Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng ⋆ Cá cảnh mini

Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng. Cá rồng bị đốm trắng, cá rồng bị viêm đường ruột, cá rồng bị viêm da, cá rồng bị đục mắt, cá rồng bị rách mang, cá rồng bị xù vảy… Là những bệnh thường gặp nhất ở cá rồng. Cacanhmini.com gợi ý anh em cách điều trị hiệu quả những căn bệnh này.

Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng. Cá rồng bị đốm trắng, cá rồng bị viêm đường ruột, cá rồng bị viêm da, cá rồng bị đục mắt, cá rồng bị rách mang, cá rồng bị xù vảy… Là những bệnh thường gặp nhất ở cá rồng. Cacanhmini.com gợi ý anh em cách điều trị hiệu quả những căn bệnh này.

Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng
Hướng dẫn cách trị những bệnh thường gặp ở cá rồng

Cá rồng bị đốm trắng

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh đốm trắng ở cá rồng

Nguyên nhân cá rồng bị đốm trắng là do vi khuẩn Ichthyophthirius spp gây ra. Có thể do môi trường nước xấu, thời tiết nhiệt độ thay đổi đột ngột làm giảm sức đề kháng ở cá rồng. Khi quan sát kỹ, chủ nuôi sẽ thấy trên cơ thể cá rồng xuất hiện các đốm trắng nhỏ. Cá thường cọ mình vào thành hồ hoặc thỉnh thoảng nhảy lên khỏi mắt nước. Hai mang cá hở ra nhiều hơn bình thường để lấy thêm oxy.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá rồng

Để điều trị bệnh đốm trắng ở cá rồng, anh em nên tăng nhiệt độ lên từ 28 đến 32 độ C trong khoảng từ 7 đến 10 ngày liên tiếp. Ngoài ra, kết hợp dùng thêm muối hột hoặc pha dung dịch sulfat đồng ngâm cá khoảng 15 phút.

ca-rong-avatar
Cá rồng bị viêm đường ruột

Cá rồng bị viêm đường ruột

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm đường ruột ở cá rồng

Cá rồng bị viêm đường ruột thông thường do vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cá từ nguồn thức ăn ô nhiễm. Bụng cá rồng bị sình to, hậu môn sưng đỏ. Thậm chí ở một số trường hợp, cá rồng bỏ ăn. Và khi bài tiết phân dính lại ở hậu môn dạng sợi chỉ có màu trắng.

Cách điều trị bệnh viêm đường ruột ở cá rồng

Điều trị bệnh viêm đường ruột ở cá rồng bằng cách tạm thời ngưng cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống. Kết hợp với việc tăng nhiệt độ nước lên từ 28 đến 32 độ C và thường xuyên thay nước mới cho cá. Bên cạnh đó, cần pha thêm dung dịch Furazolidone để ngâm cá trong khoảng 20 phút đến khi bệnh tình tiến triển tốt hơn.

benh-o-ca-rong-1
Cá rồng bị viêm da

Cá rồng bị viêm da

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm da ở cá rồng

Cá rồng bị bệnh viêm da nguyên nhân chủ yếu cho môi trường nước bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển. Triệu chứng của bệnh là cá rồng thường xuyên cọ sát vào thành bể. Trên da xuất hiện những vết loang sưng đỏ. Vết sưng đỏ sẽ ngày càng loang ra nếu cá rồng không được chữa trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm da ở cá rồng

Để chữa trị bệnh viêm da ở cá rồng, chủ nuôi cần thường xuyên thay nước trong bể để cải thiện môi trường sống cho cá rồng. Thêm vào đó, cần loại bỏ các vật sắt nhọn có trong hồ để hạn chế gây tổn thương cho cá rồng. Dùng thuốc kháng khuẩn như Acriflavine hoặc Xanh methylene với liều lượng 3mg trên 1 lít nước, 3 ngày 1 lần để chữa trị bệnh viêm da cho cá. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc cần thay ít nhất 50% trong bể.

ca-ngan-long-4
Cá rồng bị đục mắt

Cá rồng bị đục mắt

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh đục mắt ở cá rồng

Cá rồng bị đục mắt do khuẩn hạch xâm nhập vào mắt khiến màng mắt bị tổn thương. Đa phần những em cá rồng không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể sẽ mắc phải bệnh này.

Cách điều trị bệnh đục mắt ở cá rồng

Cách điều trị bệnh đục mắt ở cá rồng như sau. Anh em cần thay 50% lượng nước trong bể và nâng nhiệt độ lên 32 độ C. Tiếp tục theo dõi và quan sát bệnh tình ở cá rồng. Nếu vẫn không tiến triển, cần sử dụng thuốc đặc trị.

ca-ngan-long-2
Cá rồng bị rách mang

Cá rồng bị rách mang

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rách mang ở cá rồng

Cá rồng bị rách mang do bị vi khuẩn tấn công từ môi trường nước quá bẩn. Triệu chứng của bệnh là cá rồng thở gấp. Phần nắp mang không thể đóng mở bình thường, các sợi sưng phình ra. Khi quan sát, bạn sẽ thấy cá sẩm màu hơn thường ngày. Cơ thể tiết nhiều chất nhầy…

Cách điều trị bệnh rách mang ở cá rồng

Để điều trị bệnh rách mang ở cá rồng, trước hết cần thay 50% nước trong bể. Dùng thuốc Furacillin hòa cùng Tetracylline và ngâm cá trong khoảng 30 phút. Tiếp tục theo dõi và ngâm cá 1 lần/ngày cho đến khi cá khỏi hẳn.

ca-ngan-long-5
Cá rồng bị xù vẩy

Cá rồng bị xù vẩy

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh xù vẩy ở cá rồng

Những chú cá rồng nhỏ hoặc có sức đề kháng yếu có thể mắc bệnh xù vẩy vào mùa thu hoặc mùa đông. Biểu hiện là vẩy cá rồng ở phần lưng bị sưng lên. Nặng hơn là toàn bộ vẩy đều bị xù lên, hai mắt lồi. Cá thường bỏ ăn và hay oằn mình. Nguyên nhân gây bệnh xù vẩy là do nấm và sự thay đổi đột ngột từ môi trường. Hoặc do nguồn nước bị oxy, chủ nuôi không quan tâm thường xuyên, cá bị thiếu oxy…

Cách điều trị bệnh xù vẩy ở cá rồng

Điều trị bệnh xù vẩy ở cá rồng, cần tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30 đến 31 độ C. Thay nước, bổ sung muối trong bể và có thể sử dụng thuốc Tetra Nhật. Bên cạnh đó, lưu ý hạn chế cho cá ăn trong những ngày đầu điều trị. Khi bệnh tình khá hơn, có thể cho cá ăn với số lượng ít.

Tác giả: T.Viên

Nguồn Cacanhmini.com

Kinh nghiệm nuôi cá rồng cực kỳ hữu ích, chỉ có tại Blog Cá Cảnh Mini:

Cá rồng nuôi chung với cá nào

Chiêm ngưỡng những em cá rồng có giá tiền tỉ

Cách nuôi cá rồng vua của các loại cá cảnh

Anh em chọn cá rồng siêu xe Lamborghini hay Porches

Những loại cá cảnh nước ngọt lớn được dân chơi cá ưa chuộng

Rate this post

Viết một bình luận