Hướng dẫn chăm sóc vết mổ/vết khâu tầng sinh môn cho sản phụ tại nhà

Sau khi sinh, chăm sóc vết mổ đẻ hoặc vết khâu tầng sinh môn không đúng cách có thể để lại sẹo lồi khiến phụ nữ mất tự tin, hoặc thậm chí là có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất đau đớn và nguy hiểm.

Vết mổ, vết khâu tầng sinh môn đau tăng dần.

Vết thương đau nhiều ở ngày 1 và 2 sau mổ/sau đẻ sau đó giảm dần. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu đau, sưng tăng khoảng 3-4 ngày sau sinh nghĩa là vết thương có khả năng nhiễm khuẩn.

Vết mổ, vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề.

Nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nề kéo dài sau 4 – 6 ngày thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục không tốt.

Có dịch tiết ra từ vết mổ hoặc sản dịch hôi.

Bình thường trong quá trình lành vết thương dịch này xuất hiện ít nhưng với vết mổ có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chất dịch này tiết ra nhiều và có mùi hôi. Sản dịch sau sinh thường nếu có mùi hôi là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản cần khám lại ngay.

Sốt cao kèm mệt mỏi

Khi vết thương có những dấu hiệu kể trên kèm sốt cao 38,5- 40 độ C là triệu chứng nổi bật và xuất hiện sớm của nhiễm khuẩn để nhập viện.

Rate this post

Viết một bình luận