Thông tin tác giả
| Tham khảo
Chim vành khuyên là một trong những loài chim cảnh được ưa thích nhất hiện nay bởi tập tính nhảy nhót cũng như giọng líu vô cùng điệu nghệ. Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chim vành khuyên là sâu bọ, quả chín và mật hoa rừng. Tuy nhiên, khi được thuần hóa, nuôi nhốt trong lồng thì tập tính đó cũng như điều kiện sống bị thay đổi, nếu chúng ta không nắm chắc các kỹ thuật nuôi nhốt chim vành khuyên rất có thể sẽ làm chim chết hoặc ốm yếu, không chịu hót. Sau đây nongphu.net sẽ gửi đến bạn đọc bài viết hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim vành khuyên khỏe mạnh hót hay các bạn hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.
Hướng dẫn phân biệt chim vành khuyên trống mái
Bạn chú ý quan sát con nào mình thon thả, đòn dài lại có hàm dưới hơi bạnh là chim trống. Chim mái thì thân hình mập mạp hơn. Và chân chim trống cao hơn chân chim mái.
Nhiều người thì dựa vào tiếng kêu để phân biệt. Chim trống thì hay hót, âm vực cao nhưng tiếng lại gắt. Còn chim mát thì ít kêu giọng cũng trầm hơn.
Chim trống chưa đủ lửa và khuyên mái đều có 1 kiểu kêu là “Chép! Chép!”. Chính vì thế người mới nuôi hay nhầm lẫn và dễ chán.
Cách thuần chim vành khuyên bổi
Không khác với các loại chim rừng khác. Khi mới đưa về chúng cũng rất nhát. Thường xuyên nhảy loạn tìm chỗ bay đi.
Đầu tiên khi mua về bạn cũng cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Trong lồng chuẩn bị đầy đủ nước uống và thức ăn. Thức ăn của chúng là bột đậu xanh. Thêm vào đó là cào cào và nửa quả chuối ở giữa có nhét bột đậu. Tại sao lại làm vậy à? Vì chim ăn chuối sẽ ăn lẫn 1 ít bột đậu anh. Dần dần chúng sẽ quen mùi vị. Vì nhiều con chim bổi không ăn luôn được thức ăn này.
Cứ như vậy vài ngày thay cào cào với chuối cho chim ăn. Khi thấy chim dạn sẽ hé 1 chút áo lồng. Thấy chúng ăn bột đậu được rồi thì bỏ bớt chuối ra là được. Loại chim khuyên bổi ưa tắm nên bạn cho chúng tắm hằng ngày không sao cả. Nhiều khi, nhờ vậy mà chúng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn. Từ đó chim cũng dạn dĩ và nhanh lớn hơn.
Loại này chúng sẽ không hót cũng chẳng líu lo gì. Cùng lắm bạn chỉ nghe chúng kêu “chíp, chíp” mà thôi. Lúc này bạn cứ hiểu chúng đang sợ hãi là được. Phải tới tận vài tháng sau, khi chúng quen rồi mới nghe chúng hót vài 3 câu rõ ràng. Lúc này chúng mới được coi là thuần hóa thành công.
Chế độ ăn uống khi chim vành khuyên xuống lông
Trong giai đoạn chim khuyên xuống lông, chúng khá yếu và ăn ít, bởi vậy điều cần thiết lúc này là làm sao để chim ăn nhiều hơn, tăng sức đề kháng cũng như bệnh tật. Trong giai đoạn này bạn cần:
- Kích thích chim vành khuyên ăn bằng các loại thức ăn ưa thích trong tự nhiên của chúng như hoa quả, sâu bọ ( bạn có thể mua sâu ở những cửa hàng chim cảnh), như vậy chim sẽ ăn nhiều hơn.
- Giai đoạn này cũng là thời kỳ mà chim dễ đổ bệnh và bị cảm lạnh nhất, do đó nên để chim ở những nơi cao ráo, thoáng mát, nên trùm lồng chim lại, hạn chế tắm để phòng tránh gió máy.
Lưu ý: Giai đoạn này do thức ăn đa phần là sâu bọ cũng như hoa quả nên bạn nên cho chim ăn ít, làm nhiều lần trên ngày, tránh để thức ăn thừa dễ thu hút kiến, gián cũng như bốc mùi hôi không tốt cho sức khỏe của chim vành khuyên.
Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên trong thời kỳ thay lông
Cách nuôi chim vành khuyên trong thời kỳ thay lông cần được chăm sóc đặc biệt, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để chúng đảm bảo sức khỏe cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho các giai đoạn sau. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên trong thời kỳ này như sau:
- Lựa chọn thức ăn cám có tỷ lệ trứng cao ( cám đậu xanh), giúp chim khuyên có sức khỏe tốt nhất.
- Lựa chọn các hoa quả có màu sắc sặc sỡ như đu đủ, táo hoặc cà rốt hấp sẽ giúp chim có màu lông tuyệt vời hơn.
- Vào thời điểm này chúng ta cũng tăng cường cho chim khuyên tắm nắng và tắm nước tăng lên 3-5lần/ tuần.
- Khi chim lên lông trở lại các lông ống chim đã bắn hết có nghĩa là chim đã hết thời kỳ thay lông và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn có lửa.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim vành khuyên trong thời gian chưa lên lửa
Cách nuôi chim vành khuyên Trong giai đoạn này, chim đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hang. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.
Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.
Chế độ nuôi và chăm sóc chim vành khuyên căng lửa
Tắm cho chim đúng cách
Nếu vào mùa hè bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng vẩy nước tắm mát nhiều. Lồng nhốt chim cũng cần để ở nơi thoáng, có nắng nhẹ là được. Nếu bạn thấy chim có biểu hiện xõa cánh, hốc hác, không dám uống nước thì phải thay ống nước ngay. Vì nước lúc này nóng nên chúng không uống được. Không thay sẽ dẫn đến việc chim bị tiêu chảy.
Bạn cũng cần chú ý chăm tắm cho chim. Mỗi lần tắm đều phải dọn dẹp chuồng cho sạch sẽ để chim không bị vỡ họa. Do thói quen ăn xong chúng hay quẹt mỏ vào nan lồng hoặc cầu. Nếu không làm sạch đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho chim. Hơn nữa thói quen của chúng là tắm xong sẽ dụi mặt vào cầu. Không làm sạch sẽ cầu chim dễ bị đau mắt.
Sang đông thời gian tắm là 2 ngày 1 lần là vừa đủ. Chú ý áo lồng kín để tránh gió lùa làm chim ốm rét.
Chế độ dinh dưỡng
Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu. Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.
Chế độ thi đấu, đấu líu
Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.
Lựa chọn đối thủ thi đấu:
Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.
Trên đây là bài viết hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi chim vành khuyên khỏe mạnh hót hay mà nongphu.net gửi tới bạn đọc mong răng giúp bạn đọc nhiều điều tốt khi nuôi giống chim vành khuyên này. Bạn đọc có tham khảo những bài viết khác tại đây để bổ sung thêm kiến thức nuôi các giống chim khác.Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!