luật.

2. Cách tính thuế thu nhập bất thường

Cũng theo quy định trên, nếu nằm trong những đối tượng phải nộp thuế thu nhập bất thường, Người lao động sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Nói cách khác, thuế thu nhập bất thường được tính bằng công thức:

Thu nhập bất thường  =  (Thu nhập tính thuế)  x  (10%)

Áp dụng vào thực tiễn, theo quy định thông thường của nhiều doanh nghiệp hiện nay, lương thử việc của Người lao động trong vòng 1-2 tháng sẽ bằng 85% lương theo thỏa thuận. Tuy nhiên, lương thực nhận sẽ phải trừ 10% trước khi nhận về do áp dụng quy định tính thuế thu nhập bất thường theo quy định hiện hành.

Chẳng hạn, mức lương thử việc của bạn là 15 triệu/ tháng thì mức lương thực nhận sẽ là 13,5 triệu đồng/ tháng.

3. Lập cam kết không đóng thuế thu nhập bất thường

Trong trường hợp Người lao động có tổng mức thu nhập trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động không phải đóng thuế thu nhập cá nhân bất thường.

Điều kiện đi kèm đó là Người lao động cần làm cam kết gửi doanh nghiệp, tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người lao động, tổ chức trả thu nhập sẽ không phải thực hiện khấu trừ thuế này trước khi trả lương, thu nhập cho người lao động.

Lưu ý:

– Người lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản cam kết đó.

– Trường hợp gian lận và bị phát hiện, NLĐ sẽ chịu xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. Cụ thể, theo quy định tại điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, mức phạt với hành vi trốn thuế, gian lận thuế với tổ chức, doanh nghiệp vi phạm sẽ bằng 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế. Trong khi đó, mức phạt đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp.

>>> Xem thêm:

Thuế thu nhập cá nhân từ hợp đồng giao khoán

Thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ nhận cổ tức

4. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân để nhận lại tiền thuế thu nhập bất thường

Trường hợp không làm cam kết và bị trừ 10% thuế hàng tháng nhưng tổng thu nhập cả năm trừ gia cảnh và các khoản miễn thuế chưa tới mức phải nộp thuế; cuối năm, người lao động có thể làm thủ tục quyết toán thuế để nhận về số tiền thuế thu nhập cá nhân bất thường đã bị thu.

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về những trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân bất thường và cách tính thuế TNBT. Hi vọng có thể giúp đỡ được các bạn kế toán trong nghiệp vụ hằng ngày.

Để quản lý số liệu tài chính – kế toán, tiền lương – nhân sự một cách chuyên nghiệp, chính xác và khoa học nhất, các bạn cũng có thể ứng dụng phần mềm kế toán ACMan cho doanh nghiệp của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email: sales@acman.vn

Website: acman.vn

Bình luận

Rate this post

Viết một bình luận