Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách

Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách 1

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không tránh khỏi các vết thương do té ngã, đứt tay,… Cho dù là vết thương nông hay sâu, những vết thương này cũng cần làm sạch và sát trùng đúng cách. Kỹ thuật rửa và sát trùng vết thương không khó thực hiện. Tuy nhiên, nếu không làm đúng quy trình sẽ làm tình trạng các vết thương trầm trọng hơn như nhiễm trùng, hoại tử,… Cùng tìm hiểu quy trình làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách trong bài viết dưới đây.

I. Tại sao cần làm sạch và sát trùng vết thương?

Da là hàng rào bảo vệ cơ thể trước những yếu tố xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Các vết thương là tình trạng phá vỡ cấu trúc da và làm thay đổi chức năng sinh lý của da. Vết thương có thể ở phần biểu bì, hạ bì hoặc vùng mô dưới da. Từ vị trí tổn thương, các dịch trong cơ thể như huyết tương, máu, dịch viêm, các tế bào bạch cầu,… thoát ra bên ngoài. Ngoài ra, vết thương chính là cơ hội để bụi bẩn, vi khuẩn dễ dang xâm nhập và gây bệnh.

vet-thuong-ho vết thương hở

Vì vậy, làm sạch và sát trùng vết thương là bước quan trọng trong chăm sóc vết thương. Sát trùng vết thương có vai trò chính là:

  • Rửa trôi bụi bẩn, dị vật, các sản phẩm của quá trình viêm và tế bào chết của vết thương.
  • Loại bỏ các vi sinh vật sung quanh vết thương, ngăn chặn chúng xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Giúp vết thương luôn sạch sẽ, mau chóng lành hơn.

Việc làm sạch và sát trùng vết thương cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu không xử lý kịp thời, vết thương có thể trầm trọng và gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử vết thương,…

II. Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương với 6 bước đơn giản

Bước 1: Sát trùng tay và dụng cụ

Trước khi tiến hành sơ cứu vết thương, đặc biệt đối với những vết thương dễ nhiễm trùng, người bệnh hoặc người chăm sóc cần làm sạch tay. Sát trùng tay đúng cách giúp tránh nguy cơ đưa vi khuẩn từ tay đến vị trí tổn thương. Sử dụng cồn y tế hoặc các chất sát khuẩn như xà phòng để làm sạch tay trước khi sát trùng vết thương. Ngoài ra, có thể sử dụng găng tay y tế để hạn chế tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương và máu của bệnh nhân.

Dụng cụ xử lý vết thương gồm bông, gạc, băng,… cần đảm bảo vô khuẩn trước khi sử dụng cho bệnh nhân.

Bước 1: Sát trùng tay và dụng cụ 1

➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

Bước 2: Cầm máu

Nếu vết thương chảy máu nhiều, cần cầm máu ngay lập tức cho bệnh nhân. Sử dụng gạc y tế hoặc tấm vải sạch ép lên miệng vết thương đến khi máu ngừng chảy. Không nên sử dụng garo vết thương trừ khi máu chảy quá nhiều và không thực hiện được cầm máu bằng áp lực trực tiếp. Đối với các vết thương ở chân, tay, cần nâng cao hơn so với tim để làm máu chảy chậm lại. Nếu các biện pháp cầm máu không hiệu quả, hay đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Rửa vết thương với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Việc làm này giúp  loại bỏ bụi bẩn ở vị trí tổn thương. Sau khi rửa xong, dùng khăn sạch lau khô. Có thể dùng xà phòng để làm sạch vùng xung quanh vết thương. Tuy nhiên, không được để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương.

Nếu vết thương có dị vật, sử dụng dụng cụ vô trùng để gắp ra. Đối với các vết thương thủng do dị vật đâm sâu, tuyệt đối không tự ý rút dị vật. Trường hợp này cần cầm máu và liên hệ y tế để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Bước 4: Sát trùng vết thương

Sát trùng vết thương là bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý vết thương. Nếu sát trùng không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng và chậm lành vết thương là biến chứng hay gặp nhất khi chăm sóc vết thương. Sử dụng dung dịch sát khuẩn để sát trùng vết thương cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tác dụng diệt khuẩn mạnh.
  • Không phá hủy mô và tế bào lành khác.
  • Có khả năng thấm sâu, hiệu quả nhanh.
  • Không gây đau rát, không gây độc cho cơ thể.

Bước 4: Sát trùng vết thương 1

Một số dung dịch hay được sử dụng để sát trùng như Dizigone, Povidone iod,…Không nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn chứa cồn để sát trùng vết thương. Các dung dịch này gây đau xót cho bệnh nhân. Đồng thời, cồn làm tổn thương cấu trúc mô hạt, kéo dài thời gian lành vết thương. Sát trùng cả miệng vết thương và vùng xung quanh để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi sát trùng có thể rửa lại với nước muối sinh lý.

➤ Xem thêm: 5 loại thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay

Bước 5: Thoa kem chăm sóc vết thương

Bước 5: Thoa kem chăm sóc vết thương 1

Kem Dizigone Nano Bạc giúp kích thích phục hồi và tái tạo da tốt hơn 

Thoa một lớp mỏng kem giữ ẩm để duy trì độ ẩm cho vết thương. Cách làm này giúp cho vết thương mau lành hơn. Ngoài ra, kem giữ ẩm giúp làm dịu da, bớt đau. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để an toàn cho da như kem Dizigone nano bạc.

Trong một số trường hợp có thể thoa một lớp kem chứa kháng sinh Neosporin hay Polysporin lên vùng tổn thương. Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.

Bước 6: Băng vết thương

Băng bó vết thương đúng cách giúp cho vết thương luôn sạch sẽ và thúc đẩy nhanh quá trình lành da.

Các vết thương nhỏ, không cần băng, để vết thương thông thoáng. Đối với vết thương lớn, dùng băng gạc vô khuẩn quấn xung quanh vết thương. Nên thay băng thương xuyên để đảm bảo sạch sẽ.

Bước 6: Băng vết thương 1

➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

3. Cần lưu ý gì khi sát trùng vết thương?

Trong quá trình làm sạch và sát trùng vết thương cần lưu ý một số việc để vết thương mau lành:

  • Không nên sử dụng dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc có thành phần phá hủy lớp mô liên kết, cản trở quá trình tái tạo da của cơ thể.
  • Khi dùng gạc hoặc bông để rửa vết thương cần tiến hành nhẹ nhàng. Tránh làm đau và tổn thương bệnh nhân.
  • Không rắc trực tiếp bột kháng sinh lên miệng vết thương. Cách làm này khiến vết thương khó lành và nguy cơ dị ứng cao. Chỉ sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Sau khi cầm máu và rửa vết thương theo hướng dẫn, người bệnh nên đi tiêm phòng uốn ván nếu dị vật gây tổn thương là kim loại rỉ sét.
  • Đối với vết thương nặng, cần tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Bênh cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giúp vết thương mau lành, tránh để lại sẹo.

➤ Xem thêm: Thuốc đỏ rắc vết thương: chớ làm bừa mà rước họa

Sát trùng vết thương là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc vết thương. Nếu làm đúng theo hướng dẫn, bệnh nhân sẽ tránh được nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn, hoạt tử da,… Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến cách sát trùng vết thương, hay gọi ngay tới số HOTLINE 19009482.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

Dược sỹ Hải Yến có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc da liễu. Nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh ngoài da do nấm như: hắc lào, lang ben, nấm da đầu, nấm móng, nấm kẽ. Với những hiểu biết sâu rộng về các bệnh nấm ngoài da, tôi luôn mong muốn tìm ra giải pháp nhanh chóng – an toàn – hiệu quả nhất cho người bệnh.

Rate this post

Viết một bình luận